M.U, Sir Alex & Solsa: Trước tiên, phải biết mình là ai

Kinh Thi Kinh Thi
08:33 ngày 25-04-2019
Vì sao Alex Ferguson thành công rực rỡ suốt 27 năm dẫn dắt M.U? Vì cách huấn luyện “độc tài”, đi liền với hình ảnh mắng té tát các ngôi sao M.U, đến nỗi có biệt danh “Máy sấy tóc”?
M.U, Sir Alex & Solsa: Trước tiên, phải biết mình là ai
Vì ông có bộ óc siêu phàm về chiến thuật, chiến lược? Hay vì khả năng quản lý các ngôi sao cỡ “cây đa cây đề”? Thiên hạ cứ mặc sức tung hô Sir Alex, theo cách viết rất “đao to búa lớn”, trên báo lá cải.

Hãy cứ bắt đầu từ chi tiết cơ bản nhất liên quan đến mọi HLV: Ferguson am tường chiến thuật đến mức độ nào? Ông mua siêu sao Argentina, Juan Veron, chỉ để rút cuộc không biết lắp ghép thế nào vào hàng tiền vệ vốn luôn phải là David Beckham, Roy Keane (Nicky Butt), Paul Scholes, Ryan Giggs. Ông cũng đành bỏ Diego Forlan, trước khi anh này trở thành ngôi sao số một World Cup...

Tóm lại, Ferguson chẳng bao giờ là một hình mẫu về ý tưởng hoặc tư duy chiến thuật. Chẳng có gì lạ. David Platt từng nói huỵch toẹt - về cả làng bóng Anh - chứ chẳng riêng ai. “Trong thời của tôi, mọi cầu thủ hoặc đội bóng Anh mỗi khi ra sân là chỉ biết chơi theo sơ đồ 4-4-2. Cứ như, đá bóng nghĩa là đá theo sơ đồ 4-4-2”.

Cũng đừng bảo Ferguson “giỏi quản lý ngôi sao”. Ông lần lượt tống khứ Bryan Robson, Paul Ince, Andriy Kanchelskis, Norman Whiteside... Đấy dĩ nhiên là cách làm thành công, theo quan điểm “kết quả luận anh hùng”. Vì không thể quản lý các trụ cột ấy, Ferguson đành gạt phứt... cho lành.

Trước tiên, Ferguson thành công vì ông biết mình là ai. Cụ thể hơn: ông biết những chỗ không giỏi của mình. Đa phần báo giới ca ngợi cái cách “thanh trừng ngôi sao” của Ferguson, trong khi chỉ có một số rất ít chỉ ra rằng, Ferguson làm thế vì ông biết không quản lý được họ, không giỏi đến mức khai thác được tài năng của họ. Ferguson không giỏi dùng người theo kiểu Khổng Minh biết Ngụy Diên là đồ phản phúc mà vẫn dùng tốt (sau này sẽ “trị”, đỡ uổng).

Cả đời chơi bóng gần 20 năm, Ferguson đâu bao giờ lọt được vào ĐT Scotland! Ông đá tiền đạo, nhưng ít khi có dịp bắn phá khung thành đối phương. Biết mình kém, Ferguson phải thường xuyên lùi xa khỏi vòng cấm địa, để ít ra cũng dễ có bóng mà thi thố. Đấy là lý do vì sao sau này Ferguson rất thích bố trí cặp trung phong “một cắm, một lùi”.


Dĩ nhiên, Sir Alex cũng phải có nhiều cái hay, thì mới thành công đến mức trở thành HLV vĩ đại nhất vương quốc Anh xưa nay. Điều quan trọng là: phải biết chỗ dở của mình trước.

Ole Gunnar Solskjaer là một trong hơn 30 cầu thủ do Ferguson huấn luyện, sau này đã trở thành HLV chuyên nghiệp. Trong hơn 30 HLV ấy, nhân vật nào đã thành công?

Nói vậy để thấy: chẳng những không nên nhai mãi cái gọi là “tinh thần M.U” hay “bản chất M.U”. Điều đầu tiên Solskjaer nên nhớ là: hãy quên gấp những khái niệm vô nghĩa ấy, quên đi hầu hết những gì người ta thường xuyên ca ngợi ông “và M.U ngày nào”. Solskjaer - và hơn 30 “cựu đồng đạo M.U” - cũng cần quên ngay kiểu bàn (rất quen thuộc trong những ngày này): M.U là phải thế nọ, thế kia.

Phải như thế nào cho phù hợp với... những chỗ dở của Solskjaer, đấy mới là điều đáng suy nghĩ nhất, từ đó liên quan đến toàn bộ những gì HLV trưởng M.U nên, sẽ, hoặc có thể làm trong mùa Hè sắp tới. Đấy là những gì thì chính Solskjaer phải tự nghĩ ra, bởi chỉ có Solskjaer mới biết rõ nhất: ông dở chỗ nào. Ông cũng có những chỗ hay? Dĩ nhiên quá tốt, nhưng chưa đủ.

Chắc chắn một điều: Solskjaer đang chịu áp lực rất lớn. Ông càng phải “biết mình, biết người”, thì may ra mới có thể thành công. Và đấy chỉ có thể là thành công “theo còn đường Solskjaer” mà thôi. Không nhất thiết cứ phải là mô hình Liverpool hay mô hình Man City.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x