Cổ tích U23 Việt Nam đáng giá bao nhiêu?

Đức Nguyễn Đức Nguyễn
15:43 ngày 28-01-2018
Đấy có lẽ là câu hỏi mà truyền thông quốc tế đang quan tâm và lục tìm, khi nhắc đến câu chuyện “thần thoại” của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018.
Cổ tích U23 Việt Nam đáng giá bao nhiêu?

10 năm trồng người 

Có thể gói gọn thế này, 23 cầu thủ mang đến thành công cho U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 đến từ 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất, đó là những cầu thủ từng tham gia VCK U19 châu Á 2014 (sinh năm 1995 đổ lại) tại Myanmar gồm 10 gương mặt quen thuộc: Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh, Vũ Văn Thanh,  Phạm Đức Huy, Nguyễn Quang Hải, Lương Xuân Trường, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Phong Hồng Duy, Phan Văn Đức, Nguyễn Công Phượng.  

Và thế hệ thứ 2 là những đại diện từng góp mặt trong đội hình U20 Việt Nam tham dự U20 World Cup 2017 với những cầu thủ sinh năm 1997 trở về sau, gồm: thủ môn Bùi Tiến Dũng, Trương Văn Thái Quý, Nguyễn Trọng Đại, Nguyễn Quang Hải, Trần Đình Trọng, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu. Trong thế hệ này, còn có Bùi Tiến Dụng và Nguyễn Thành Chung cũng từng góp mặt trong màu áo U20 Việt Nam. 

Phần còn lại của U23 Việt Nam là những cái tên không hề xa lạ, chẳng hạn như hậu vệ Phạm Xuân Mạnh, tiền vệ Châu Ngọc Quang, trung vệ Lê Văn Đại hay 2 thủ môn Nguyễn Văn Hoàng và Đặng Ngọc Tuấn. Nếu kể hết bản danh sách phải ngồi ở nhà làm khán giả đầy tiếc nuối, bóng đá Việt Nam còn những tài năng khác là Nguyễn Tuấn Anh, A Hoàng, Trần Minh Vương, Trần Hữu Đông Triều, Phí Minh Long, Lâm Ti Phông... Đây cũng từng là những thành viên khoác áo U19 Việt Nam thời HLV Guilaume Graechen cho đến U23 Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Không phải thế hệ của Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hoàng Bửu, Công Minh, Minh Chiến, cũng chẳng phải thế hệ của Công Vinh, Như Thành, Phước Tứ, Minh Phương, Vũ Phong... Ngày hôm qua, đồng loạt các tờ báo quốc tế gọi đây mới là “thế hệ vàng” của bóng đá Việt Nam. Đúng, đây là một cái nhìn công tâm trong bối cảnh bóng đá hiện tại, bởi nó đáp ứng được mọi góc độ về thành tích cũng như cảm hứng dân tộc mà U23 Việt Nam đã tạo ra ở trong nước lẫn quốc tế.

Để có được 2 thế hệ này, chúng ta đã mất đến 10 năm “trồng người” chứ không phải là 7 năm như báo giới quốc tế đã đề cập. Có thể dẫn ra một cột mốc cụ thể. Năm 2007 học viện HAGL-Arsenal JMG ra đời và 1 năm sau thế hệ Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh, Hồng Duy, Văn Toàn, Tuấn Anh... chính thức bước vào công cuộc “trồng người” của Chủ tịch CLB HAGL - ông Đoàn Nguyên Đức.

U23 Việt Nam là tài sản của quốc gia

Ở đầu cầu phía Bắc, Chủ tịch của CLB Hà Nội FC - Đỗ Quang Hiển cũng âm thầm cho ra đời một lứa cầu thủ đầy chất lượng như Phạm Đức Huy, Đỗ Duy Mạnh, Phí Minh Long, Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu. Cũng không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của SLNA, của Viettel, của Sanna Khánh Hòa... Và tiếp nối có “lò” PVF và các trung tâm bóng đá khác...  

Rõ ràng, trong 10 năm “trồng người”, các ông bầu bóng đá không chỉ mất rất nhiều thời gian, công sức mà còn rất nhiều tiền của. Cho đến bây giờ, chính họ cũng thừa nhận rằng, không thể cân, đo, đong đếm được bao nhiêu triệu USD để cho ra đời những sản phẩm như “vàng 10” nói trên; vì đó là thứ tình yêu ăn sâu từ huyết quản, từ trong máu, nghĩa là có tiền, hay nhiều tiền chưa chắc đã mua được.  

Thành công đến từ sự kiên trì lẫn nước mắt

“Hết tỏa sáng ở Sina Golden Futsal League tới tỏa sáng ở AFC, Việt Nam dạy bài học cho Trung Quốc ngay trước cửa nhà", đó là tiêu đề bài báo trên trang Sports.sina sau trận thắng của Việt Nam ở bán kết gặp Qatar. 

Nói đến bóng đá châu Á, có lẽ không chỉ Việt Nam mà các nền bóng đá khác cũng khó bì được với Trung Quốc về tiền bạc ở thời điểm hiện tại. Trong vài năm qua, cả người Anh, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Đức hay những ông chủ dầu mỏ nổi tiếng của Nga, của Ả Rập... đều phải “há hốc mồm” với các “tay chơi” người Trung Quốc khi họ bỏ ra rất nhiều tiền để thuê các ngôi sao về Đại lục. 

Ví như Carlos Tevez, người được nhận khoản tiền lương khổng lồ khoảng 40 triệu bảng/năm, tức mỗi tuần ngôi sao đã 32 tuổi này nhận 615.000 bảng (gần 20 tỷ đồng); hay Ezequiel Lavezzi nhận 798.000 bảng/tuần (gần 26 tỷ đồng), tức 41,5 triệu bảng/năm... Quả là vô cùng khủng khiếp!. 

Báo giới Trung Quốc hẳn có cái lý khi “tổng công kích” vào chính sách của bóng đá nước nhà sau thất bại thảm hại tại VCK U23 châu Á 2018 mà họ là nước chủ nhà và lại được đầu tư... tận răng để tham dự giải đấu. Tất nhiên, mọi so sánh, mọi con số được đưa ra đều khập khiễng, nhưng viện dẫn để thấy, bóng đá Việt Nam có quyền được tự hào khi tỏa sáng ngay trên “cửa nhà” và trước những thế lực đồng tiền như Trung Quốc. 

U23 Việt Nam là niềm cảm hứng của cả dân tộc

Đến đây, chúng tôi xin kể lại một chuyện vẫn chưa cũ. Tại VCK 19 châu Á 2014, U19 Việt Nam rơi bảng đấu có 3 đại gia của Đông Á gồm U19 Hàn Quốc, U19 Nhật Bản và U19 Trung Quốc. Ở thời đó, nếu Hàn và Nhật ở một đẳng cấp rất khác thì Trung Quốc cũng chỉ xếp ngồi “cùng mâm” với Việt Nam. 

Nhưng người hàng xóm của chúng ta đã rất ngạo mạn ngay cả trong những buổi tập có sự góp mặt của giới truyền thông Việt Nam và bản thân người viết nằm trong số này. Công Phượng và đồng đội không còn gì để mất nên đã chơi cực hay ở trận đấu cuối cùng ở vòng bảng. Hoàng Thanh Tùng đã đưa U19 Việt Nam vượt lên dẫn điểm sau một pha đập nhả như sách giáo khoa. 

Bị ép từ đầu đến cuối nhưng thật may cho Trung Quốc, họ có bàn gỡ vào phút cuối để ghi tên mình vào tứ kết. Lứa cầu thủ của U19 Trung Quốc 4 năm trước, chính là trục xương sống của U23 nước này bây giờ. Tuy nhiên, có vẻ như điểm tựa sân nhà cùng sức mạnh của đồng tiền không giúp họ tiến lên mà còn đi lùi bước. Còn Việt Nam với những cầu thủ 4 năm trước đã có những bước tiến vô cùng ngoạn mục. Điều đó được giới truyền thông nước này thừa nhận và họ phải ngả mũ kính phục trước tinh thần ngoan cường của các cầu thủ Việt Nam.  

Cũng nói thêm, không phải ngẫu nhiên mà U23 Việt Nam được xem là “tấm gương” của Đông Nam Á. Nên nhớ tham gia VCK U23 châu Á năm nay, U23 Thái Lan, cánh chim đầu đàn của khu vực đã phải sớm xách vali về nước. U23 Malaysia cũng đã tạo được “kỳ tích” khi giành quyền vào chơi tứ kết nhưng rốt cuộc họ phải dừng chân ở vòng đấu này. Ở địa hạt bóng đá trẻ, Việt Nam cũng chưa chắc bỏ ra nhiều tiền bạc như Indonesia, Myanmar… với túi tiền không đáy của các nhà tài phiệt kinh tế. Tuy nhiên, đến bây giờ thì chúng ta đã bắt đầu vào mùa gặt lúa chín và tất cả đều phải thay đổi ánh mắt sau VCK U23 châu Á.

Hơn 10 năm đầu tư cho bóng đá trẻ, bóng đá Việt Nam nhận được rất nhiều tiếng cười, rất nhiều vinh quang nhưng cũng không ít đắng cay, tủi hổ… Cũng với lứa cầu thủ tài năng, vậy mà chúng ta đã rời SEA Games 2017 trong nước mắt. Nhưng rồi cũng chính những chàng trai khóc nhè ấy, đã khiến cho hàng triệu triệu con người phải khóc vì sung sướng tột cùng.

Hết tứ kết, bán kết rồi chung kết giải U23 châu Á, cả đất nước, cả dân tộc Việt Nam đã xuống đường và không ngủ cùng U23 Việt Nam. Vậy thì nếu có ai đó hỏi, thành công của U23 Việt Nam được mua bao nhiêu triệu USD thì có lẽ tôi, bạn sẽ mỉm cười và nói rằng: “Vâng, U23 Việt Nam là tài sản, là nguyên khí của quốc gia. U23 Việt Nam... vô giá”.

Những người hùng U23 Việt Nam rạng rỡ ngày về


Danh sách 23 cầu thủ U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2018

Thủ môn (3): Đặng Ngọc Tuấn (SHB Đà Nẵng), Bùi Tiến Dũng (FLC Thanh Hóa), Nguyễn Văn Hoàng (Sài Gòn).

Hậu vệ (7): Bùi Tiến Dũng (Viettel), Đoàn Văn Hậu (Hà Nội), Nguyễn Thành Chung (Hà Nội),Trần Đình Trọng (Sài Gòn), Vũ Văn Thanh (HAGL), Đỗ Duy Mạnh (Hà Nội), Lê Văn Đại (FLC Thanh Hóa).

Tiền vệ (11): Phạm Đức Huy (Hà Nội), Nguyễn Quang Hải (Hà Nội), Trương Văn Thái Quý (Hà Nội), Nguyễn Trọng Đại (Viettel), Bùi Tiến Dụng (SHB Đà Nẵng), Lương Xuân Trường (Gangwon FC), Nguyễn Văn Toàn (HAGL), Châu Ngọc Quang (HAGL), Nguyễn Phong Hồng Duy (HAGL), Phan Văn Đức (SLNA), Phạm Xuân Mạnh (SLNA).

Tiền đạo (2): Nguyễn Công Phượng (HAGL), Hà Đức Chinh (SHB Đà Nẵng).
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Hàng thủ Liverpool đã mục nát như thế nào? Hàng thủ Liverpool đã 'mục nát' như thế nào?

    Chỉ với bàn mở tỷ số của Everton, chúng ta đã có thể thấy rõ sự đi xuống và hỗn loạn của hàng thủ Liverpool hiện nay, điều đã khiến họ gần như đầu hàng trong cuộc đua đến chức vô địch Premier League 2023/24.

  • Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina Cú vấp đầu đời của Messi ở ĐT Argentina

    Cựu tiền vệ Juan Sebastian Veron kể lại sự cố đặc biệt mà Messi trải qua trong lần đầu tiên được đeo băng đội trưởng ĐT Argentina.

  • Barca công bố 5 cầu thủ 'không phải để bán' Barca công bố 5 cầu thủ 'không phải để bán'

    Kể cả HLV Xavi có quyết định “quay xe” để tiếp tục ở lại hay không, mùa tới Barca vẫn sẽ làm một cuộc cách mạng về nhân sự. Quá nửa đội hình sẽ được “bật đèn xanh” để ra đi, chỉ trừ 5 cái tên là không thể đụng đến...

  • Nhận định bóng đá Juventus vs AC Milan, 23h00 ngày 27/04: Bình minh muộn ở Turin 23h00 ngày 27/04: Juventus vs AC Milan

    Nhận định bóng đá trận Juventus vs AC Milan diễn ra vào lúc 23h00 ngày 27/04 ở vòng 34 Serie A. BongdaPlus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x