Khi bóng đá không còn là bóng đá

Kinh Thi Kinh Thi
09:46 ngày 05-03-2021
Chuyện nửa đùa nửa thật, đứng vững suốt hàng chục năm: hễ vua bóng đá Pele dự đoán điều gì thì kết quả thực tế sẽ... ngược lại.
Khi bóng đá không còn là bóng đá

Vâng, “Pele đoán sai” là một câu chuyện huyền thoại, thú vị chẳng kém bản thân huyền thoại Pele. Và khi Pele “đoán sai thường trực” suốt hàng chục năm thì tất nhiên phải có lý do. Vấn đề không nằm ở chỗ Pele “đá bóng” giỏi nhưng không giỏi về “bóng đá”, như người ta vẫn thi thoảng cố lý giải bằng được vì sao Pele hay đoán sai như vậy.

Cần nhớ: môn bóng đá vĩ đại ở chỗ hầu như không thể dự đoán chắc chắn điều gì (chứ nếu có thể dự đoán chính xác, các chuyên gia bóng đá đều đã trở thành tỷ phú hết rồi). Điều này còn có nghĩa: muốn luôn... đoán sai, như Pele, cũng chẳng được. Tóm lại, mục “Pele dự đoán” (đại khái như thế) thật ra... chẳng phải là bóng đá. Đấy là chỗ mấu chốt!

Người ta chỉ lợi dụng cái tên Pele để thể hiện một điều gì đó. Nhỏ nhặt thì đấy có thể chỉ là chút giải trí, mua vui. To tát hơn thì đấy là có thể câu chuyện mang màu sắc kinh doanh, chính trị. Một đội châu Phi sẽ vô địch World Cup; hoặc một tài năng trẻ nào đấy (mà ai cũng biết các nhãn hiệu quảng cáo cụ thể đi kèm theo cái tên ấy) sẽ bay bổng trên bầu trời World Cup. Vân vân.

Vượt ra ngoài phạm vi bóng đá, thì môn thể thao này có thể càng vĩ đại hơn. Nhưng cũng có khi nó lại bớt hay. Tùy quan điểm đã đành. Còn tùy người xem đang đứng ở đâu nữa.

Gần đây, Marcus Rashford nổi đình nổi đám, không chỉ trên quê hương bóng đá, vì những việc làm tốt đẹp như gầy dựng chương trình bữa ăn miễn phí cho học trò nghèo hoặc đanh thép chống nạn phân biệt chủng tộc. Rashford lên bìa tạp chí Time. Rashford gây ảnh hưởng quan trọng đến thủ tướng Anh. Rashford được BBC tôn vinh... Không thể liệt kê cho hết sự ca ngợi của báo chí trên toàn thế giới về “tiến sĩ Rashford”, “vĩ nhân Rashford”. Thật đáng ngưỡng mộ, trừ phi người ta ngưỡng mộ Rashford đến mức cho rằng một vĩ nhân như thế thì không thể nào kém khi... chơi bóng!

Rashford là cầu thủ kém nhất trên sân, khi M.U bị chê bai vì chỉ hòa 0-0 với Crystal Palace. Không chỉ dứt điểm kém cỏi, Rashford chơi như mơ ngủ. Tệ hơn, Rashford còn quyết “ăn thua đủ” khi bị đồng đội Harry Maguire nhắc nhở sau một pha việt vị. Như thế là không hay rồi. Rashford có quyền đá dở, và có tư thế bất khả xâm phạm vì anh đang là người hùng, là ngôi sao của toàn xã hội?

Khi mọi cầu thủ khác phải vắt hết khả năng trên sân tập, phải nghỉ ngơi và thả lỏng hợp lý trước trận, phải tập trung toàn bộ tinh thần trong trận đấu, thì Rashford thường xuyên họp online chỗ này, kiểm tra chất lượng suất ăn chỗ kia. Anh phải suy nghĩ không ngừng, về những chuyện không nhất thiết thuộc về bóng đá, thì tóm lại anh đâu còn là một cầu thủ đích thực nữa. Không rớt phong độ mới lạ.

Bóng đá đang lấy lại của Rashford những gì xã hội đang tôn vinh anh.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x