Ly kỳ công nghệ 'in ấn chữ số' trên áo thi đấu bóng đá

Cẩm Chi
10:15 ngày 19-08-2021
Ronaldo là CR7, Messi là M10. Có những cầu thủ mà mỗi khi nghe đến tên, chúng ta nghĩ ngay tới số áo họ mặc trên lưng. Nhưng điều đó không có nghĩa các cầu thủ đã mặc áo thi đấu với số và tên ngay từ những ngày đầu tiên bóng đá xuất hiện.
Ly kỳ công nghệ 'in ấn chữ số' trên áo thi đấu bóng đá

Những con số lạ

Cho đến tận cuối thập niên 20 của thế kỷ trước, các cầu thủ vẫn ra sân thi đấu với lưng áo trắng trơn. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi trong trận giao hữu giữa Arsenal và Sheffield Wednesday hồi năm 1928. Học theo đối thủ cùng thành phố, Chelsea cũng mặc áo có đánh số thứ tự khi tiếp đón Swansea. Những trận đấu mà các cầu thủ ra sân với số áo sau lưng ngày một nhiều lên từ đó.

Trận chung kết FA Cup mùa giải 1932/33 diễn ra vào ngày 29/4/1933 ghi nhận những tín hiệu đầu tiên về những số áo được đăng ký một cách có hệ thống. Cầu thủ Everton ra sân được đánh số từ 1 đến 11, còn Man City mặc áo từ 12 đến 22. Nhưng điều đó không có nghĩa Liên đoàn Bóng đá Anh tiếp nhận ngay ý tưởng cách mạng này. Mọi thứ chỉ được đưa vào quy định từ mùa giải 1939/40.

Từ nước Anh, mô hình mặc áo có số dần nhân rộng. Đến kỳ World Cup 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ, FIFA chính thức áp dụng quy định bắt buộc các cầu thủ phải có số áo đăng ký thi đấu. Ban đầu thiết kế về phông chữ, kiểu dáng, kích cỡ số áo trên lưng cầu thủ khá đơn giản, vì phần lớn được các CLB tự thực hiện. Phải đến cuối thập niên 70, khi những tập đoàn sản xuất trang phục thể thao lấn sân sang mảng áo đấu, số áo mới dần đẹp lên.

Áo đấu cầu thủ ngày càng hiện đại từ phông chữ cho tới thiết kế riêng của từng đội

M.U có thể là đội bóng tiên phong về cách kiếm tiền trong bóng đá hiện đại qua những chuyến du đấu, nhưng nếu xét về khía cạnh bán áo đấu, họ chỉ là những người “học mót” từ Arsenal. Trận chung kết League Cup 1993 giữa Pháo thủ và Sheffield Wednesday đã ghi nhận sự bùng nổ về doanh thu bán áo đấu, nhờ thiết kế con số đẹp mắt cùng một điểm nhấn không thể bỏ qua: Tên các cầu thủ.

Sinh sau đẻ muộn hơn nhiều so với số áo, tên cầu thủ trên lưng áo mới chỉ xuất hiện chưa đầy 3 thập niên. Nhưng đó chính là điểm nhấn đánh dấu sự hoàn thiện của một chiếc áo đấu trong bóng đá hiện đại. Không chỉ được in ra nhằm mục đích phân biệt cầu thủ này với cầu thủ kia trên sân như số áo nữa, tên áo thi đấu thực sự là động cơ khiến người hâm mộ muốn sở hữu chúng. Ai cũng muốn mặc một chiếc áo với chữ Messi hoặc Neymar sau lưng.

Phông chữ cách tân

Ở những năm cuối thế kỷ 20, xu hướng phông chữ trên áo đấu được ưa chuộng nhất là những mẫu dựa trên phần mềm tin học văn phòng. Microsoft Office không chỉ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho dân công sở, mà còn giúp hàng triệu nhân viên thiết kế tiết kiệm thời gian cho phông chữ trên áo đấu. Mọi thứ chỉ dần khác đi vào mùa giải 2005/06, khi Real Madrid muốn làm nên điều khác biệt.

“Các CLB lớn không chỉ muốn bán những chiếc áo đấu đơn thuần. Họ muốn chia sẻ câu chuyện đằng sau từng chiếc áo, từng con chữ được in ra trên lưng áo”, Rick Banks, giám đốc công ty thiết kế Face37 của Anh chia sẻ. Đó là lý do Real chọn những phông chữ mới do những nhà thiết kế Tây Ban Nha thực hiện. Barcelona đến năm 2012 cũng bỏ phông chữ Office để dùng phông Catalonia.

Mục đích của Real và Barca rất rõ ràng: Tạo ra điểm khác biệt so với phần còn lại. Làm khác số đông sẽ giúp họ nổi bật giữa đám đông. Cầu thủ nào cũng mặc áo có số và chữ, thế nên phải tìm mọi cách cho từng con số, từng nét chữ thật bắt mắt và độc đáo. Nike, Adidas có hàng trăm nhà thiết kế được tuyển mộ chỉ nhằm tạo ra những phông chữ bắt mắt nhất trên áo đấu. Những người giỏi nhất còn được mời riêng để làm việc cùng đội tuyển quốc gia.

Không chỉ khác biệt, những phông chữ trên áo đấu bây giờ còn phải mang hơi thở thời đại. Ý tưởng nghe có vẻ điên rồ này được ĐT Anh xem xét một cách rất nghiêm túc. Họ đã chi ra hàng triệu bảng để Nike bổ nhiệm riêng một chuyên viên thiết kế có tên Craig Ward đến làm việc trong 18 tháng. Thành quả là hàng triệu áo đấu được bán ra trong mùa hè và ai nhìn cũng nhận ra người mặc là CĐV Tam Sư.

Thảm họa “áo tù” của West Ham

Không phải mẫu áo đấu nào cũng đẹp và thành công. Trước thềm mùa giải 2008/09, CLB West Ham trình làng mẫu áo thi đấu sân nhà với nền màu bã trầu, giữa ngực có hình vuông xanh kèm logo nhà tài trợ. “Trông như... áo tù, tôi không muốn mặc chút nào cả”, hàng ngàn CĐV West Ham lên tiếng phải đối mẫu áo mới. Cuối cùng CLB phải đổi sang mẫu khác.

Không phải người đi đầu

Người Anh có thể tự hào với ý tưởng đưa số áo thi đấu vào trong môn bóng đá, nhưng trước họ, người Mỹ đã làm điều này từ lâu. Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, các môn thể thao nhà nghề ở xứ cờ hoa như bóng chày đã đi tiên phong với số áo trên lưng cầu thủ. Họ cũng là những người đầu tiên nghĩ ra cách treo số áo để tri ân những huyền thoại từng thi đấu.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Gerd Mueller quên đời, nhưng đời chẳng quên ông! Gerd Mueller quên đời, nhưng đời chẳng quên ông!

    Gerd Mueller là một trong những tay săn bàn vĩ đại nhất mọi thời đại. Hôm 15/8 vừa qua, tượng đài bóng đá người Đức về với Chúa sau thời gian dài chìm đắm trong khó khăn bởi chứng trầm cảm, nghiện rượu và căn bệnh Alzheimer khiến ông nhớ nhớ quên quên suốt gần một thập kỷ qua…

  • Bí mật 'hiệu ứng  Messi' & mạng xã hội PSG bùng nổ Bí mật 'hiệu ứng Messi' & mạng xã hội PSG bùng nổ

    Sự xuất hiện của siêu sao Lionel Messi đã giúp PSG có được sức hút khủng khiếp trên mạng xã hội. Thay vì thụ động đón đợi thành quả, PSG đã lên kế hoạch chủ động mà nhiều người chưa biết đến, hòng tạo hiệu ứng từ cơn sốt có tên Messi.

  • Thomas Frank, 'ông giáo làng' giúp Brentford đánh bại Arsenal là ai? Thomas Frank, ông giáo làng nhấn chìm Arsenal là ai?

    Thất bại muối mặt của Arsenal trong ngày mở màn Premier League mùa giải mới ghi đậm dấu ấn của HLV Thomas Frank. Thật khó tin khi biết HLV trưởng Brentford vốn chỉ là dân tay ngang đến với bóng đá. Ông chưa bao giờ chơi bóng chuyên nghiệp và ban đầu tới Anh để làm một công việc vô cùng khiêm nhường: Săn sóc viên.

  • Giới thiệu ngôi sao: 'Đặc sản' của PSG Giới thiệu ngôi sao: 'Đặc sản' của PSG

    Kể từ ngày mua lại PSG, chủ tịch Al-Khelaifi luôn biết cách dùng tiền giới thiệu những tân binh đắt giá ông đưa về sân Công viên các hoàng tử. Từ Ibrahimovic đến Beckham, Neymar rồi bây giờ là Messi, PSG luôn trình làng họ theo cách độc nhất vô nhị mà chỉ gã nhà giàu nước Pháp mới làm nổi.

  • Cầu thủ thời 4.0 ăn uống kiểu gì Cầu thủ thời 4.0 ăn uống kiểu gì?

    Đã qua rồi cái thời HLV và các đội bóng gò ép, bắt cầu thủ phải ăn uống theo một thực đơn nhất định. Với những ngôi sao có thu nhập lớn gấp nhiều lần HLV, yêu cầu của họ không chỉ là ăn đủ chất, mà còn phải hợp khẩu vị nữa.

  • Muôn kiểu làm giàu độc đáo của các ông chủ Championship Muôn kiểu làm giàu độc đáo của các ông chủ Championship

    Cùng với Premier League, Championship (giải hạng Nhất Anh) là một trong hai giải đấu thu hút sự dõi theo từ đông đảo khán giả. Ở giải đấu này đang có những ông chủ kỳ lạ.

  • Harry Kane bỏ tập & 1001 lý do 'đình công' cười ra nước mắt của cầu thủ Harry Kane bỏ tập & 1001 lý do 'đình công' cười ra nước mắt của cầu thủ

    Harry Kane vắng mặt trong buổi hội quân toàn đội của Tottenham, nhưng ít nhất HLV Nuno Santo còn biết anh ở đâu. Lịch sử bóng đá từng ghi nhận không ít cầu thủ “diễn phim mất tích” và khi sự việc vỡ lở, họ đem ra 1001 lý do dở khóc dở cười để bao biện.

  • Đổi đời nhờ bánh mì, câu chuyện khó tin của CLB hạng Ba của Anh Stevenage FC Đổi đời nhờ bánh mì, câu chuyện khó tin của CLB hạng Ba của Anh Stevenage FC

    Từ một đội bóng vô danh, kiệt quệ vì tình hình tài chính khó khăn, Stevenage FC đã đổi đời trong hai năm qua. Đó là thành quả của một ý tưởng tiếp thị vĩ đại được thực hiện bởi Burger King, một trong những chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh phổ biến nhất thế giới.

  • Cầu thủ nữ & nỗi gian truân để sống với nghề Cầu thủ nữ & nỗi gian truân để sống với nghề

    Để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp không dễ. Độ khó của nhiệm vụ này sẽ càng tăng lên gấp bội khi bạn là một cầu thủ nữ và nuôi giấc mơ trong môi trường bóng đá Nhật Bản. Khó ra sao, khổ thế nào? Cùng nghe câu chuyện của Yuki Nagasato, huyền thoại bóng đá nữ Nhật Bản, về những trải nghiệm trở thành cầu thủ bóng đá.

  • Danh hài Chí Tài: Học lén Hoàng Thiên & sợ chơi bóng đá Danh hài Chí Tài: Học lén Hoàng Thiên & sợ chơi bóng đá

    Chí Tài xuất thân là một nhạc sĩ, anh từng là trưởng một ban nhạc đắt show tại Sài Gòn và hải ngoại từ những năm 1978. Thế rồi, bỗng dưng người ta biết tới một Chí Tài với vai trò là một diễn viên hài kịch. Nhưng dù có bận rộn cỡ nào đi chăng nữa, Chí Tài vẫn không quên công việc quan trọng nhất của mình. Đó là tập luyện thể thao hằng ngày.

  • Mino Raiola - Tào Tháo của túc cầu giáo Mino Raiola - Tào Tháo của túc cầu giáo

    Ai điều khiển những vụ bom tấn trên TTCN? Cò. Ai làm loạn giá cầu thủ? Cò. Ai xúi bẩy cầu thủ nổi loạn để đòi tăng lương hay chuyển nhượng? Cò. Ai khiến các HLV căm thù bậc nhất? Cò. Trên đời này, cầu thủ sợ ai nhất? Cò. Nhưng trong giới cò còn có những siêu quyền lực, có khả năng khuynh đảo thiên hạ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x