Man City: Cuộc vui chỉ mới bắt đầu

Từ 08:58 ngày 15-01-2021
Gabriel Jesus gây thất vọng trong khi Pep Guardiola không thể dùng Sergio Aguero. Man City phải ra sân với đội hình không có tiền đạo thực thụ là vì lẽ ấy.

Đấy trước tiên là một sự bị động. Pep đã xoay xở thành công trong hoàn cảnh khó khăn. Chứ không thể tin rằng đấy là lối chơi xuyên suốt, có hệ thống, sẽ được vận dụng lâu dài.

Cách chơi thành công của Man City trong những trận đấu gần đây khác hẳn với cách chơi không cần tiền đạo, dùng hẳn sơ đồ 4-3-3-0 của HLV Vicente Del Bosque trong giai đoạn 2010-2012. Người ta vẫn xem đấy là giai đoạn rực rỡ nhất của kỷ nguyên tiqui-taca, so sánh ĐT Tây Ban Nha của Del Bosque với đội tuyển Brazil tại World Cup 1970, và tranh cãi đâu là đội tuyển hay nhất trong lịch sử bóng đá.

Đội tuyển Brazil (đoạt vĩnh viễn Cúp Jules Rimet) hay ở chỗ họ có gần nửa đội hình là những tiền đạo cự phách, chân sút nào cũng là nghệ sĩ: Pele, Tostao, Rivelino, Jairzinho... Họ không cần đến một bộ phận, một chiến thuật tuyệt vời ở sau lưng, để kiến tạo cơ hội cho mình. Hoàn toàn ngược lại, Tây Ban Nha trong tay Del Bosque có lối đá hay đến nỗi không cần tiền đạo để ghi bàn. Chuyền mãi, cho đến khi chuyền luôn vào lưới, thì đâu cần tiền đạo! Del Bosque có các trung phong nổi tiếng như David Villa hoặc Fernando Torres, chẳng qua là không cần dùng. Thi thoảng, họ vẫn xuất hiện, trong “kế hoạch B” của Del Bosque. Và đấy chính là chỗ nguy hiểm khiến Tây Ban Nha của Del Bosque thành công. Đừng nói họ không có trung phong!

Có thể, vì đối thủ cứ loay hoay với cái vòng lẩn quẩn “Aguero đã bình phục”, hoặc “Jesus đã hết cách ly”, nên rút cuộc mới bẽ bàng với thực tế là Man City không cần phải có Aguero hay Jesus. Cách chơi này sẽ ổn định, kéo dài đến bao giờ, thì đấy lại là câu hỏi quan trọng.

Vô chiêu thắng hữu chiêu. Ngày xưa, trung phong (trong đội hình WM) Nandor Hidegkuti bỗng lùi về khu giữa sân, khiến trung vệ đối phương không biết có nên bỏ vị trí để theo kèm Hidegkuti hay không. Và “đội bóng vàng” Hungary thành công với cách chơi 4-2-4, rất lạ thời ấy. HLV Alf Ramsey thì bỏ luôn tiền đạo cánh để dùng cặp trung phong, trong sơ đồ 4-4-2 vốn chưa hề xuất hiện trước đó. Thế là hậu vệ cánh trong hàng thủ đối phương “thất nghiệp”, không biết phải làm gì. Thầy trò Ramsey vô địch World Cup 1966.

Tất nhiên, 4-2-4 hay 4-4-2 thì rút cuộc cũng trở thành những sơ đồ bình thường, vì thiên hạ dễ dàng nghiên cứu và luôn có cách hóa giải. Chiêu nào cũng có chiêu hóa giải tương ứng. Đánh không ra chiêu mới khó hóa giải. Khác biệt là ở chỗ người ta chỉ bất ngờ đánh vô chiêu trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng, hay có hẳn khả năng đánh vô chiêu mãi.

Cách chơi không có trung phong của Man City sắp... hết lạ rồi. Đối thủ sẽ tính phương án đương đầu với một Man City không có trung phong, và không khó hóa giải cách chơi này. Ngược lại, khi ấy Guardiola chẳng những sẽ dùng mà còn có thể dùng đến trung phong cùng lúc? Cuộc đua hấp dẫn chỉ mới bắt đầu...

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x