Những hợp đồng đắt giá nhất thế giới tiến hóa thế nào theo thời gian?

Đỗ Trung Đỗ Trung
15:58 ngày 23-07-2019
Eden Hazard, Joao Felix và Antoine Griezmann đều lọt vào top 10 bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới khi chuyển sang CLB mới hè này. Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ, người hâm mộ sẽ thấy được giá trị của các cầu thủ đã tăng phi mã như thế nào.
Những bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới tiến hóa theo thời gian thế nào?

Đầu những năm 1980: Maradona là người đi tiên phong

Diego Maradona trở thành cầu thủ đầu tiên và duy nhất từng giữ hai vị trí số 1, số 2 trong top 10 bản hợp đồng đắt giá lịch sử thế giới, nhờ việc chuyển tới các CLB mới vào đầu thập niên 1980.

Boca Juniors đã trả 1,25 triệu euro cho Argentinos để có sự phục vụ của Maradona vào năm 1981, trước khi Barcelona chi 8 triệu euro đón "Cậu bé vàng" sang Tây Ban Nha 1 năm sau đó.

Vào năm 1984, Napoli đã trả cho Barca 7 triệu euro để sở hữu chữ ký của Maradona, qua đó giúp ông đứng ở vị trí số 1 và số 2 trong top 10 bản hợp đồng đắt giá thế giới thời bấy giờ.


Trong thập niên 1980, Barcelona là đội hoạt động năng nổ nhất trên thị trường chuyển nhượng, khi họ đã đưa về Nou Camp nhiều cái tên đình đám như Bernd Schuster, Mark Hughes, Gary Lineker và Ronald Koeman.

Man United cũng đầu tư mạnh mẽ ở giai đoạn này, và họ có 4 cầu thủ năm trong top 10 bản hợp đồng đắt giá thế giới vào thập niên 1980.

Các đội bóng của Italia bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ ở giai đoạn cuối của thập niên 1980 với các bản hợp đồng đắt giá như Ruud Gullit, Roberto Donadoni (Milan), Ian Rush (Juventus), Rudi Voller (Roma) và Karl-Heinz Rummenigge (Inter).

Olympiacos & Lajos Detari


Maradona là cầu thủ đắt giá nhất mọi thời đại cho tới năm 1988, khi Olympiacos chiêu mộ tiền đạo Lajos Detari từ Eintracht Frankfurt với giá 8,7 triệu euro. 

Detari đã tỏa sáng trong màu áo tuyển Hungary tại World Cup 1986, và ông không làm Olympiacos thất vọng. Sau 55 lần ra sân cho đội bóng Hy Lạp, cựu tiền vệ 56 tuổi bỏ túi 33 bàn thắng.

Nửa đầu thập niên 1990: Serie A thống trị


Bóng đá Italia thực sự bùng nổ vào đầu những năm 1990, khi Juventus phá vỡ kỷ lục thế giới để chiêu mộ Gianluca Vialli với giá 16,5 triệu euro năm 1992.

Darko Pancev, Igor Shalimov (Inter) và Jean-Pierre Papin (Milan) đều ngốn của CLB 12 triệu euro vào cùng mùa hè năm đó. 

Real Madrid lần đầu xuất hiện trong top 10 kể từ năm 1980, khi họ ký hợp đồng với Robert Prosinecki từ Red Star Belgrade vào năm 1991.

Hai năm sau, Valencia trả 14 triệu euro cho Partizan Belgrade để chiêu mộ tiền đạo Pedja Mijatovic. Barcelona cũng có bản hợp đồng nằm trong top 10 với chữ ký của Romario năm 1993.

Nửa sau thập niên 1990: La Liga thách thức Serie A


Ngoại hạng Anh có hai thương vụ chuyển nhượng lớn vào năm 1995, đó là Stan Collymore đến Liverpool với giá 13 triệu euro và Alan Shearer đến Newcastle với giá 21 triệu euro. 

Tuy nhiên, Premier League chưa thể so bì được với các đại diện ở Serie A và La Liga về phương diện đầu tư chiêu mộ cầu thủ. Cụ thể, Lazio đã tiêu 29 triệu euro để có sự phục vụ của Christian Vieiri, Inter chi 28 triệu euro cho Ronaldo de Lima và 30 triệu euro cho Juan Sebastian Veron. 

Dù vậy, Real Betis mới là đội có bản hợp đồng kỷ lục thế giới ở cuối thế kỷ 20 bằng việc vung 31,5 triệu euro mua Denilson từ Sao Paulo.

Năm 2000: Kỷ nguyên Galacticos của Real Madrid


Việc Luis Figo chuyển đến Real Madrid từ Barcelona không chỉ đáng chú ý về mặt thể thao. Los Blancos vào năm 2000 đã chi 60 triệu euro, tương đương với mức phí phá vỡ hợp đồng để đưa Figo về Bernabeu.

Florentino Perez sau đó tiếp tục xưng hùng xưng bá trên thị trường chuyển nhượng bằng việc mua Zinedine Zidane với giá 77 triệu euro vào năm 2002, 94 triệu cho Cristiano Ronaldo và 67 triệu euro cho Kaka vào năm 2009.

Barcelona cũng nằm có tên trong top 10 với việc chi 40 triệu euro mua Marc Overmars. Dù vậy, bản hợp đồng này chẳng nhằm nhò gì so với dàn Galacticos của Real.

Năm 2002 đến 2008: Giai đoạn thoái trào


Chỉ có Andriy Shevchenko (đến Chelsea với giá 47 triệu euro năm 2006) và Robinho (đến Man City với giá 46 triệu euro năm 2008) là các bản hợp đồng nổi bật trong giai đoạn này, khi thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế.

Phải tới năm 2009, Real Madrid mới lại vung tiền trên thị trường chuyển nhượng khi phá kỷ lục thế giới chiêu mộ Cristiano Ronaldo từ Man United với giá 95 triệu euro.

Gareth Bale sau đó vượt mặt Ronaldo, đồng thời trở thành cầu thủ đầu tiên có mức phí chuyển nhượng đạt 100 triệu euro vào năm 2013 khi gia nhập Real Madrid.

Dù vậy, cùng mùa hè năm đó, Neymar đã vượt qua Bale khi chuyển tới Barcelona từ Santos với giá 103 triệu euro.

Năm 2017: Neymar thay đổi tất cả


Paul Pogba là cầu thủ đắt giá nhất thế giới trong vòng 1 năm, khi trở lại Man United từ Juventus với giá 105 triệu euro. Sau đó, PSG phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới với Neymar (222 triệu euro) vào năm 2017.

Barcelona sử dụng khoản tiền khổng lồ nêu trên để đầu tư tiền vào Ousmane Dembele (105 triệu euro), trong khi PSG tiếp tục vung thêm 180 chiệu euro cho Kylian Mbappe.

Năm 2019: Một cầu thủ 19 tuổi có giá 127 triệu euro


Real Madrid có lẽ đã quá hời khi mua tiền vệ Eden Hazard từ Chelsea với giá chỉ 100 triệu euro, bởi Atletico Madrid phải mất đến 120 triệu euro (chưa bao gồm phụ phí) để lôi kéo ngôi sao 19 tuổi Joao Felix cập bến Wanda Metropolitano từ Benfica.

Trong khi đó, Barcelona cũng phá kỷ lục chuyển nhượng của CLB vì Antoine Griezmann (120 triệu euro). Trước khi phiên chợ hè 2019 hạ màn, Neymar và Paul Pogba rất có thể sẽ còn tạo nên những kỷ lục mới trên thị trường chuyển nhượng.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • CS2 tham gia Esports World Cup lần đầu tiên CS2 tham gia Esports World Cup lần đầu tiên

    Ban tổ chức Esports World Cup công bố thông tin chi tiết về giải cho bộ môn CS2. Trước đó, giải đấu được biết tới với tên Gamers8, lần đầu tổ chức vào năm 2023 tại Riyadh, Ả Rập Xê Út.

  • MSI 2024 công bố thể thức thi đấu MSI 2024 công bố thể thức thi đấu

    Riot Games vừa công bố thể thức và thời gian thi đấu chính thức của giải quốc tế giữa mùa Mid-Season Invitational (MSI 2024). Theo đó, giải đấu sẽ diễn ra từ 1/5-19/5 tại Thành Đô, Trung Quốc với thể thức tương tự năm 2023.

  • Tin giờ chót 29/3: MU tính đổi Greenwood lấy 'đá tảng' của Juventus Tin giờ chót 29/3: MU tính đổi Greenwood lấy 'đá tảng' của Juventus

    MU muốn đổi Greenwood lấy Bremer, Barca đón Pedri và De Jong trở lại, Bruno Fernandes đối diện nguy cơ treo giò.... là những tin tức nổi bật tối ngày 29/3.

  • Nhận định bóng đá HAGL vs Khánh Hoà, 17h00 ngày 30/3: Phố Núi thoát hiểm 17h00 ngày 30/3, HAGL vs Khánh Hoà

    Nhận định bóng trận HAGL vs Khánh Hoà diễn ra lúc 17h00 ngày 30/3 trong khuôn khổ vòng 14 V.League 2023/24. Bongdaplus phân tích lực lượng, đội hình dự kiến, dự đoán tỷ số.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x