Cầu thủ đối mặt với chấn thương dài hạn thế nào?

ĐIỆP ANH
11:03 ngày 15-03-2020
Bây giờ, hầu hết các cầu thủ đều đang phải nghỉ thi đấu vì dịch Covid-19. Dù sao đó cũng là chuyện “cả làng cùng nghỉ”. Còn trong trường hợp cả đội thi đấu mà riêng mình phải nghỉ và lại còn nghỉ dài hạn, họ sẽ ứng phó ra sao?
Cầu thủ đối mặt với chấn thương dài hạn thế nào?

Thay đổi thói quen

Hầu hết các giải đấu quen thuộc ở châu Âu vừa bị hoãn ít nhất tới đầu tháng 4 năm nay vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bóng mới ngừng lăn khoảng 2 hoặc 3 tuần, nhiều người đã kêu oai oái. Vậy mà có những cầu thủ phải xa sân đấu cỡ 6 tháng hoặc thậm chí lâu hơn thế vì chấn thương. Mọi chuyện còn tệ đến đâu.

Tờ L’Equipe vừa điểm mặt một số “thương binh” dài hạn ở Ligue 1. Cỡ nghỉ 6 tháng có thể kể tới Florian Thauvin (Marseille), Memphis Depay (Lyon) hay Marcus Coco (Nantes). Lâu hơn nữa thì có Pablo (Bordeaux) và Yusuf Yazici (Lille). Số ngày nghỉ chi li của họ có thể khác nhau. Vị trí chấn thương trên cơ thể họ có thể khác nhau. Song tất cả giống nhau ở điểm: thói quen sinh hoạt của họ bị đảo lộn hết.

Điểm dễ thấy đầu tiên là bình thường mỗi cuối tuần, họ cùng đội nhà xung trận. Còn khi không may dính phải chấn thương dài hạn, nếu họ có đến sân mỗi cuối tuần thì cũng chỉ là ngồi trên khán đài. Có người còn phải mang theo nạng.

Việc chống nạng đi dự khán như Thauvin chỉ là bề nổi của vấn đề

Ấy là những hình ảnh mọi người có thể thấy trên ti vi. Còn nhiều điều không xuất hiện trong ống kính máy quay. Như trường hợp Marcus Coco, ngay sau khi dính chấn thương dây chằng chéo trước hồi tháng 8 năm ngoái, anh vẫn đến trung tâm tập luyện của Nantes. Chỉ có điều, anh phải nhờ mẹ anh lái xe đưa đi đón về.

9h sáng hằng ngày, Coco vẫn ăn sáng cùng đồng đội. Nhưng sau đó, các cầu thủ khác ra sân tập còn Coco phải vào phòng trị liệu.

Bà xã Jessica của Robert Pires kể lại hồi cựu ngôi sao người Pháp này chấn thương nặng vào Hè 2006: “Chẳng những cuộc sống của Robert bị đảo lộn. Cuộc sống của cả gia đình tôi cũng bị xáo trộn. Robert chấn thương nặng và không thể tự lái xe. Tôi thì chưa có giấy phép lái xe. Chỉ riêng việc đi lại đã đủ đau đầu rồi”.

Ngoài tập luyện hồi phục...

Cảm giác cô đơn

Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, việc mỗi cầu thủ cũng như gia đình họ bị đảo lộn thói quen sinh hoạt trong thời gian họ phải dưỡng thương dài hạn có thể khác nhau. Song phần lớn họ vẫn chia sẻ thêm một điểm chung: tâm trạng cô đơn, hoang mang.

Ilkay Guendogan trong thời gian sang Tây Ban Nha trị thương vào tháng 12/2016 và tháng 1/2017 đã không dám ở khách sạn. Tiền vệ người Đức của Man City cảm thấy ở trong khách sạn dù có sang chảnh đấy nhưng rất cô độc. Anh nhờ người thuê một căn hộ trên một con phố sầm uất ở Barcelona để “được gần thế giới xung quanh”.
Guendogan cũng như các “thương binh” dài hạn khác sợ nhất là cảm giác bị lãng quên: sợ bị người hâm mộ lãng quên, sợ bị người khác thay thế vị trí của mình trong kế hoạch của HLV đội nhà.

Để quên đi cảm giác ấy, họ làm gì? Depay viết nhạc rap cho khuây khỏa. Coco thì chơi PlayStation giết thời gian. Thauvin tập trung cho việc đón con nhỏ chào đời.

... Depay còn viết rap và hát rap cho  khuây khỏa trong quá trình dưỡng thương

Tuy vậy, không phải “thương binh” nào cũng tìm được lối thoát khỏi cảm giác cô đơn theo cách lành mạnh như vậy. Một số người mượn rượu giải sầu, lấy bài bạc làm vui. Vô tình họ trở thành sâu rượu hay con nghiện cờ bạc lúc nào không hay. Trung tâm cai nghiện (gồm cả cai nghiện rượu, cai nghiện thuốc và cai nghiện cờ bạc) của cựu hậu vệ Tony Adams đã phải tiếp nhận không ít trường hợp như thế.

Nên mới có thực tế là bây giờ với các trường hợp phải dưỡng thương dài hạn, các CLB không chỉ tìm bác sỹ giỏi, nhờ chuyên gia vật lý trị liệu uy tín. Họ còn phải thuê các chuyên gia tâm lý hàng đầu làm khâu lên dây cót tinh thần cho cầu thủ chấn thương của mình. Bởi nhiều khi, việc giữ cho các “thương binh” này không bị tâm bệnh cũng khó chẳng kém gì việc giúp cho chấn thương của họ mau lành.

Không gặp thì nản mà gặp lại chán

Bác sĩ Patrick Flamant của Lille sau nhiều lần điều trị chấn thương cho cầu thủ đúc rút kinh nghiệm rằng với các “thương binh” thì việc tiếp xúc thường xuyên hay không với đồng đội đều có vấn đề. Nếu xa rời đồng đội thì cảm giác bị cô lập, bị lãng quên. Mà tiếp xúc với đồng đội thì lại thấy tủi thân và tự ti vì họ thì được hăng say tập luyện còn mình thì phải chống nạng đứng xem. Nhưng theo kinh nghiệm của Flamant thì ông khuyên các “thương binh” vẫn hạn chế tiếp xúc với các đồng đội đang tập luyện bình thường thì tốt hơn.

Thèm cảm giác… đau

Guendogan cho biết với các “thương binh” thì nhiều khi cảm thấy đau mới là có được thành quả trong quá trình dưỡng thương. Anh chia sẻ: “Tôi từng phải nỗ lực làm mọi thứ để có thể biết đau trở lại. Vì đau là dấu hiệu cho thấy phần cơ thể chấn thương của tôi bắt đầu có phản ứng bình thường trở lại”.

XEM THÊM:

Nếu phải chuyển nghề, Ronaldo, Messi và các ngôi sao có thể làm gì để kiếm sống?

CĐV nóng bỏng nhất nước Anh khoe ngực trần giữa núi tuyết

Nữ nhà báo bị ultra Napoli đòi xem ngực đi tránh Covid-19 vẫn hút mắt

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x