Cuộc 'đổ bộ' của những phép tính vào bóng đá

Cẩm Chi
15:44 ngày 17-10-2019
Khoảng 10-15 năm trước, số liệu thống kê trong bóng đá chỉ là những hạng mục đơn giản như số bàn thắng, số trận đấu hay tỷ lệ kiểm soát bóng.
Cuộc 'đổ bộ' của những phép tính  vào bóng đá

Nhưng mọi thứ giờ đã khác, khi người làm bóng đá có cả một mê cung số liệu để nghiên cứu về cầu thủ. Ngày nay, nhiều CLB thậm chí còn chỉ cần dựa vào thống kê dữ liệu để “chốt” giao dịch mà không cần trực tiếp “soi giò” cầu thủ.

Cuộc cách mạng từ người Mỹ
Người mang toán học đến với túc cầu giáo không phải là cựu cầu thủ bóng đá, cũng không phải công dân lục địa già. Ông là Billy Beane, một cầu thủ bóng chày từ bên kia bờ Đại Tây Dương. Sau này, cuộc đời và sự nghiệp Beane được Brad Pitt tái hiện trong bộ phim “Moneyball”. Đó cũng là tên của học thuyết toán học được Beane ứng dụng trong bộ môn bóng chày, từ đó dần lấn sân sang bóng đá.

Không giống phần lớn các tuyển trạch viên bóng chày khác, Beane cho rằng không thể tin vào “mắt xem giò” và kinh nghiệm cá nhân. Thay vào đó, chỉ có những con số thống kê mới thể hiện khách quan và trung thực trình độ các cầu thủ. Sở dĩ Beane tin như vậy một phần vì sự nghiệp hỏng bét của ông trước kia. Beane từng được ca ngợi là “cầu thủ hoàn hảo” nhưng chơi chuyên nghiệp chẳng bằng ai.

Với niềm tin đó, Beane xây dựng đội bóng chày Oakland Athletics toàn những cầu thủ vô danh nhưng có chỉ số thống kê ấn tượng. Ở chiều ngược lại, nhiều ngôi sao phải ra đi vì lương quá cao nhưng chỉ số kém. Cách làm việc kỳ khôi đó ban đầu bị khán giả phản ứng dữ dội, các chuyên gia chê bai nhưng cuối cùng lại... thành công. Athletics có 4 mùa liên tiếp tranh cúp vô địch MLB (giải bóng chày chuyên nghiệp Mỹ), bao gồm kỳ tích thắng 20 trận liên tiếp vào năm 2002.

Học thuyết Moneyball không chỉ hiệu quả về thành tích thi đấu, nó còn cho thấy đồng tiền được chi hiệu quả thế nào. Ngân sách của Athletics chỉ bằng 1/4 các đội khác, nhưng họ có thể chơi sòng phẳng trước các ông lớn. Vì thế, các CLB ở MLB dần áp dụng Moneyball vào công tác quản lý và tuyển mộ cầu thủ. Boston Red Sox là một trong những CLB đầu tiên áp dụng và sớm thành công với chức vô địch thế giới vào năm 2004.

Có một điều rất thú vị: Ông chủ Boston Red Sox là John Henry, cũng là ông chủ Liverpool hiện nay. Khi John Henry mua lại Liverpool, ông cũng mang học thuyết Moneyball đến Premier League. Sau thời gian đầu tái cấu trúc CLB, Juergen Klopp được đưa về với một sứ mệnh dài hạn. Chính sách chuyển nhượng của Liverpool cũng mang dấu ấn rất rõ của Moneyball.

Nhờ Moneyball, Liverpool tự tin trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ lên đội 1, điển hình nhất là Alexander Arnold. Họ cũng mua Robertson từ một CLB xuống hạng (Hull City) với giá vỏn vẹn 4 triệu bảng về đá chính. Ngoài ra, Liverpool còn chứng minh mức giá 70 triệu bảng dành cho Van Dijk không phung phí dù chỉ một xu. Hai lần liên tiếp lọt vào chung kết Champions League, bao gồm chức vô địch mới đây của Liverpool cho thấy Moneyball chính là công thức thành công hữu hiệu nhất.

Ở những CLB khác, các HLV đều sử dụng thống kê và phân tích số liệu ở mức tinh vi để phục vụ công việc hàng ngày. Pep Guardiola rất thích dùng hình tam giác để mô phỏng những sơ đồ phức tạp của ông. Klopp có thói quen giới hạn thời gian cướp bóng - phản công tính đến từng phần trăm giây, ai chậm phải làm lại đến khi đạt yêu cầu. Conte với lối đá phòng thủ khu vực thường bảo cầu thủ đứng sát lại để giữ cự li đội hình.

Bên cạnh Pep, Klopp và Conte, những HLV thuộc thế hệ cũ cũng dần thay đổi thói quen dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mà dần dần dùng số liệu để đánh giá. Van Gaal khi dẫn dắt M.U từng yêu cầu Evans dâng cao thêm... nửa mét mỗi khi đội nhà tấn công để gây áp lực lên đối phương. Bielsa bị ám ảnh với những con số, tới mức ông yêu cầu các học trò cũng phải ngâm cứu.

Nhưng dùng số liệu theo cách đặc biệt nhất hẳn là Mourinho. Khi bị chỉ trích vì không cho Rashford cơ hội ra sân, ông đứng trước phòng họp báo và nói ra rả về một đống dẫn chứng chứng minh cậu ta được tạo điều kiện thi đấu nhiều hơn hẳn những cầu thủ trẻ người Anh khác.

Con số có thể bị đánh lừa
Thống kê trong bóng đá dường như đang phát triển tới mức điên rồ. Zidane từng nói không có hiện tượng nào trong bóng đá mâu thuẫn với con số thống kê cả. Ngay cả cú sút phạt hình quả chuối của Roberto Carlos vào năm 1997 cũng có thể được lý giải dưới góc độ khoa học. Với cơ sở đó, thống kê trong bóng đá ngày càng phát triển tới mức điên rồ.

Bóng đá hiện đại ngày càng giống trò chơi điện tử. Mùa này, những chiến thắng của Man City đều diễn ra với tỷ số áp đảo. Họ dễ dàng ghi 3-4 bàn vào lưới đối phương bằng những miếng đánh giống nhau. Ai cũng biết Man City của Pep có thể tấn công theo cách nào, chỉ khác là không thể ngăn chặn được họ. Tương tự là Liverpool của Klopp với dàn cầu thủ có thống kê ấn tượng hơn hẳn phần còn lại.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những con số thống kê sẽ làm bóng đá tốt hơn. Một trong những mặt trái do thống kê đem lại là sự biến mất của những tiền đạo cắm. Họ dần không có chỗ đứng bởi ở các đội trẻ, HLV sẽ sử dụng những cầu thủ đa năng, có thể chơi ở 2 bên cánh, thậm chí xuống đá tiền vệ thay vì những người chỉ đá cắm trước khung thành.

So với những cầu thủ đa năng, tiền đạo cắm có thống kê về tỷ lệ chuyền bóng không ấn tượng nên sớm bị loại bỏ. Cruyff từng nói nếu được đào tạo trong môi trường bóng đá hiện đại, không đời nào ông được đôn lên đội 1 Ajax. Việc Pháp vô địch World Cup 2018 với một tiền đạo cắm không cần ghi bàn như Giroud khiến các nhà thống kê học phải lật ngược lại toàn bộ vấn đề: Số liệu có thể đánh lừa cảm quan như thế nào?

Bản thân HLV Arsene Wenger khá thích Moneyball, nhưng điều đó không có nghĩa ông cũng bị số liệu đánh lừa như phần lớn các đồng nghiệp khác.

Khi Rashford thi đấu bùng nổ dưới thời Solskjaer giữa mùa trước, Wenger nhận định: “Thực ra cậu ta chẳng có gì tiến bộ hơn. Rashford ghi bàn nhiều hơn vì đá cắm thay vì đá cánh như trước. Khi các đội dần chú ý kèm cặp cậu ta, Rashford sẽ không thể ghi bàn nữa”. Thực tế đã chứng minh Wenger hoàn toàn đúng.

Thống kê bằng kinh nghiệm

Sir Alex Ferguson tiết lộ thời còn làm HLV, ông cũng có thói quen tích lũy số liệu theo cách riêng. Ông thường tự lái xe đến xem hàng trăm trận đấu ở giải vô địch Scotland mỗi năm. Trên sân tập, ông từng khuyên các thủ môn bắt phạt đền: “Đứng yên thì các cậu sẽ bắt được nhiều nhất”. Sau này, các nhà khoa học Israel thống kê và thấy các cầu thủ đá phạt đền có xu hướng sút vào giữa khung thành đến 40%, cao hơn 2 bên còn lại (30%).

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x