Đoàn Văn Nirut & chuyện chàng cử nhân đi đá bóng

Đức Nguyễn Đức Nguyễn
14:16 ngày 03-04-2020
Chỉ 8 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam (2004-2012), nhưng chàng cử nhân chuyên ngành marketing, Nirut Surasiang xứng đáng là một trong những cầu thủ Thái Lan được yêu mến nhất V.League, nhờ tính cách dí dỏm của mình.
Đoàn Văn Nirut & chuyện chàng cử nhân đi đá bóng

Chuyện “Rút” đi học tiếng Việt
Ngày 27/2/2009, ở phố núi Pleiku, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước về việc nhập Quốc tịch Việt Nam cho 2 cầu thủ Thái Lan đang khoác áo HAGL là Nirut Surasiang và Sakda Joemdee, với tên Việt Nam là Đoàn Văn Nirut và Đoàn Văn Sakda. Trong buổi lễ ấy, Đoàn Văn Nirut dõng dạc nói những lời cảm ơn bằng tiếng Việt, khiến mọi người trong hội trường phải trầm trồ khen ngợi: Anh này chẳng khác gì người Việt Nam.

Lại kể chuyện học tiếng Việt, cựu HLV trưởng ĐT Việt Nam, ông Henrique Calisto từng ca thán: “Việt Nam cái gì cũng tuyệt vời, nhưng có 2 thứ mà tôi chịu chết, là tự chạy xe máy ngoài đường và học tiếng Việt”. HLV Calisto kể rằng, có lần chỉ vì vô tình phát âm sai với một cô gái mà ông suýt bị đám thanh niên “tẩn” cho một trận. Từ đó, ông bỏ ý định động viên bản thân học tiếng Việt. 

Nirut thì khác, rất ngược với ông “Tô”, bởi anh vốn có thâm niên sống ở Việt Nam. Hay nói như các đồng nghiệp người Thái Lan, dường như Nirut sinh ra để học tiếng Việt. Năm 2004, qua sự giới thiệu của tiền vệ Issawa, Nirut tới Việt Nam khoác áo CLB Bình Định. Vốn rất cầu thị, anh chàng người Thái quyết tâm học tiếng Việt để có thể giao tiếp tốt trên sân và bên ngoài cuộc sống. Ở thời điểm đó, HLV Dương Ngọc Hùng và trợ lý Nguyễn Văn Cường không chỉ dạy Nirut bóng đá, mà còn kiêm luôn dạy tiếng Việt cho anh. 

Các đồng đội rất nể phục sự chịu khó của “Rút”. Đi đâu, làm gì, trung vệ người Thái Lan cũng cố gắng giao tiếp với người bản địa bằng tiếng Việt và hỏi tỉ mỉ cách phát âm, từ vựng. Chưa dừng lại ở đó, Nirut còn mua nhiều cuốn sách dạy tiếng Việt và đêm đêm thức xem các chương trình truyền hình tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt. Ba năm sau cái ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, Nirut như trở thành một người Việt đích thực khi có thể nghe, nói phương ngữ của cả ba miền và còn chạy xe máy… ầm ầm.

Đoàn Văn Nirut và Đoàn Văn Sakda (trái) nhập quốc tịch Việt Nam khi đều đang khoác áo HAGL	Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

Người Thái dí dỏm
Nirut Surasiang sinh năm 1979 tại Ratchaburi, vốn là một tỉnh thuần nông nằm ở miền Trung Thái Lan. Nirut từng kể, cha anh là công chức, làm việc trong một nhà máy đường ở địa phương. Phát hiện thấy cậu con trai có năng khiếu thể thao, người cha động viên Nirut thử cơ hội với bóng đá, nhưng cũng đừng quên học lấy con chữ để phòng thân mai này.

Với sự thông minh và bản tính cầu thị, Nirut vừa theo học bóng đá, vừa theo học các chương trình cấp III rồi đại học. Ở tuổi 23, anh đã nhận tấm bằng cử nhân marketing trong sự tự hào của người cha và cũng là người thầy dạy bóng đầu tiên của mình. 

Con đường bóng đá của Nirut khá hanh thông, khi anh cùng BEC Tero Sasana giành 2 chức vô địch Thai League (2000, 2002). Đấy cũng là thời điểm trào lưu cầu thủ Thái Lan sang Việt Nam chơi bóng nở rộ, và Nirut quyết định đi tìm giấc mơ đổi đời khi gia nhập Bình Định FC.

Những năm tháng chơi bóng ở Việt Nam, hầu như Nirut không đạt được nhiều thành tích. Tuy nhiên, anh lại được các đồng nghiệp yêu mến bởi tính cách dí dỏm, gần gũi. Ngay cả khi Nirut trở về khoác áo ĐT Thái Lan trong những trận chiến “tóe lửa” với ĐT Việt Nam, anh vẫn nhận được những cái bắt tay đầy trân trọng.

So với Đoàn Văn Sakda, người có đến 8 năm khoác áo HAGL hay một cầu thủ nhập tịch khác là Đoàn Marcelo có 3 năm sống ở phố Núi, Đoàn Văn Nirut chỉ có 2 năm gắn bó với đội bóng của bầu Đức. Tuy nhiên, trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, Nirut vẫn để lại tình cảm sâu đậm cho những người từng ăn tập với anh ở Trung tâm Hàm Rồng.

Cho đến khi gia nhập Navibank Sài Gòn rồi trở về Thái Lan chơi bóng, Đoàn Văn Nirut chưa bao giờ làm phật lòng ai, bởi cả trên sân cỏ hay trong cuộc sống, anh luôn biết trước biết sau, kính trên nhường dưới. Rõ ràng, Đoàn Văn Nirut xứng đáng với danh hiệu “Cầu thủ Thái Lan được yêu thích nhất” nếu có một cuộc bầu chọn dành cho anh và các cầu thủ đồng hương.

“Tay trong” của ĐT Thái Lan
Với kinh nghiệm sau nhiều năm chinh chiến tại Việt Nam, Đoàn Văn Nirut từng là trợ thủ đắc lực của cựu HLV trưởng ĐT Thái Lan, Kiatisuk Senamuang. Nhiệm vụ của “Rút” khi đó là do thám các đối thủ, bao gồm cả ĐT Việt Nam ở giai đoạn chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2018, đặc biệt là trận ra quân trên sân Rajamangala. Ở trận đấu nói trên, ĐT Việt Nam dưới sự chỉ đạo của HLV Toshiya Miura đã để thua kình địch với tỷ số 0-1.

VÀI NÉT VỀ ĐOÀN VĂN NIRUT
Sinh năm 1979, tại Ratchaburi (Thái Lan)
Cao 1m78, nặng 65kg
Vị trí: Trung vệ
CÁC CLB ĐÃ QUA:
1999-2003: BEC Tero Sasanaa
2004-2008: Bình Định
2009-2010: HAGL
2011-2012: Navibank Sài Gòn
2012: Bangkok Glass
2013: Suphanburi
2014-2015: Army United
THÀNH TÍCH:
Vô địch Thai League 2000 và 2002

Vô địch Cúp Quốc gia 2004 cùng Bình Định
Vô địch Cúp Quốc gia 2011 cùng Navibank SG
CÁC ĐTQG:
Giành HCV SEA Games 2001
Vô địch AFF Suzuki Cup 2000, 2002
62 lần khoác áo ĐT Thái Lan từ 2000-2009

XEM THÊM

Báo Hàn nhắc khéo thầy Park về chuyện giảm lương

Quang Hải được xếp cùng Iniesta, Xavi trong thử thách châu Á

Văn Hậu lỡ cơ hội làm nên lịch sử ở giải dự bị châu Âu

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Đồng hương ông Park giảm lương ở Indonesia Đồng hương ông Park giảm lương ở Indonesia

    HLV trưởng Shin Tae Young của đội tuyển Indonesia đang trong diện bị LĐBĐ quốc gia này cân nhắc giảm lương. 

  • Đề xuất V.League 2020 không có đội xuống hạng: Lợi bất cập hại Đề xuất V.League 2020 không có đội xuống hạng: Lợi bất cập hại

    Trước tình hình dịch bệnh do Covid-19 gây ra đang diễn biến phức tạp, một số đội ở V.League đề xuất bỏ quy định xuống hạng. Tuy nhiên, đây là đề xuất khó khả thi bởi có thể gây nên những hệ lụy khó lường.

  • Bóng đá Việt Nam: Chống dịch & Phát triển Bóng đá Việt Nam: Chống dịch & Phát triển

    Cuộc chiến chống dịch đang ở giai đoạn cao điểm. Ưu tiên hàng đầu là hạn chế sự lây lan ra cộng đồng và dồn mọi nguồn lực dập dịch. Thế nhưng, trên bình diện bài toán vĩ mô, những giải pháp duy trì sản xuất vẫn được thực hiện. Bởi nói cho cùng, trong khủng hoảng, nếu có thể và hoàn cảnh vẫn cho phép thì chúng ta vẫn phải hướng đến sự phát triển.

  • 'Nếu không lên hạng,  chúng tôi đá với mục tiêu gì?' 'Nếu không lên hạng, chúng tôi đá với mục tiêu gì?'

    Nếu V.League không có đội rớt hạng, đồng nghĩa các giải đấu ở hệ thống phía sau như giải hạng Nhất và hạng Nhì khả năng sẽ không có đội lên và xuống hạng, điều ấy sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khiến các chuyên gia ở giải hạng Nhất phải lên tiếng.

  • Quang Hải thách đấu NHM qua mạng trong mùa dịch Covid-19 Quang Hải thách đấu NHM qua mạng trong mùa dịch Covid-19

    Tiền vệ Quang Hải và các cầu thủ Hà Nội thực hiện các thử thách nâng cao sức khỏe trong những ngày ở nhà phòng chống dịch Covid-19.

  • Nỗi lòng cựu binh  Trương Đình Luật Nỗi lòng cựu binh Trương Đình Luật

    Trong giới bóng đá Việt, Trương Đình Luật là một trong những cầu thủ cao niên nhất còn thi đấu. Dẫu thế, sự chuyên nghiệp trong sinh hoạt và tập luyện của cựu binh này vẫn luôn khiến các đồng nghiệp nể phục.

  • Cựu thủ môn Phan Văn Santos: Trên đỉnh cao là... gió Cựu thủ môn Phan Văn Santos: Trên đỉnh cao là... gió

    Thủ môn người Brazil, Fabio Dos Santos từng là cái tên được săn đón bậc nhất của bóng đá Việt Nam. Nhưng rồi, sau ngày được nhập tịch và đổi tên thành Phan Văn Santos, gã “King Kong” đã biến thành “Tắc kè hoa” từ trong đến ngoài sân cỏ.

  • Các cầu thủ V.League nhận lệnh 'nội bất xuất' Các cầu thủ V.League nhận lệnh 'nội bất xuất'

    Sau Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4 đến 15/4, các đội bóng V.League đều triển khai kế hoạch dừng tập luyện, không tập trung tại đại bản doanh giống như giữa tháng 3 vừa qua.

  • VPF và các CLB nói gì về việc giảm lương HLV, cầu thủ? VPF và các CLB nói gì về việc giảm lương HLV, cầu thủ?

    Nhìn từ bức tranh bóng đá thế giới trong thời điểm đại dịch Covid-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, một số CLB V.League đã nghĩ đến việc vận động cầu thủ giảm lương. Ý kiến từ phía lãnh đạo VPF cũng như các CLB ra sao về việc này?

  • Chuyện giảm lương ở V.League: Cho đi để nhận lại Chuyện giảm lương ở V.League: Cho đi để nhận lại

    V.League hoãn vô thời hạn vì đại dịch Covid-19. Và lúc này, câu chuyện hoãn giải mới thật sự là đề tài nan giải với những người hoạt động bóng đá. Một núi những công việc và cả những rắc rối về tài chính đã nảy sinh cần sự ứng xử chuyên nghiệp nhưng cũng đầy nhân văn.

  • DNH Nam Định cắt giảm 25% lương DNH Nam Định cắt giảm 25% lương

    HLV Nguyễn Văn Sỹ cho biết, DNH Nam Định sẽ tiến hành giảm 25% lương tháng Tư của đa phần các thành viên trong đội.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x