Xu hướng chơi thể thao của người Việt năm 2016: Khỏe, rẻ và có ích

Huyền Linh
19:06 ngày 07-02-2016
Một xã hội khỏe mạnh là một xã hội năng vận động. Điều đáng mừng là hiện tại, người dân Việt Nam đã nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách vận động, chơi thể thao. Và rất nhiều môn thể thao mới lạ đã gia nhập nước ta để phục vụ nhu cầu của người dân.
Xu hướng chơi thể thao của người Việt năm 2016: Khỏe, rẻ và có ích

CHƠI THỂ THAO ĐỂ CHỮA BỆNH

Các không gian công cộng như công viên, quảng trường ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã được người dân biến thành không gian vận động khá hiệu quả. Chỗ này đánh cầu lông, chỗ kia thể dục thẩm mỹ, góc ven hồ dành cho chạy, một chiếc ghế đá cũng có thể dùng để hít đất.

Ngoài những môn thể thao vận động truyền thống kể trên, càng ngày càng xuất hiện nhiều bộ môn vận động mới, đầy mới lạ đầy kích thích, khiến người dân tò mò và nảy sinh nhu cầu vận động. Thậm chí, chúng là những môn thể thao đáp ứng yêu cầu vận động nhiều nhưng lại giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Ví dụ như môn Speedminton (Cầu lông tốc độ).

Cách chơi Speedminton rất đơn giản. Trên bất kỳ khu đất trống nào, hai người chơi (hoặc nhiều hơn) tự thỏa thuận giới hạn vạch sân, đánh quả cầu chuyên dụng qua lại, ai đánh cầu ra ngoài sân thì người kia được 1 điểm.
Khác biệt của Speedminton với môn cầu lông truyền thông là nó không cần lưới và quả cầu được làm bằng cao su đặc biệt, chịu được sức gió. Hai chi tiết ấy loại bỏ hoàn toàn động tác bỏ nhỏ khiến đối phương phải nhoài người ra đỡ, hạn chế những cú ngã tác động vào phần đầu gối hay làm tổn thương vùng đĩa đệm.

Môn bóng gỗ

Chị Dương Minh Hường, thành viên CLB Speedminton Hà Nội chia sẻ: “3 năm trước, tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Từ ngày tập luyện Speedminton, tôi không còn cảm thấy đau đớn mỗi lần cúi thấp người. Trong môn này, người chơi chỉ cần vươn sải tay, kéo toàn bộ giá đỡ cơ thể lên cao và đánh cầu. Khỏe lắm, mà không ăn thua đâu nhé”.

Lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2011 qua dự án của nhóm du học sinh Mỹ (ĐH Drexel) và tới tháng 4 vừa qua, cộng đồng Speedminton đã chính thức ra đời bằng việc thành lập 3 chi hội ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Với chi phí đầu tư hợp lý (400.000 VNĐ/bộ dụng cụ), không yêu cầu cơ sở vật chất, Speedminton đang là sự lựa chọn của đông đảo người chơi thể thao quần chúng.

Không phổ biến như Speedminton song Bóng né (Dodgeball) được xem là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang cần tìm một môn thể thao “Vừa vui, vừa khỏe”. Khi chơi, mục tiêu chính của mỗi đội là loại tất cả các thành viên của đội còn lại bằng cách ném quả bóng hơi trúng người hoặc buộc đội bạn phải di chuyển ra ngoài khu vực ranh giới quy định khi một quả bóng được ném vào họ.

Động tác chuẩn cho một cú ném bóng là vươn tay ném ra sau, ép sát vào nách và ném, bóng bay ra cũng là lúc trọng tâm cơ thể vươn ra trước nhưng chân không dịch chuyển. Đây là cách mà những người muốn giảm béo nhanh có thể hứng thú vì toàn bộ năng lượng phần bụng được giải phóng nhờ áp lực nửa trên và nửa dưới ép lại.

Anh Daren Cheng, hội trưởng hội bóng né TP.HCM chia sẻ lượng calo mất đi sau mỗi buổi tập là khoảng 2.400 đơn vị/người. Tại TP.HCM, CLB bóng né đã hoạt động được 3 năm, sinh hoạt hàng tuần tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng còn tại Hà Nội, tháng 9/2015, ĐH Anh Quốc Việt Nam đã khai giảng lớp bóng né cho các em nhỏ có nhu cầu giảm cân, lệ phí tham gia chỉ 60.000 VNĐ/buổi.

Môn speedminton

THỂ THAO PHẢI GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Trở ngại để phổ cập thể thao quần chúng tại Việt Nam, phần nhiều là đa số môn thể thao du nhập về nước ta phục vụ giới trẻ, những người muốn thể hiện cá tính qua cách chơi, cách ăn vận khi chơi. Bóng trí tuệ (Wiser ball) ra đời với ý nghĩa “xóa nhòa khoảng cách thế hệ, gắn kết xã hội”.

Để bắt đầu chơi, các thành viên ở 2 đội sẽ lần lượt giao bóng xuống sân. Trong lượt ném đầu phải có ít nhất 2 quả bóng ở mỗi bên được ném sang phần sân của đối phương. Sau khi hoàn thành lượt ném bóng đầu tiên, 2 đội sẽ chuyển sang phần tấn công.

Ở phần chơi này, nếu mỗi quả bóng của thành viên trên sân bị bóng của đối phương ném trúng 1 lần thì bị khóa, lần thứ 2 thì bị bắt và lần thứ 3 thì quả bóng của thành viên đó sẽ bị loại. Tuy nhiên theo luật chơi, mỗi quả bóng có thể được các thành viên trong đội giải cứu nếu các thành viên khác trong đội ném trúng quả bóng vừa khóa hoặc bắt nó.

Môn wiserball

Thật dễ hiểu phải không? Tốn ít sức, đề cao năng lực tư duy và phối hợp nhóm, bóng trí tuệ là môn chơi của tất cả, từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi và cả người khuyết tật! Giống như những môn thể thao đã đề cập, bóng trí tuệ cũng không yêu cầu dụng cụ đắt tiền, địa hình chỉ là khoảng trống đủ lớn (bãi cỏ, sân xi măng) và thế là chơi.

Sinh hoạt đều đặn tại khu Vạn Bảo (Hà Nội) và Đào Duy Anh (TP.HCM), thành viên hai miền của CLB bóng trí tuệ Việt Nam sẽ tụ hội trong dịp Tết Nguyên đán 2016, dự kiến vào ngày mùng 5 âm lịch tại Hà Nội. Một bật mí nhỏ: Chủ trì bữa tiệc ấm cúng này là thành viên… U60 nhé!

Frisbee – môn chơi quần chúng, cách làm chuyên nghiệp
Ném đĩa bay (Frisbee) ra đời vào năm 1997 và thật sự quen thuộc với bạn trẻ Việt từ cuối năm 2010. Frisbee không cần trọng tài, nhiệm vụ của người chơi là ném qua lại chiếc đĩa bay làm bằng nhựa dẻo và không để đội bạn bắt được. Là một trong rất nhiều môn chơi du nhậ­p vào Việt Nam những năm qua nhưng Frisbee thuộc số ít những môn được “xã hội hóa” bài bản ngay từ những ngày đầu. Giải ném đĩa toàn quốc Vietnam HAT thậm chí được tổ chức đều đặn từ suốt 10 năm qua.

Những môn thể thao lạ khác
Ngoài những môn thể thao kể trên, trong những năm qua còn có khá nhiều môn thể thao lạ nhưng dễ chơi mới được du nhập vào Việt Nam. Có thể kể ra đây như môn bóng gỗ - môn thể thao gần giống như golf nhưng chi phí thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra có thể kể đến Paintball (bắn súng đạn nước sơn), thể dục đường phố Calisthenics, Rock Climbing (Leo núi trong nhà), Kickfit - môn thể thao kết hợp Kick Boxing và Fitness, “Pole dance” hay còn gọi là Múa Cột…


Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x