Thử thách 48 giờ để trở thành trọng tài tại Ngoại hạng Anh

Cẩm Chi
15:07 ngày 19-12-2019
Howard Webb, Mike Riley và nhiều trọng tài khác có thể từng vướng phải nghi án "thiên vị" M.U, nhưng họ chẳng bận tâm. Nếu công chúng biết trọng tài Anh được đào tạo khắt khe như thế nào, sẽ chẳng còn ai nhắc đến điều đó nữa.

Cẩn thận những chuyện nhỏ nhất
Graham Poll là một trong những trọng tài xuất sắc nhất bóng đá Anh từng có. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ông vua áo đen này chưa bao giờ mắc sai lầm nghiêm trọng, điển hình là việc rút tới... 3 thẻ vàng cho một cầu thủ ở World Cup 2006.

Để ngăn một trường hợp tương tự Poll xảy ra, những người đào tạo trọng tài tại Anh đã đưa thêm lưu ý “ghi rõ số áo cầu thủ nhận thẻ vàng, tránh nhầm lẫn” trong bài học.

Rút thẻ, thổi còi,... những công việc tưởng chừng như ai cũng biết lại là một phần không thể thiếu trong khóa đào tạo 2 ngày dành cho những trọng tài muốn thử sức mình ở các giải đấu chuyên nghiệp tại Anh.

Công việc trọng tài không loại trừ bất cứ ai cả, miễn là người đó có khả năng. Mỗi năm, chỉ có vài ba người trong số họ được chọn từ cả ngàn ứng viên mới có thể trở thành người cầm cân nảy mực.

Các fan “troll” Graham Poll rút đến 3 thẻ vàng

Nhằm giúp cho các tân binh hiểu rõ sự khó khăn của một trọng tài, PFA sẽ cử những trọng tài thứ thiệt đến kể cho họ nghe về sự nghiệp của mình. Chris Foy sẽ “bật mí” về những lần bị CĐV rượt đuổi trên sân, hay khoảnh khắc ông là nhân chứng bất đắc dĩ cho vụ án Anton Ferdinand cáo buộc John Terry phân biệt chủng tộc. Chẳng ai muốn vướng vào những vụ việc gây tranh cãi, nhưng lại không thể tránh khỏi.

Một trong những bài kiểm tra “nhập môn” đầu tiên cho các trọng tài là phải học thuộc Luật Bóng đá mùa giải 2019/20, một cuốn sách dày 245 trang. Trong vòng 2 ngày, họ phải nhớ nằm lòng những tình huống gây tranh cãi cần đến luật để phân xử.

Chưa cần nói tới cách dùng VAR như thế nào, trọng tài phải cập nhật những quy định mới, ví dụ như đá bóng thẳng vào gôn đối phương từ quả thả bóng của trọng tài sẽ không được công nhận bàn thắng nữa.

Chris Foy từng bị fan rượt đuổi ngay trên sân

Sau giờ lý thuyết là đến tiết sử dụng giáo cụ trực quan. Nội dung là những đoạn phim ghi lại tình huống phạm lỗi ở giải bán chuyên. Các học viên sẽ phải nhìn, phân tích và ra quyết định. Những người như Chris Foy sẽ đứng ngoài và lý giải cho họ vì sao có những tình huống trọng tài chỉ rút thẻ vàng chứ không phải thẻ đỏ. Họ không nhẹ tay, mà bởi vì không có góc quan sát tốt lúc ấy. “Nhớ nhé, để phán quyết chuẩn, trọng tài cần liên tục di chuyển. Đứng yên là chết”, Foy khuyên.

Đa năng và tinh tường
Những trọng tài hàng đầu còn phải học về khả năng giải quyết tình huống “2 trong 1”: miệng thổi còi, tay ra dấu cho đội ngũ y tế lập tức vào sân chăm sóc cầu thủ. Họ phải tinh tường và nhanh chóng thực hiện, bởi một giây chậm trễ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục thi đấu hay không của cầu thủ. Với những pha bóng dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, việc điều trị càng phải được tiến hành khẩn trương.

Sự tinh tường càng quan trọng hơn trong những tình huống “DOGSO”, viết tắt tiếng Anh của cụm từ “ngăn cản một cơ hội ghi bàn mười mươi”. Trọng tài cần nhìn nhận rõ những pha bóng DOGSO để quyết định thổi phạt đền hay không, rút thẻ vàng hay thẻ đỏ. Cho đến tận bây giờ, Michael Oliver vẫn rất thích đề cập lại về pha DOGSO trong trận chung kết FA Cup năm 2018 giữa Chelsea và M.U.

Michael Oliver đề cao sự tinh tường để đưa ra quyết định chính xác

Khi Phil Jones đẩy ngã Hazard trong vòng cấm địa, vị trợ lý trọng tài lập tức thông báo qua bộ đàm: “DOGSO Michael ơi, DOGSO”. VAR sẽ nói: “Phải nhìn kỹ tình huống mới quyết định rõ hơn được”, nhưng Oliver không cần đến công nghệ can thiệp. Ông thổi phạt đền cho Chelsea, nhưng không truất quyền thi đấu của Jones. Ngay lập tức, phán quyết của vị vua áo đen bị cầu thủ cả hai đội phản ứng dữ dội.

M.U dĩ nhiên không muốn mất lợi thế vì thủng lưới từ một quả phạt đền, còn Chelsea muốn Oliver phải rút thẻ đỏ cho Jones nữa. Ông phải lên tiếng phân trần cho các cầu thủ: “Nghe này, đúng là Jones phạm lỗi trong vòng cấm địa, nhưng tình huống đó Hazard chưa không chế được bóng, thế nên chỉ rút thẻ vàng được thôi. Không có thẻ đỏ”. Đêm hôm đó, Chelsea thắng nhờ bàn thắng duy nhất trên chấm phạt đền.

Lên đỉnh cao cần thời gian
Trước khi chính thức làm việc ở Premier League với vị trí trọng tài chính vào năm 2001, Chris Foy có 18 năm làm việc ở các giải đấu hạng dưới. Ông mất 10 năm để thăng hạng từ trọng tài nghiệp dư lên chuyên nghiệp, rồi mất thêm 2 năm phất cờ ngoài đường biên mới được làm trọng tài chính.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x