Vì sao áo đấu thứ 3 ngày càng nổi?

ĐIỆP ANH
15:32 ngày 12-09-2020
Hôm nay, Premier League 2020/21 khởi tranh. Những ngày qua, xôn xao thông tin các CLB trình làng áo đấu thứ 3 cho mùa giải mới. Không phải vô cớ mà chiếc áo phụ lại ngày càng chiếm sóng như vậy.
Vì sao áo đấu thứ 3 ngày càng nổi?

Chiếc áo dự phòng
Áo đấu thứ 3 thực ra không phải chỉ mỗi bóng đá mới có. Các môn khác như bóng rổ, bóng chày, bóng đá kiểu Mỹ hay hockey cũng có áo đấu thứ 3. Áo đấu thứ 3 ban đầu ra đời giống như vai trò của cầu thủ dự bị trong đội bóng vậy.

Thường thì mọi người quen với những chiếc áo đấu sân nhà và áo đấu sân khách của mỗi đội. Phải đến khi xảy ra trường hợp áo đấu của hai đội góp mặt vào một trận đấu cụ thể quá tương đồng về tông màu (dẫn tới khó phân biệt cho trọng tài, khán giả và chính bản thân các cầu thủ), áo đấu thứ 3 sẽ được dùng đến.

Cũng có khi một đội bóng chủ định thiết kế chiếc áo thứ 3 để mặc nhằm phục vụ một sự kiện đặc biệt nào đó. Hoặc cũng có trường hợp CLB sử dụng áo đấu thứ 3 cho một đấu trường nhất định.

Song nói chung là áo đấu thứ 3 vốn chỉ được coi là áo phụ cho áo đấu sân nhà và áo đấu sân khách của mỗi đội. Người ta vốn không chú trọng áo đấu thứ 3 và cũng ít ấn tượng về màu áo đấu này.

Ban đầu áo thứ 3 (ví như áo bên phải của Giggs) có chức năng đóng thế là chính

Nói chuyện về áo đấu thứ 3, thường thì mọi người ấn tượng nhất về vụ thay áo giữa 2 hiệp trong trận M.U gặp Southampton ngày 13/4/1996. Trận này, M.U phải làm khách và ra sân với áo đấu sân khách màu xám. Hiệp 1 kết thúc với tỷ số 3-1 nghiêng về Southampton. Hiệp 2, Sir Alex Ferguson yêu cầu học trò đổi sang áo đấu thứ 3 có tông màu xanh – trắng. Sir Alex đổ lỗi áo sân khách màu xám khiến các cầu thủ M.U rất khó tìm thấy nhau trên sân, nhất là ở những tình huống cần phải chuyền dài. 

Mặt hàng béo bở
Những năm gần đây thì khác. Áo đấu thứ 3 mỗi mùa đều được các CLB ra mắt rất rầm rộ, nhất là trên các mạng xã hội. Thậm chí, có không ít trường hợp ra mắt áo đấu thứ 3 còn xôn xao hơn cả ra mắt áo đấu sân nhà và áo đấu sân khách.

Ngày nay, người ta không còn lạ với những tít báo kiểu “Rò rỉ mẫu áo đấu thứ 3 mùa mới của đội A”, “Tranh cãi quanh họa tiết áo đấu thứ 3 của đội B” hay “Sửng sốt với chiếc áo đấu thứ 3 khó tưởng tượng của đội C”… Không phải vô cớ mà áo đấu thứ 3 ngày càng chiếm sóng như vậy. Giờ mỗi đội đều tích cực quảng bá cho áo đấu thứ 3 của mình. Có thể họ không mấy khi mặc đến nó trên sân đấu. Nhưng nó lại là kênh doanh thu có tiềm năng rất lớn. Áo đấu thứ 3 để bán là chính.

Áo đấu sân nhà hay áo đấu sân khách dù sao vẫn bị ràng buộc bởi logo, màu cờ, màu truyền thống của mỗi đội. Rất khó để có thể phá cách. Nhưng áo đấu thứ 3 thì khác. Người ta có thể cách điệu đột phá thoải mái. Như ở mùa này, M.U vừa trình làng áo nhìn như… ngựa vằn. Atletico đưa họa tiết cẩm thạch lên áo để biểu thị cho đài phun nước Neptune tại Madrid, nơi các fan của họ hay kéo ra mỗi khi có dịp ăn mừng. Juve trình làng áo màu cam lạ lẫm. Monaco in chìm một loạt công trình nổi tiếng ở Công quốc lên áo. Leipzig phối màu và họa tiết trên áo theo cảm hứng từ mẫu giày Air Max của hãng Nike.

Áo đấu thứ 3 của Chelsea nhìn như áo đấu của Crystal Palace (áo sẫm)

Có thể thấy điểm chung của phần lớn các mẫu áo đấu thứ 3 bây giờ là đậm chất thời trang hơn là chất thể thao. Các fan sẽ dễ mặc chúng hơn. Chúng càng giàu sức hút với các fan trẻ tuổi. Thậm chí một người trung lập bình thường không phải fan ruột của một đội bóng nào đó vẫn có thể thoải mái diện áo đấu thứ 3 của đội ấy như một chiếc áo thời trang. 

Trở lại với mẫu áo đấu thứ 3 mà M.U vừa trình làng, mọi người liên tục nhắc đến “mẫu áo ngựa vằn” những ngày qua. Rất nhiều fan chê bai nọ kia trên các mạng xã hội. Nhưng nhờ thế mà “mẫu áo ngựa vằn” này càng được mọi người chú ý hơn. Mà với mục đích bán áo, còn gì hơn việc áo của mình thành tâm điểm chú ý của thế giới.

Áo Chelsea bị chê nghèo ý tưởng

Ngay từ khi mới ra mắt, áo đấu thứ 3 của Chelsea mùa 2020/21 đã phải nhận “gạch đá” khá nhiều trên các mạng xã hội. Các fan không đánh giá đẹp xấu nhiều mà chủ yếu chê nó nghèo ý tưởng. Bởi trong qua người ta rất dễ bị nhầm chiếc áo này với áo đấu quen thuộc của Crystal Palace.

Áo đấu như postcard

Với việc in chìm hàng loạt công trình nổi tiếng trên Công quốc Monaco, áo đấu thứ 3 của Monaco được ví như bộ sưu tập postcard về Công quốc Monaco. Mọi người đánh giá “mẫu áo postcard” này xứng đáng là món quà lưu niệm đáng mua với những ai đặt chân tới Monaco kể cả họ có không hâm mộ bóng đá đi chăng nữa.

XEM THÊM

Bồ Pique khoe body bỏng mắt ở tuổi 43 trong bộ bikini bé xíu

Sethanie Taing: Cô bồ lai gốc Á của Julian Draxler

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x