Nhìn từ thành công của U23 Việt Nam: Đổi mới tư duy sẽ sinh trái ngọt

PHAN HỒNG
07:24 ngày 02-02-2018
Các cầu thủ của các lò HAGL, Hà Nội và PVF chiếm số đông trong thành phần của U23 Việt Nam dự VCK U23 châu Á 2018. Điều đó khiến một số trung tâm có truyền thống khác phải đánh giá lại công tác đào tạo trẻ cũng như thay đổi cách làm của mình.
Nhìn từ thành công của U23 Việt Nam: Đổi mới tư duy sẽ sinh trái ngọt

Một thời vang bóng

Lực lượng nòng cốt của U23 Việt Nam vừa làm nên chiến công lịch sử tại VCK U23 châu Á chủ yếu đến từ các trung tâm đào tạo trẻ HAGL, Hà Nội, PVF, SLNA, cùng một vài gương mặt từ FLC Thanh Hóa, Viettel hay Sài Gòn FC. Rõ ràng, những ông bầu như Đoàn Nguyên Đức, Đỗ Quang Hiển… đã có thể xoa tay mãn nguyện và hài lòng với công sức mà mình bỏ ra trong hàng chục năm qua để chăm lo cho công tác “trồng người”. Đến thời điểm này, nhiều cầu thủ của họ đã khẳng định được giá trị trong màu áo U23 Việt Nam ở giải đấu châu lục vừa qua. Hiển nhiên, thành quả ấy không phải tự nhiên hay làm qua loa mà có thể có. Các ông bầu phải đầu tư nhiều công sức, tiền của mới có thể cho ra “lò” những cầu thủ chất lượng như Công Phượng, Văn Thanh, Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu… 

Nhưng việc U23 Việt Nam dường như chỉ dùng các cầu thủ ở một số ít trung tâm đào tạo trẻ để làm bộ khung buộc các “lò” khác phải nhìn lại chính mình. Chất lượng đào tạo không cao xuất hiện ngay cả ở những trung tâm nức tiếng một thời về đào tạo trẻ. Khi còn dẫn dắt SHB.ĐN, ông Lê Huỳnh Đức từng than thở là cầu thủ được đào tạo tại chỗ không sử dụng được. Đó là bi kịch của đội bóng một thời từng góp rất nhiều cầu thủ cho các ĐTQG. 

Ở U23 Việt Nam hiện nay, Đức Chinh và Tiến Dụng thuộc biên chế SHB.ĐN, nhưng thực chất là “quả ngọt” của lò PVF. Nghịch lý ở chỗ, sự đi lên của bóng đá chuyên nghiệp lại khiến khâu đào tạo trẻ của Nam Định, Đồng Tháp, Bình Định…  đi xuống. Đã có một thời, Đồng Tháp góp đến 6 cầu thủ và đều đá chính trong đội hình U20 Việt Nam dưới thời của ông Đoàn Minh Xương. Hoặc khó có thể kể hết tên các cầu thủ trẻ của Nam Định ở các đội tuyển trẻ. Nhưng lúc này, “bói” cũng chẳng ra được gương mặt nào của những địa phương một thời vang bóng trong công tác đào tạo trẻ nói trên. 


Cần đổi mới tư duy  

Từ sự thành công của những lò mới nổi đặt ra cho những trung tâm đào tạo trẻ nức tiếng một thời những câu hỏi cần giải đáp. Phải chăng, vì kinh phí eo hẹp dẫn đến công tác đào tạo trẻ èo uột hay cách làm thiếu bài bản, không chuyên sâu khiến cho họ đánh mất bản sắc? Chủ tịch Bùi Xuân Hòa của SHB.ĐN cho biết: “Chúng tôi thiếu kinh phí nên có thời điểm bỏ hẳn lứa U11 và U13, vì thế các trung tâm khác đã ‘hớt’ hết cầu thủ giỏi. Khi chúng tôi bắt đầu xây dựng từ lứa U15 thì chất lượng đầu vào không còn tốt”. Dù vậy, nguyên nhân đi xuống của bóng đá trẻ Đà Nẵng không hẳn bởi ít tiền. 

Nhìn thấy được sự tụt dốc ấy, SHB.ĐN đã xây dựng lại công tác đào tạo trẻ khi có 20 tỷ đồng từ ngân sách của UBND thành phố. Lãnh đạo đội bóng bên bờ sông Hàn hy vọng, bóng đá trẻ Đà Nẵng sẽ có những gương mặt xuất hiện ở các ĐTQG trong tương lai chứ không phải “mượn danh” như ở U23 Việt Nam hiện nay. Một khi những địa phương vốn được đánh giá là “đất của nhân tài bóng đá như” Đà Nẵng, Bình Định, Nam Định, Đồng Tháp… hoạch định lại được chiến lược xây dựng bóng đá trẻ, làm đầu tư có chiều sâu hơn thì HLV các ĐTQG sẽ càng có thêm nhiều lựa chọn chứ không chỉ gói gọn trong số các trung tâm chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay như HAGL, Hà Nội, Viettel, VPF, SLNA. Nếu làm được điều đó, các ĐTQG hứa hẹn sẽ còn mạnh hơn và có thể khẳng định mạnh mẽ hơn nữa trên đấu trường quốc tế.    

Chờ đợi thêm lò của HFF
Bắt tay với CLB Lyon (Pháp) để xây dựng tuyến trẻ có căn cơ hơn trong vài năm qua, Trung tâm bóng đá trẻ TP.HCM - Lyon do LĐBĐ TP.HCM (HFF) xây dựng được kỳ vọng sẽ là nơi cung cấp nguồn cầu thủ chất lượng khi được các chuyên gia bóng đá từ Pháp đào tạo chuyên môn. Các cầu thủ trẻ của trung tâm này được đánh giá giàu triển vọng sau vài năm tập luyện.

“Động lực lớn”
“Sự thành công của U23 Việt Nam với lực lượng nòng cốt từ HAGL, PVF, Hà Nội… là động lực lớn cho các đội đầu tư mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đào tạo trẻ. SHB.ĐN cũng đang xây dựng lại lực lượng với khoảng 200 VĐV. Hy vọng trong vài ba năm tới, bóng đá trẻ Đà Nẵng lại khởi sắc”, Chủ tịch CLB SHB.ĐN Bùi Xuân Hòa chia sẻ. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x