Brexit & hệ lụy tới chuyển nhượng mùa Đông 2021 ở Ngoại hạng Anh

Tháng 1/2021 đã đến và bóng đá châu Âu, đặc biệt là Premier League có 31 ngày để bổ sung lực lượng cho một mùa giải đầy biến động. Với những tác động trong ngoài trộn lẫn, phiên chợ Đông năm nay hứa hẹn sẽ vô cùng khác biệt.
#1
Năng lực tiêu tiền giảm mạnh

Khi mà đại dịch Covid-19 thậm chí còn chưa được khống chế trên giấy tờ, bóng đá vẫn chịu tác động trực tiếp. Theo báo cáo, Premier League sẽ lỗ 700 triệu bảng tiền bán vé mùa này nếu tình trạng đóng cửa khán đài tiếp diễn.

Nhưng may thay, bóng đá dù yên tĩnh vẫn đang diễn ra và đổi lại, tiền bản quyền truyền hình vẫn thu đều. Vì thế, bất chấp 2020 khó khăn, mùa Hè vừa qua vẫn chứng kiến 1,3 tỷ bảng được 20 CLB Premier League đổ vào đầu tư nhân sự. 

Theo tiến sĩ Dan Plumley, chuyên gia tài chính thể thao thuộc đại học Sheffield Hallam thì Premier League vẫn đang ở vị thế ổn nhất so với các giải VĐQG khác tại châu Âu vì nguồn thu khổng lồ từ các nhà đài. Tuy nhiên, theo truyền thống, phiên chợ giữa mùa thường không sôi động.

Cùng thời điểm này năm ngoái, 20 CLB Premier League chỉ tiếp nhận 50 cầu thủ, quá ít so với 144 người của mùa Hè vừa qua. Man City, Chelsea và Bournemouth thậm chí không tham gia, 4 đội Newcastle, Arsenal, Southampton và Leicester thì chỉ đi mượn.

Liverpool buộc phải mua thêm trung vệ thay cho Van Dijk

Những đội bóng háo hức nhất với thời điểm này thường là những đội đang thuộc nhóm nguy hiểm, ví dụ như Aston Villa, Watford và West Ham mùa trước. 

Việc ở lại Premier League so với nguồn thu ít ỏi từ Championship chênh nhau tới 60 triệu bảng nên các đội ở nhóm cầm đèn đỏ sẽ chấp nhận mạo hiểm, đánh bạc với những tân binh nhằm nuôi nấng hi vọng trụ hạng mong manh.

Nhưng mùa này, với lịch thi đấu dày đặc dẫn đến hệ quả là các chấn thương liên tiếp, ngay cả những đội bóng lớn như Liverpool hay là Wolves, cũng buộc phải tham gia mua sắm nhằm khắc phục vấn đề nhân sự trước mắt. Điển hình là Liverpool đang rất cần bổ sung một trung vệ để lấp vào khoảng trống mà các bệnh binh như Van Dijk, Gomez và Matip để lại.

#2
Brexit và hệ lụy

Khi Liên hiệp Anh đã tách khỏi EU thì sự phức tạp trong việc chiêu mộ nhân sự ngoài biên giới sẽ tăng lên rất nhiều. Những cầu thủ thuộc lục địa châu Âu sẽ không thể tự do gia nhập Premier League như trước, và kỳ mua sắm tháng 1 này sẽ là nơi áp dụng những quy định mới lần đầu tiên.

Đầu tiên, không thể chiêu mộ những cầu thủ U18 từ nước ngoài. Tiếp đó, cầu thủ muốn gia nhập Premier League cần có được GBE (Chứng thực từ cơ quan quản lý) - một hệ thống chấm điểm dựa vào một loạt yếu tố như kinh nghiệm ở cấp độ ĐTQG cũng như giải đấu nguồn của cầu thủ. 

Tháng 1/2020, bản hợp đồng đáng chú ý nhất là Bruno Fernandes. Nếu có áp dụng quy định mới thì cựu tiền vệ Sporting cũng dễ dàng giành được GBE vì là một thành viên trụ cột của ĐT Bồ Đào Nha.

Nhưng Jan Bednarek của Southampton thì không được như thế. Cựu trung vệ của Lech Poznan này chỉ đạt được 8 trên 15 điểm yêu cầu để có GBE vào năm 2017. Lúc đó, Bednarek mới chỉ có kinh nghiệm ở các lứa trẻ tuyển Ba Lan, một điểm cộng nhưng chưa đủ để được thi đấu ở Premier League. May đấy đã là chuyện của 4 năm trước.

Nếu chậm 2 năm, Arsenal đã không thể mua Guendouzi

Xét đến tuổi tác, Arsenal không thể mua Matteo Guendouzi dù anh đến từ Lorient vào năm 2018. Tương tự, thương vụ kỷ lục của Wolves là Fabio Silva cũng không thể hoàn thành vì anh sinh năm 2002.

Với những cầu thủ trẻ, từ 18-21 tuổi, vẫn có ngoại lệ nếu không đạt đủ 15 điểm GBE một khi họ chứng minh được "tiềm năng vượt trội và đủ khả năng để chứng minh". Đương nhiên, những yếu tố cảm quan như vậy rất khó có một định lượng chính xác.

Bây giờ, nếu có một đội nào đó muốn mượn Graziano Pelle thì không thể đơn giản như trường hợp của Odion Ighalo tới M.U. Cái mác "công dân EU" không giúp gì cho Pelle trong chuyện này, nhất là khi anh đang thi đấu ở giải Trung Quốc (bị đánh giá rất thấp) cũng như lần gần nhất anh thi đấu cho ĐT Italia đã từ 2016. Kể cả những cầu thủ Brazil như Hulk hay Oscar đều không thể đến Anh vào lúc này.

#3
Tập trung vào thị trường Nam Mỹ

Hệ thống tính điểm GBE mới sẽ tác động trực tiếp tới thị trường ngoài EU mà Premier League thường nhắm vào, cụ thể ở đây là Nam Mỹ. Nếu như các cầu thủ U18 vẫn bị hạn chế thì câu chuyện cho những người lớn tuổi hơn sẽ cởi mở hơn.

Trước đây, để đạt được giấy phép lao động cho công dân ngoài EU, các cầu thủ Nam Mỹ phải đạt được những tiêu chí cơ bản về kinh nghiệm thi đấu tại ĐTQG cũng như giá chuyển nhượng. Bây giờ, hệ thống mới chú trọng vào quá trình phát triển của cầu thủ ở giải đấu nguồn hơn.

Những cầu thủ đến từ hạng đấu cao nhất của Brazil và Argentina sẽ được xếp vào Nhóm 3, tương đương với giải VĐQG Nga, tức là cao hơn cả giải của CH Czech, Hy Lạp, Thụy Sĩ và Croatia.

Arsenal cần nhắm vào các mục tiêu như Martinelli

Nhưng Copa Libertadores sẽ được đánh giá tương đương với Champions League của châu Âu. Những cầu thủ thuộc các CLB của Brazil và Argentina thường xuyên góp mặt ở Copa Libertadores sẽ được cộng rất nhiều điểm GBE, bất chấp việc có được lên ĐTQG hay không.

Giải cao nhất của Colombia sánh ngang với La Liga 2 và Bunesliga 2 ở Nhóm 4. Trong khi giải Chile và Uruguay thì tương đương với giải Na Uy, Đan Mạch và Ba Lan ở Nhóm 5. 

#4
Sự ra đời của các CLB "vệ tinh"

Trước đây, FIFA cho phép các cầu thủ trẻ tại châu Âu được di chuyển tự do giữa các quốc gia trong khu vực trước tuổi 18. Nhưng giờ, sau Brexit, Anh bị cho ra rìa. Do đó, các trường hợp của Cesc Fabregas, Hector Bellerin và Eric Garcia đến Anh năm 16 tuổi sẽ chỉ còn trong sách vở.

Nhưng cái khó ló cái khôn, các đội bóng Premier League có thể dùng các đội bóng "vệ tinh" giúp sức. Thông qua tập đoàn City Football, Man City liên kết chặt chẽ với rất nhiều đội bóng khác trên thế giới cũng thuộc tập đoàn. Leicester, Brighton và Sheffield đều được cho là có mối quan hệ thân thiết với những đội bóng Bỉ. M.U thì cũng đang trong quá trình đi tìm một "đối tác" chiến lược tại châu Âu.

Hệ thống các CLB "anh em" của tập đoàn City Football

Lý thuyết ở đây là các CLB "đối tác" này sẽ là bến đỗ cho các tài năng trẻ giàu triển vọng cho đến khi họ đủ 18 tuổi để chuyển tới Anh. Vì thế, vào lúc này, song song với việc tìm tài năng trẻ, các CLB Anh cũng cần tìm những đội bóng "kết nghĩa".

#5
Mỏ vàng Ligue 1

Những cầu thủ đang thi đấu ở Ligue 1 thì đương nhiên có nhiều cơ hội giành GBE vì họ được đánh giá tương đương với các đồng nghiệp ở La Liga, Bundesliga và Serie A. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là Ligue 1 đang gặp rắc rối lớn.

Việc giải đấu bị chấm dứt sớm vào mùa trước khiến các CLB Ligue 1 không được nhận đủ tiền bản quyền truyền hình. Giải đấu này thậm chí đã phải vay nóng chính phủ Pháp hơn 110 triệu euro để duy trì hoạt động. Ngay đến gã nhà giàu như PSG cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Boulaye Dia (trái) của Remis đang thi đấu rất lên chân

Kể cả khi mùa bóng này diễn ra trọn vẹn, doanh thu từ các nhà đài trả về CLB được dự báo chỉ còn khoảng một nửa so với hợp đồng trước đại dịch. Gánh nặng tài chính đang ảnh hưởng trực tiếp buộc nhiều đội bóng phải đi đến giải pháp là bán đi cầu thủ tài năng của mình, đôi khi là với giá rẻ hơn mong muốn. Và đây chính là món hời với Premier League.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x