Hệ thống điều trị vật lý trị liệu cho tuyển thủ Việt Nam

Trí Công Trí Công
06:53 ngày 07-04-2021
Một chấn thương của cầu thủ Việt Nam nói riêng và các VĐV thể thao nói chung bao gồm 3 lộ trình: Phẫu thuật, vật lý trị liệu và vận động trị liệu. Trong đó, việc vật lý trị liệu dựa trên hệ thống máy móc hiện đại giúp tăng tốc độ phục hồi thêm 50% đối với các ca chấn thương, qua đó giúp cầu thủ nhanh trở lại sân cỏ.
Hệ thống điều trị vật lý trị liệu cho tuyển thủ Việt Nam

Từ chiếc máy ưa thích 30 năm của ông Choi Ju Young 

“Thần y” Choi Ju Young đã có 30 năm theo nghề vật lý trị liệu, từ Qatar, Hàn Quốc và nay là Việt Nam. Vị chuyên gia Hàn Quốc này có một chiếc máy được xem là vật bất ly thân đối với nghề. Trong một cuộc chia sẻ với báo giới khi ra mắt Trung tâm phục hồi chấn thương thể thao quốc tế (IRC) mà mình làm đồng sáng lập, Xuân Trường đã bật mí chiếc máy này của ông Choi. Đó là máy shockwave. Chiếc máy này ngoài đặc tính trị liệu, giảm đau, kháng viêm và chống phù nề thì nó đặc biệt hữu dụng với những ca chấn thương mãn tính. 

“Máy shockwave sử dụng cơ chế dùng sóng âm phá vỡ cấu trúc, vùng tổn thương bị xơ hoá lâu ngày, qua đó hình thành tế bào mới, giúp chấn thương nhanh lành hơn”, chuyên gia Trần Huy Thọ của trung tâm IRC phân tích. “Sóng âm của máy shockwave rất mạnh mẽ. Nguyên tắc vật lý trị liệu của máy shockwave không đo bằng đơn vị thời gian. 

Thay vào đó, thời gian trị liệu sẽ là 2.000 shock. Máy sẽ sử dụng sóng âm, bắn liên tục vào khu vực tổn thương của cầu thủ, vận động viên. Như đã nói, máy shockwave phù hợp với các ca chấn thương mãn tính. Hoặc ít nhất, cầu thủ hay vận động viên đã bị chấn thương từ 5 ngày trở về sau mới nên sử dụng thiết bị này”. Những trường hợp dính chấn thương mãn tính ở gối như Tuấn Anh hay đa chấn thương như Xuân Trường thực tế đã được bác sỹ Choi Ju Young điều trị trực tiếp bằng máy shockwave khi tập trung trên đội tuyển Việt Nam. 

Một chiếc máy khác được ông Choi ưa thích là máy điện xung trị liệu. Khác với máy shockwave, máy điện xung trị liệu sử dụng xung điện ở tần số thấp, kích thích cơ bắp hoạt động nhanh hơn. Bởi sau mỗi ca phẫu thuật, các nhóm cơ của cầu thủ, vận động viên sẽ bị yếu đi trông thấy. Bên cạnh đó, các trường hợp bị đau vai gáy, đau lưng hay liên quan đến dây thần kinh có thể sử dụng máy điện xung này, bởi tác dụng của máy sau 8-10/lần trị liệu sẽ giảm đau ngay tức khắc. 

Các tuyển thủ luôn được quan tâm theo dõi và có các bài tập phù hợp với thể trạng 	Ảnh: Đức Cường

Chiếc máy thân quen của tuyển thủ Việt Nam 

Với đa số các tuyển thủ Việt Nam khi thi đấu ở các giải quốc tế và khu vực, máy siêu âm trị liệu thuộc diện quen mặt, chỉ tên. Được biết, đây là máy bắt buộc phải có đối với các đội ngũ y tế, vật lý trị liệu trong các giải đấu tập trung. Chuyên gia Trần Huy Thọ phân tích: “Máy siêm âm trị liệu khác máy siêu âm thông thường dùng trong chuẩn đoán. Máy siêu âm trị liệu có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng tuần hoàn máu, kích thích sự phục hồi tế và và phục hồi chấn thương. Bên cạnh đó, thông qua gel bôi trên da, máy sẽ xoá tan sẹo cứng (vốn hình thành sau phẫu thuật, cản trở quá trình phục hồi. 

Đa phần các cầu thủ chấn thương đều dùng đến máy siêu âm trị liệu. Nó thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương lên 50%. Mỗi cầu thủ, VĐV đều sẽ điều trị theo tiến trình 10 phút/lần/ngày và được thực hiện liên tục cho đến khi hồi phục chấn thương. Với tác dụng lớn từ máy siêu âm trị liệu, đặc biết với những ca chấn thương mới phát sinh nên đội ngũ y tế của các đội tuyển quốc gia đều mang thiết bị này trong các giải đấu nằm hỗ trợ cho cầu thủ sau buổi tập, thi đấu”. 

Ngoài 3 chiếc máy kể trên, một thiết bị mà Xuân Trường thông qua trao đổi với “thần y” Choi Ju Young đã quyết định đầu tư cho trung tâm IRC của mình, với hy vọng tạo điều kiện phục hồi chấn thương mãn tính cho các cầu thủ ở CLB. Đó là máy laser trị liệu. “Máy sử dụng tia sáng laser từ thấp tần, trung tần đến cao tần để đi sâu vào tế bào tổn thương, qua đó giảm đau, chống phù nề, kháng viêm, thức đẩy quá trình tuần hoàn, làm cho tế bảo tổn thương nhanh lành hơn, đặc biệt là với chấn thương mãn tính”, chuyên gia Trần Huy Thọ nói với Bóng đá. “Nguyên lý của máy laser là tác dụng nhiệt, giúp các cầu thủ, VĐV giảm đau trực tiếp, thúc đẩy quá trình hồi phục hơn một nửa. Chu trình điều trị yêu cầu phải thực hiện hàng ngày, mỗi ngày từ 6-10 phút”. 

Một chi tiết quan trọng đối với máy laser là máy sử dụng tia laser nên cần phải bảo hộ kỹ lưỡng hơn. Từ người trị liệu đến cầu thủ, VĐV phải đeo kính trong quá trình trị liệu. Theo chuyên gia Trần Huy Thọ, hiện tại, đa phần các chấn thương đều có thể sử dụng máy laser để điều trị, đặc biệt là chấn thương liên quan đến cơ, xương khớp; ngoại từ chấn thương ở vùng mắt hoặc liên quan đến nội tạng.

Mỗi một thiết bị vật lý trị liệu đều có những đặc tính riêng. Tuỳ từng chấn thương mà các bác sỹ, chuyên gia trị liệu sẽ kết hợp sử dụng các thiết bị này sao cho phù hợp, qua đó thúc đẩy quá trình hồi phục của các cầu thủ, VĐV.  

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x