Karate xuất hiện ở Olympic Tokyo: Lần đầu và cũng là… lần cuối?

Cẩm Chi
11:35 ngày 07-08-2021
Nỗ lực đưa karate vào hệ thống thi đấu tại Olympic Tokyo của Nhật Bản đã trở thành sự thực. Nhưng rất có thể, vì nhiều lý do khác nhau, đây sẽ là lần cuối cùng… môn võ này hiện diện tại một kỳ Thế vận hội. Tuy tức tưởi, nhưng là việc không thể tránh.
Karate xuất hiện ở Olympic Tokyo: Lần đầu và cũng là… lần cuối?

Khát khao cho lần đầu tiên

Việc đưa môn võ Không thủ đạo vào hệ thống thi đấu là một thành công lớn của nước chủ nhà Nhật Bản. Trước đó tại Olympic 1964, karate chỉ được xếp vào nhóm các môn thi đấu biểu diễn, không tính huy chương xếp hạng.

Giống như ở các kỳ SEA Games và ASIAD, Tokyo mang hai nội dung thi đấu chính của karate đến Olympic: kumite (đối kháng) và kata (biểu diễn). Nếu như phần đông võ sĩ karate đến Thế vận hội năm nay tranh tài ở hạng mục kumite, thì kata mới được xem như nét đẹp của môn võ này. Những đường quyền karate là một phần xuyên suốt văn hóa Nhật Bản nhiều thế kỷ qua.

Từ hòn đảo Okinawa nơi cực nam Nhật Bản, karate dần được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Chú trọng những đòn phối hợp đấm và đá trực diện, karate hiện là môn võ có nhiều người học thứ nhì trên toàn thế giới. Số môn sinh karate hiện đông hơn cả taekwondo và chỉ đứng sau võ tổng hợp (MMA).

Cùng với kiếm đạo, bắn cung, judo, naginata... karate được coi là một trong những môn võ tiêu biểu cho văn hóa và truyền thống Nhật Bản. Ai muốn lên đai karate phải vượt qua cả hai bài kiểm tra kata lẫn kumite, và những võ sĩ đạt đẳng cấp cao nhất (đai đen) buộc phải đến Nhật Bản thi lấy bằng.

Câu chuyện ai sẽ là người đại diện cho Nhật Bản thi đấu môn karate tại Olympic Tokyo còn trở thành đề tài bàn luận trước thềm Thế vận hội. Nhân vật gây tranh cãi nhiều nhất là Usami Rika, võ sĩ đai đen đệ tam đẳng chuyên thi đấu ở nội dung kata. Từng là nhà vô địch thế giới vào năm 2012, Rika được đánh giá sở hữu đường quyền dứt khoát và đẹp mắt hiếm thấy.

Những bài tập của Rika thậm chí còn thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube, nhưng điều đó không giúp cô đến được Olympic Tokyo. Tháng 5, đội tuyển karate Nhật Bản chốt danh sách thi đấu và Rika không có trong những người tham dự. Đó là cú sốc với VĐV 35 tuổi. Thay vì chọn Rika, đội tuyển Nhật Bản đưa tới Thế vận hội một đàn chị lớn tuổi hơn, và từng gặp tai tiếng vì cầm kiếm tre đánh gãy chân đồng đội.

Karate sở hữu nhiều đòn đánh nguy hiểm, đi ngược với tinh thần Olympic

Tương lai bất định

“Tôi sốc đến mức không nói nên lời khi biết tin mình bị gạt khỏi danh sách. Có ai cân nhắc đến thành tích và kết quả thi đấu không?”, Rika bàng hoàng chia sẻ với Thời báo Nhật Bản. Với những người như cô, tranh tài ở Olympic giống với nghĩa vụ và trách nhiệm quốc gia hơn là quyền lợi. Họ cố gắng chiến đấu cho lần đầu tiên, nhưng cũng có thể là lần cuối cùng môn võ này xuất hiện ở một kỳ Thế vận hội.

Điều gì làm cho karate sau nhiều năm vẫn không thể đưa vào hệ thống thi đấu của Olympic như taekwondo và judo? Một trong những điểm cốt yếu khiến karate chỉ được coi là một “môn võ” chứ không phải “môn thể thao” xuất phát từ mức độ bạo lực của nó. Mặt tối của karate tại Nhật Bản là giờ tập căng thẳng quá sức, tình trạng lạm dụng tình dục, và cả những cuộc đấu phải trả giá bằng mạng sống.

Karate truyền thống ở Okinawa khác hẳn với những gì chúng ta vẫn biết về môn võ này trong những giải đấu chính thức. Tại Nhật Bản, có nhiều giải karate cho phép võ sĩ sử dụng tay không và chân trần ra đòn, thay vì đeo găng và miếng đệm giảm lực như ở giải quốc tế. Một số giải khác còn tàn khốc hơn với quy định võ sĩ được phép lên gối và đánh cùi chỏ.

Chuyện võ sĩ karate tàn phế, thậm chí mất mạng ở những giải đấu quốc gia không phải điều quá lạ lẫm trong giới võ sĩ Nhật Bản. Liệu Olympic có bao giờ dám cho phép tổ chức một môn thể thao mà các VĐV thay vì tranh tài, lại sẵn sàng lấy mạng nhau? Tinh thần “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn, đoàn kết cùng nhau” của Olympic không bao giờ có chỗ cho những kẻ say đòn.

Ở chiều ngược lại, nếu chỉ đưa kata vào hệ thống thi đấu của Olympic sẽ mất đi sức cạnh tranh vốn có của một môn thể thao đối kháng. Đó cũng là lý do mà Pháp, nước chủ nhà Olympic 2024 muốn bỏ karate và thay bằng môn nhảy nghệ thuật. Nếu Mỹ cũng gạt karate khỏi kế hoạch tổ chức Thế vận hội 2028, đó sẽ chính thức là dấu chấm hết cho môn võ này ở đấu trường Olympic.

“Tấm gương” cầu lông
Cầu lông lần đầu tiên xuất hiện ở một kỳ Olympic vào năm 1972, nhưng chỉ được xếp vào nhóm các môn thi đấu biểu diễn. Phải đến Thế vận hội Barcelona 1992, cầu lông mới chính thức có trong danh sách các môn tranh huy chương và duy trì từ đó đến nay.

82. Có tổng cộng 82 võ sĩ karate từ 36 quốc gia đến Olympic Tokyo tranh tài. Khoảng 2/3 trong số này thi đấu ở nội dung kumite, số còn lại tham gia hạng mục kata. Họ sẽ tranh 8 bộ huy chương (2 kata, 6 kumite).

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x