F1 môn thể thao của các cậu ấm

LÂM PHONG
09:58 ngày 16-11-2021
Chi phí trung bình để đào tạo nên một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp là khoảng 25.000 USD, trong khi đó số tiền phải chi để trở thành một tay đua F1 dao động từ 600.000 USD đến… 10 triệu USD. F1, môn thể thao không dành cho người nghèo.
F1 môn thể thao của các cậu ấm

Môn thể thao tốn kém

Nếu bạn đam mê bóng đá, chỉ cần bỏ ra tầm hơn trăm USD để sắm giày, quần áo, kiếm thêm vài cậu bạn cùng đam mê. Vậy là ổn. Sau khi đã tập luyện được một vài kỹ năng cơ bản, chi phí để đăng ký tham gia những học viện đào tạo tầm trung là tương đối nhẹ nhàng. 

Tóm lại, hành trình để từ một cậu bé 5 tuổi mê đá bóng đến khi có thể ra sân thi đấu, hàng tháng kiếm được cả nghìn USD tiền lương chỉ tốn của bố mẹ dưới 25.000 USD. Vậy nên làng túc cầu mới quy tụ đa dạng tầng lớp: Từ con nhà nghèo, gia đình tri thức tới những cậu ấm.

Nhưng nếu lỡ con bạn lại muốn trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp, việc đầu tiên bạn cần làm không phải là hỏi xem con có tài năng không, có gan không, mà phải nhìn vào tài khoản ngân hàng xem bạn có đủ tiền nuôi dưỡng đam mê này hay không.

Theo trang Grandprix247, chi phí để tạo nên một tay đua F1 chuyên nghiệp vô cùng khủng khiếp. Nó có thể dao động từ 600.000 USD đến… 10 triệu USD, tuỳ thuộc vào tài năng của đứa trẻ.

Về cơ bản thì thế này: Để có thể cầm lái những con quái thú tốc độ trên đường đua F1, một đứa trẻ sẽ phải xuất phát từ việc tập luyện với xe kart. Chỉ riêng 1 năm tập luyện và đua xe kart cũng ngốn từ… 600.000 USD trở lên và thường thì sẽ chẳng có nhà tài trợ hay mạnh thường quân nào “bao nuôi” các tay đua xe kart cả. Chi phí này sẽ do bố mẹ đứa trẻ chi trả.

Không nhiều gia đình có đủ tiềm lực tài chính để giúp con cái theo đuổi ước mơ trở thành tay đua F1

Thu nhập có tương xứng chi phí đầu tư?

Chi phí này bao gồm thuê xe kart, thuê địa điểm tập luyện, trang phục bảo hộ, bằng lái, bảo hiểm và nếu nhắm đến viễn cảnh tiến lên chuyên nghiệp thì còn bao gồm cả chi phí cho các khóa dinh dưỡng. Và nếu các bạn nghĩ rằng thời gian tập luyện với xe kart chỉ kéo dài 1-2 năm thì nhầm hoàn toàn.

Kể cả dạng rất tài năng thì một đứa trẻ cũng phải mất tới 4-5 năm tập luyện với xe kart mới lên được hạng đua F4. Và trong 4-5 năm này, thời gian thực chiến trên đường đua ít nhất cũng phải 5-6 buổi/tuần. Nếu thành công thăng lên được hạng F4, chi phí để có một vị trí để chạy ở sân chơi này cũng lên tới 300.000 USD.

Sau vài năm thi đấu ở hạng F4, bạn sẽ thăng lên hạng F3 và chi phí để tập luyện, thi đấu cũng tiếp tục leo thang lên con số 800.000 USD/năm. Đến khi con của bạn vượt qua những bài test ở hạng F3 và thăng tiếp lên hạng F2, bạn sẽ thấy số dư trong tài khoản ngân hàng của mình thâm hụt khoảng… 5 triệu USD. Tất nhiên, cho đến thời điểm này thì cậu con trai của bạn cũng đã có những khoản thu nhập nhất định từ việc đua xe. Chỉ có điều, nó chưa đáng là gì so với chi phí bạn phải bỏ ra.

Có không nhiều đứa trẻ có đủ khả năng tự chi trả số tiền lên tới 10 triệu USD để có thể bắt đầu thi đấu ở hạng đua cao nhất, F1. Bởi nếu bạn không phải là những thiên tài, được chiêu mộ bởi những đội đua hàng đầu thì những năm thi đấu đầu của bạn ở hạng F1 thường kết thúc trong thất bại. 

Tóm lại, nuôi dưỡng đam mê tốc độ vốn đã tốn kém, sống với đam mê F1 còn có thể khiến bạn sạt nghiệp. Vậy tại sao vẫn còn rất nhiều cậu ấm con nhà giàu muốn trở thành tay đua F1? Thứ nhất, môn thể thao này rất ngầu. Nó thoả mãn niềm đam mê tốc độ. Thứ hai, nếu bạn có thể trở thành một tay đua nổi tiếng thì thu nhập hoàn toàn tương xứng với số tiền bạn đầu tư.

Ví dụ Lewis Hamilton hiện tại có thể kiếm tới 55 triệu USD/năm chỉ từ tiền lương. Trong khi đó nếu chỉ tính tiền lương thì một siêu sao cỡ Cristiano Ronaldo cũng chỉ bỏ túi 30 triệu USD/năm. Hào quang rực rỡ, thu nhập khủng, nhiều bóng hồng vây quanh là những yếu tố quan trọng có thể nuôi dưỡng đam mê theo đuổi hành trình siêu tốn kém để trở thành một tay đua F1. 

Lewis Hamilton là “của hiếm” của làng F1
Lewis Hamilton là một trong những tay đua hiếm có trong lịch sử F1. Ngoài việc là tay đua da màu, Hamilton còn là tay đua hiếm hoi trưởng thành từ một gia đình lao động thuần túy. Bố của Hamilton, ông Anthony chỉ là kỹ sư công nghệ thông tin. Hamilton kể rằng, chiếc xe kart đầu tiên trong đời của anh đã ngốn của bố toàn bộ tháng lương. Để con trai theo đuổi giấc mơ F1, ông Anthony đã phải bỏ nghề, chuyển sang làm quản lý công trình để có thu nhập tốt hơn.

Chi phí đầu tư cho F1 so thế nào với tennis?
Tennis cũng được coi là một môn thể thao quý tộc. Tuy nhiên, chi phí để tạo nên một VĐV tennis chuyên nghiệp lại chỉ dao động từ 30.000 tới 50.000 USD, không đáng là gì nếu so với số tiền tối thiểu lên tới 600.000 USD mà một tay đua F1 phải chi ra để vươn lên hàng chuyên nghiệp. Bóng bầu dục Mỹ cũng tạo ra rất nhiều triệu phú thể thao, nhưng chi phí chỉ tốn khoảng 40.000 USD. Bóng đá là rẻ nhất, với chỉ trung bình 25.000 USD.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Sir Lewis Hamilton, kẻ đi ngược dòng để trở thành vĩ đại Sir Lewis Hamilton, kẻ đi ngược dòng để trở thành vĩ đại

    Chiến thắng tại Russian Grand Prix cuối tháng 9 vừa qua biến Lewis Hamilton thành tay đua đầu tiên trong lịch sử F1 có thắng lợi thứ 100 tại các chặng đua. Anh chắc chắn đang là tay đua vĩ đại nhất trong lịch sử F1 và càng kỳ diệu hơn khi Hamilton đã dám đi một hành trình đơn độc để ghi tên vào lịch sử.

  • McLaren vùng lên khỏi đống đổ nát thế nào? McLaren vùng lên khỏi đống đổ nát thế nào?

    Được xếp hạng là đội đua thành công thứ nhì trong lịch sử F1, nhưng chiến thắng tại Italian GP tháng trước mới là thắng lợi đầu tiên của McLaren sau… 9 năm. Gần 1 thập kỷ sa sút khó tin, McLaren đã làm gì để bắt đầu xây dựng lại tất cả từ đống đổ nát?

  • Michael Schumacher & mảnh ghép cuộc đời Benetton Michael Schumacher & mảnh ghép cuộc đời Benetton

    Nhân kỷ niệm tròn 30 năm ngày Michael Schumacher ra mắt làng đua F1, Netflix cho công chiếu bộ phim tài liệu mang tên “Schumacher”. Bộ phim tiết lộ khá nhiều bí mật thú vị về cuộc đời huyền thoại F1 này, trong đó có một đội đua lạ lẫm mang tên Benetton.

  • Màn tái xuất đặc biệt của Fernando Alonso trên đường đua F1 Màn tái xuất đặc biệt của Fernando Alonso trên đường đua F1

    Sau khi rời khỏi đường đua F1 vào năm 2018, nhà vô địch thế giới 2 lần sẽ trở lại trong mùa giải này, trong một đội đua quen thuộc trước đây có tên là Renault, nhưng hiện đang có cái tên mới là Alpine.

  • Động lực gia đình của Romain Grosjean Động lực gia đình của Romain Grosjean

    3 tháng sau tai nạn kinh hoàng trên đường đua F1, Romain Grosjean sắp tái xuất trên đường đua IndyCar. Động lực để tay đua 34 tuổi người Pháp này thoát khỏi hiểm nguy và “tái xuất trong trạng thái mới” chính là gia đình của anh, nhất là 3 đứa con thơ.

  • 10 tay đua… tệ nhất lịch sử F1 10 tay đua… tệ nhất lịch sử F1

    Ngày nay, các tay lái F1 đa phần đều là những cá nhân xuất sắc, ngay cả những người thuộc thành phần “pay driver” – tức là được thi đấu nhờ tác động từ nhà tài trợ. Nhưng từng có một thời gian, trên đường đua F1 có những tay đua bị xem là mối nguy cả cho bản thân họ lẫn những tay đua khác, vì… kém quá.

  • Ferrari, vì đâu sa sút? Ferrari vì đâu sa sút?

    Với việc các tay đua của mình chỉ về thứ 13 và 14 ở Grand Prix Abu Dhabi hôm Chủ nhật vừa rồi, Ferrari, đội đua F1 thành công nhất trong lịch sử, đã chính thức khép lại mùa giải tệ hại nhất kể từ năm 1980. Điều gì đã xảy ra với gã khổng lồ của Italia?

  • 10 phát minh vĩ đại nhất lịch sử đua xe tốc độ 10 phát minh vĩ đại nhất lịch sử đua xe tốc độ

    Từ tai nạn của Romain Grosjean ở giải Grand Prix Bahrain vừa qua, nhiều người, trong đó có chính Grosjean, mới thực sự nhận ra được tầm quan trọng của những công nghệ như “halo”.

  • Những điều chưa biết về Mick, con trai của Michael Schumacher Những điều chưa biết về Mick, con trai của Michael Schumacher

    Làm con của người nổi tiếng không hẳn là trải nghiệm dễ chịu nếu bạn quyết định nối nghiệp cha. Mick Schumacher hiểu điều này hơn ai hết và 21 năm qua, để đưa ra quyết định theo đuổi nghiệp đua xe công thức một, Mick đã phải hy sinh rất nhiều, đôi khi là chính bản thân anh.

  • Tai nạn kinh hoàng của Grosjean & vai trò của 'halo' Tai nạn kinh hoàng của Grosjean & vai trò của 'halo'

    Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong tuần qua, thậm chí trong năm qua, là hình ảnh tay đua Romain Grosjean bước ra từ chiếc xe F1 đang cháy rừng rực. Ai cũng nghĩ là Grosjean khó qua khỏi sau tai nạn thảm khốc ngay trước đó, nhưng rốt cuộc anh “chỉ” bị bỏng ở tay. Cái gì đã tạo nên điều thần kỳ đó?

  • Top 10 cuộc đua xe mạo hiểm nhất hành tinh Top 10 cuộc đua xe mạo hiểm nhất hành tinh

    Nếu bạn nghĩ đua xe chỉ là chạy đi chạy lại trên một đường đua láng mịn, thì bạn đã nhầm.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x