'Lỗ hổng Sissoko' khiến Tottenham thua M.U như thế nào?

Kinh Thi Kinh Thi
09:35 ngày 17-01-2019
Trận M.U thắng Tottenham, các pha cứu nguy xuất sắc của David De Gea, đường chuyền tuyệt vời của Pogba và cú dứt điểm chuẩn xác của Rashford đều quan trọng. Nhưng đấy đều là những tình huống chợt đến. Về mặt chiến thuật, lỗ hổng do Sissoko để lại khi anh rời sân vì chấn thương đã khiến Tottenham lập tức phải nhận bàn thua mang tính quyết định.
'Lỗ hổng Sissoko' khiến Tottenham thua M.U như thế nào?
Tầm quan trọng của Sissoko

Đặc điểm lớn trong cách chơi của Tottenham là cặp hậu vệ biên thường xuyên dâng cao để tấn công. Sự ăn ý giữa hậu vệ Kieran Trippier và tiền vệ Moussa Sissoko ở cánh phải là chi tiết quan trọng trong cách chơi này. Một mặt, Sissoko bọc lót mỗi khi Trippier dâng cao. Mặt khác, Sissoko luôn sẵn sàng nhận lại đường chuyền đơn giản trong trường hợp Trippier lên cao, có bóng, nhưng không có giải pháp hay cho một đường chuyền quan trọng.

Do lối chơi rất cân bằng giữa công và thủ, Sissoko ngày càng trở nên quan trọng trong hàng tiền vệ Tottenham. Tuy chưa bao giờ được tính là một ngôi sao ngay ở Tottenham, nhưng trên thực tế, đây là một trong những cầu thủ quan trọng nhất về mặt chiến thuật, của hàng tiền vệ cũng như trong cả đội hình Tottenham nói chung.

Trên sân, Sissoko tạo được mối liên hệ rất mật thiết với Trippier
Trên sân, Sissoko tạo được mối liên hệ rất mật thiết với Trippier

Ngay phút đầu tiên của trận đại chiến Tottenham - M.U, người ta đã thấy hình ảnh Trippier có bóng ở vị trí có thể tung ra quả tạt hoặc đường chuyền quyết định, với Sissoko phía sau, như một sự “bảo hiểm” chất lượng cao. Những tình huống quan trọng như thế xuất hiện rất nhiều. 

Có lúc, Trippier lên cao để nhận đường chuyền từ trung lộ của Christian Eriksen, với Sissoko bó vào trong, trở thành lá chắn giữa sân để đề phòng phản đòn. 

Cũng có lúc, cả hai hậu vệ cánh Trippier lẫn Ben Davies (bên trái) đều lên cao trong khi Harry Kane khiến Paul Pogba (M.U) phải bận kèm người ở khu giữa, và Sissoko lập tức chiếm lĩnh khoảng trống, trở thành giải pháp chuyền bóng cho Eriksen.

Tóm lại, Sissoko vừa là trạm trung chuyển hợp lý, vừa là lá chắn an toàn giữa sân, vừa là sự bảo hiểm uy tín để Trippier bay bổng ở cánh phải. Thực tế hiển nhiên trước trận Tottenham - M.U: đội bóng của HLV tạm quyền Ole Gunnar Solskjaer đang lên như diều gặp gió, với mọi sự chú ý dồn cả vào siêu sao vừa “lột xác” Paul Pogba. Tottenham rất cần một sự thận trọng nhất định, hoặc nói cách khác là cần một sự cân bằng giữa công và thủ, trước một đối thủ nguy hiểm như thế. Sissoko là câu trả lời.

Cuộc chiến “4 chọi 4” giữa sân

Cả khách lẫn chủ đều bố trí 4 tiền vệ đứng thành hình thoi trong cuộc chiến giữa sân ở trận Tottenham - M.U vừa qua. Đó là Harry Winks, Sissoko, Eriksen, Dele Alli (Tottenham) đọ với Jesse Lingard, Pogba, Ander Herrera, Nemanja Matic (M.U). Vẫn như mọi khi, cuộc chiến giữa sân được xem là quan trọng nhất trong một trận đấu lớn. Bộ tứ tiền vệ của đôi bên luôn “chiến đấu” quyết liệt với nhau trong trận đấu tại Wembley cả trong khía cạnh đồng đội lẫn từng cuộc đối đầu cá nhân.

Một mặt, do cặp hậu vệ biên thường dâng cao nên khi có bóng từ hàng thủ, các trung vệ Tottenham thường phải chuyền ngắn và an toàn cho tiền vệ gần nhất. Sissoko (cùng Winks) là những cầu thủ chơi thấp nhất trong hàng tiền vệ Tottenham, và Sissoko dĩ nhiên là một giải pháp để chuyền bóng. 

Mặt khác, trong cuộc đụng độ nẩy lửa giữa hai hàng tiền vệ thì Sissoko chính là đối thủ trực tiếp của Pogba - ngôi sao số 1 của M.U đang trở lại từ khi Ole Gunnar Solsjaer huấn luyện. Biểu đồ thể hiện vị trí trung bình trên sân trong hiệp 1 của trận đấu cho thấy vị trí của Sissoko và Pogba gần như trùng khớp hoàn toàn với nhau. Đâu khó hình dung hậu quả với Tottenham sẽ như thế nào khi Sissoko phải rời sân ngoài ý muốn.

Sissoko trấn giữ tuyến giữa giúp các đồng đội an tâm hơn khi lao lên phía trên
Sissoko trấn giữ tuyến giữa giúp các đồng đội an tâm hơn khi lao lên phía trên

Người vào thay Sissoko là Erik Lamela. Có 3 vấn đề. Một là Lamela không thật ăn ý với Trippier, như cặp Sissoko và Trippier. Hai, cách chơi của bộ tứ tiền vệ Tottenham đã được chuẩn bị kỹ. Đây không đơn thuần là trường hợp một cầu thủ vào sân thay một cầu thủ khác. Ba là khu vực giữa sân của Tottenham mất cân đối khi có đến 3 tiền vệ có thiên hướng tấn công. Sự mất cân đối này đã được thể hiện trên thực tế, cả trong cách chơi chứ không chỉ qua việc giữ cự ly đội hình.

Về mặt phỏng đoán, người ta suy luận: phải có một sự thay đổi nào đấy, dựa vào hình ảnh Lamela chạy thẳng đến chỗ Eriksen và nói chuyện ngay khi vào sân. Còn trên thực tế, sự thay đổi ấy có thể là việc kéo Eriksen về vị trí của Sissoko, còn Lamela chơi cao hơn, qua hình ảnh Eriksen tranh bóng với Pogba.

M.U ghi bàn như thế nào?

Sissoko dính chấn thương, phải nhường chỗ cho Lamela ở phút 43. Và Pogba chuyền bóng cho Rashford ghi bàn duy nhất ở phút 44. Chỉ 30 giây sau một tình huống ném biên của Trippier, giới chuyên môn đã cảm nhận toàn bộ ảnh hưởng lớn lao từ sự vắng mặt của tiền vệ người Pháp, khi quả bóng nằm gọn trong lưới Tottenham.

Trippier ném bóng cho trung vệ Toby Alderweireld, và sau khi chuyền trao đổi với người đá cặp Jan Vertonghen thì Alderweireld chuyền lại cho Trippier. Đường chuyền sau đó của Trippier cho Eriksen được ghi nhận trong một hình ảnh “xộc xệch”: Trippier, Lamela và Alli đứng ngang hàng với nhau trên sân. Cấu trúc hàng tiền vệ hình thoi của Tottenham như thế là đã bị phá vỡ rồi. Vị trí vốn thuộc về Sissoko trước đó giờ là một khoảng trống thênh thang.

Trong tình huống Tottenham nhận bàn thua, Alli đã phải lui về lấp vào khoảng trống của Sissoko nhưng không kịp
Trong tình huống Tottenham nhận bàn thua, Alli đã phải lui về lấp vào khoảng trống của Sissoko nhưng không kịp

Eriksen lại trả bóng cho Trippier, và đến đây thì pha tấn công của Tottenham rơi vào bế tắc. Eriksen đã di chuyển về phía khu 16m50 của M.U, nhưng hướng chuyền cho Eriksen thì đã bị Anthony Martial bên phía đối phương bịt kín. Vì sao Eriksen di chuyển như thế? 

Có thể vì anh bỗng quên mình đang thay vai Sissoko, nhưng cũng có thể vì đấy là do thiên hướng tấn công của Eriksen. Lamela lùi về để tạo giải pháp chuyền bóng cho Trippier. Và đấy chính là lúc thảm họa xuất hiện. Một mặt, Lingard có thể cắt bóng. Mặt khác. Pogba bỗng dưng quá “rảnh” vì không có người kèm.

Trong khi Pogba đã tỏ ra sẵn sàng ngay từ khoảnh khắc Lingard sắp cắt được đường chuyền của Trippier cho Lamela, thì ở phía xa, Rashford cũng đã bắt đầu di chuyển.

Một tình huống tiêu biểu cho thấy khi không còn Sissoko trên sân, Trippier thường xuyên bị chia cắt
Một tình huống tiêu biểu cho thấy khi không còn Sissoko trên sân, Trippier thường xuyên bị chia cắt

Cấu trúc tiền vệ của M.U vẫn được giữ vững trong khi tiền vệ Tottenham thì đã biến dạng hoàn toàn trong khoảnh khắc Pogba đón bóng từ Lingard. Và cuối cùng là một tuyệt tác giữa Pogba với Rashford - hai cầu thủ tấn công hay nhất của M.U thời Solskjaer - trong pha ghi bàn quyết định.

Như mọi người đã biết, Tottenham tấn công và dứt điểm liên tục khiến thủ môn David De Gea phải xuất sắc lắm mới có thể giúp M.U giữ vững tỷ số. Nhưng đấy một phần cũng vì hoàn cảnh Tottenham đã bị dẫn điểm và phải tràn lên tấn công trong hiệp 2. Giả sử thế trận vẫn cứ cân bằng, Tottenham có áp đảo như thế? Và biết đâu, khoảng trống do Sissoko để lại vẫn sẽ lộ rõ trong một tình huống khác, nếu Tottenham phải phòng thủ nhiều hơn trong hiệp 2?
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
<
  • Phía sau những chiến thắng đậm Phía sau những chiến thắng đậm của Man City

    Tháng 11 năm 1987, Man City tạo nên một trong những trận đấu đi vào lịch sử của họ khi vùi dập Huddersfield với tỷ số… 10-1 tại một trận đấu ở giải hạng Nhì.

  • Petr Cech tuyên bố giải nghệ: Ngẩng cao đầu mà đi Petr Cech tuyên bố giải nghệ: Ngẩng cao đầu mà đi

    “Cuộc vui nào rồi cũng tàn”, Cech đã lờ mờ nhận ra chân lý ấy sau khi HLV Unai Emery đưa thủ môn Bernd Leno về Emirates. Cuối cùng, sau 20 năm chinh chiến đỉnh cao, Cech đã nói lời từ giã sân cỏ, dù biết rằng anh có thể thi đấu thêm vài năm nữa.

  • Leroy Sane & hành trình khẳng định mình Leroy Sane & hành trình khẳng định mình

    Bây giờ, Leroy Sane là lựa chọn không thể thiếu mỗi khi Pep Guardiola sắp xếp đội hình xuất phát của Man City. Ngôi sao 23 tuổi đang trở nên rất, rất quan trọng với Man City.

  • Arsenal lên phương án thay Oezil Arsenal lên phương án thay Oezil

    Từ chỗ là niềm hy vọng, Mesut Oezil giờ đây trở thành gánh nặng với Arsenal. Dù đã được HLV Unai Emery tạo cơ hội, nhưng nhạc trưởng người Đức vẫn chưa có nhiều đóng góp cho Pháo thủ ở mùa giải này. Anh mới chỉ in dấu giày vào 5 bàn thắng tại Premier League 2018/19, kém cả cầu thủ trẻ Alex Iwobi (góp công trong 7 bàn thắng).

  • Solskjaer ôm ấp học trò tình cảm, Rossi tập luyện cùng đội cũ M.U Buổi tập của M.U trước trận gặp Brighton: Vui như Tết

    Trong buổi tập mới đây, các thành viên của M.U đã thể hiện được bầu không khí thoải mái và vui mừng đang tràn ngập CLB. Các cầu thủ tập luyện vui vẻ còn HLV Ole Gunnar Solskjaer thậm chí còn ôm ấp và vui đùa với Fred.

  • Kane chấn thương nặng, nghỉ 2 tháng Kane chấn thương nặng, nghỉ 2 tháng

    Tottenham đón nhận tin dữ khi tiền đạo chủ lực Harry Kane bị tổn thương dây chằng mắt cá, qua đó phải nghỉ thi đấu 2 tháng.

  • Hậu vệ Tottenham bị bắt ngay trước trận đấu với M.U Hậu vệ Tottenham bị bắt ngay trước trận đấu với M.U

    Chỉ vài giờ trước trận Tottenham để thua Man United 0-1 cuối tuần qua, hậu vệ phải Serge Aurier của Tottenham đã bị cánh sát giải về đồn do có cáo buộc anh "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với cô bạn gái Hencha Voigt.

  • Đằng sau những pha cứu thua của De Gea: Phá bóng bằng chân là một nghệ thuật Đằng sau những pha cứu thua của De Gea: Phá bóng bằng chân là một nghệ thuật

    Thủ môn vào loại hàng đầu thế giới (ngày xưa) Rinat Dassaev từng bị chỉ trích về một "nhược điểm" là cứu nguy bằng chân quá nhiều. Bóng đá trong những năm 1980 là như vậy. Câu chuyện chỉ thay đổi khi huyền thoại Lev Yashin vào cuộc với bình luận: "Phá bóng bằng chân là một nghệ thuật"!

  • M.U: Từ không thể, thành có thể M.U: Từ không thể, thành có thể

    Tùy theo quan điểm, góc nhìn, và đơn giản là tùy cả vào sự hâm mộ hay không nữa, mỗi người tự thấy M.U khác như thế nào giữa hai thời kỳ do Jose Mourinho và Ole Gunnar Solskjaer huấn luyện.

  • Soi kèo ngày 16/1: Niềm tin đặt vào Lyon và Sporting Lisbon Soi kèo ngày 16/1: Niềm tin đặt vào Lyon và Sporting Lisbon

    Có khá nhiều cái tên “hàng hiệu” ra sân đêm nay ở các giải đấu khác nhau, nhưng Lyon (gặp Toulouse) và Sporting Lisbon (Feirense) là các đội cửa trên đáng tin cậy hơn cả dù họ đều đá sân khách.

  • De Gea muốn lương 300.000 bảng/tuần De Gea muốn lương 300.000 bảng/tuần

    Giữ chân David de Gea là một trong những phần việc quan trọng của Man United thời gian tới. Thủ thành người Tây Ban Nha đã chói sáng ở trận gặp Tottenham cuối tuần qua, với 11 tình huống cản phá.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x