Olympic: Đại hội phong trào hay giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh?

CẨM CHI
13:27 ngày 21-07-2021
Trong quá khứ, nhiều VĐV nhà nghề ở các môn quần vợt, bóng rổ, bóng đá, quyền Anh từng từ chối tham dự Olympic vì họ nghĩ đây là sân chơi của những tuyển thủ nghiệp dư. Vậy dưới góc nhìn của những kỷ lục gia Thế vận hội, điều đó có đúng như thế không?
Olympic, đại hội phong trào hay giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh?

Phải hay và phải may

Trước khi Michael Phelps thống trị “đường đua xanh” Olympic, đoàn thể thao Mỹ từng có một tượng đài khác ở môn bơi: Mark Spitz. Ông từng giữ kỷ lục về số huy chương vàng giành được tại một kỳ Thế vận hội (7) cho đến ngày kỷ lục đó bị Phelps phá vỡ. Kỳ tích ấy được Spitz lập nên tại Olympic Munich 1972, nhưng trước đó là một câu chuyện buồn.

Vạn sự khởi đầu nan, câu nói đó rất đúng với sự nghiệp bơi lội của Spitz. Tại Olympic Mexico 1968, kình ngư trẻ Mark Spitz đến giải với mục tiêu giành 6 huy chương vàng cá nhân. Tuy vậy, cuối cùng ông chỉ giành 2 huy chương vàng ở các nội dung tiếp sức đồng đội. Thành tích đó chẳng khác nào thất bại bẽ bàng với Spitz.

Đâu là khác biệt giữa nhà vô địch Olympic và kẻ thất bại? Đâu là giới hạn của những VĐV đến Olympic tranh tài? May mắn có làm nên chiến thắng hay không? 5 thập niên đã trôi qua kể từ ngày Spitz đi vào lịch sử Olympic, ông ngẫm lại và nhận ra ranh giới thành bại trong một kỳ Thế vận hội vô cùng mong manh.

“Trước khi đến Munich, tôi ước tính mình đã bơi trong 14 năm khổ luyện, trải qua nhiều vất vả và thiết lập vô vàn kỷ lục mới có thể bước ra sân chơi thế giới. Nhưng tôi không phải người duy nhất làm điều đó”, Spitz chia sẻ. “Ở thời của tôi, có khoảng 200.000 VĐV bơi lội chuyên nghiệp và ai cũng tập luyện như thế. Họ dành cả đời mình để hướng đến Olympic”.

Ý của Spitz, nói theo cách khác, là thành công cần có khổ luyện. Nhưng lại có quá nhiều người cùng khổ luyện theo cách đó, thế nên khác biệt chỉ đến từ những nhân tố như thể chất bẩm sinh, điều kiện tập luyện, và cả may mắn. Với Spitz, thất bại ở Thế vận hội 1968 không đánh gục ý chí của ông mà chỉ khiến ông quyết tâm hơn.

Một khác biệt nữa các VĐV cần chú ý để giành huy chương tại Olympic là quan tâm đến những vấn đề có thể khiến họ sao lãng. Đó có thể là mối quan hệ với các thành viên trong đoàn, tinh thần thi đấu và bảo đảm sức khỏe. Nguyên nhân khiến Spitz-18-tuổi sảy chân ở Olympic 1968 xuất phát từ việc ông quá ham vui, mải chơi bài với các đồng đội ở làng Olympic. Hậu quả là ông mất tập trung khi vào thi đấu và nhận thất bại bẽ bàng.

Mark Spitz từng giành tới  7 huy chương vàng tại Olympic Munich 1972

Một điểm quan trọng khác Spitz muốn các VĐV, nhất là VĐV trẻ cần nghĩ đến là thực tế. Một kỳ Olympic có khoảng 10.000 người đến tranh tài, nhưng chỉ có 1.000 huy chương được trao. Nói cách khác, chỉ có 10% thành công và số còn lại phải ra về tay trắng. Với nhiều VĐV, đến được Olympic đã là thành công nên họ không cần cố gắng quá sức để rồi phải thất vọng.

Khi dân nhà nghề ngã ngựa ở Olympic

Nhiều VĐV thi đấu thể thao đỉnh cao từng có thời gian dài trốn tránh tham dự Thế vận hội. Lý do họ đưa ra là Olympic giống như một giải đấu phong trào, nơi chỉ tập hợp các vận động viên nghiệp dư đến tranh tài nên không đáng để cạnh tranh cùng. Suy nghĩ đó đặc biệt phổ biến ở những môn như quyền Anh, quần vợt và bóng rổ.

Nhiều môn thể thao như golf và quần vợt từng vắng bóng ở các kỳ Thế vận hội suốt nhiều năm. Một số môn khác như bóng rổ và boxing thì các đoàn không cử những VĐV mạnh nhất đến Olympic vì họ từ chối tham dự. Ngay cả trong trường hợp tham gia, họ cũng không thi đấu hết sức và thường bị loại sớm.

Pete Sampras, người từng 14 lần vô địch Grand Slam, có thành tích tốt nhất ở Olympic là lọt vào vòng 3 nội dung đơn nam. Ngay cả Roger Federer cũng từng bị loại ngay vòng 2 Thế vận hội Athens 2004 dù anh là hạt giống số 1. Người vô địch năm đó là Nicolas Massu, một tay vợt chưa bao giờ lọt vào tứ kết một giải Grand Slam.

Vì thế, theo Spitz, điều kiện quan trọng nhất để một VĐV giành huy chương là người đó phải thực sự nghiêm túc khi bước vào cuộc chơi. Mọi thứ phải được chuẩn bị kỹ càng và hướng đến mục tiêu giành chiến thắng. VĐV không cần tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, nhưng cũng không được phép hời hợt khi tranh tài. Đó mới là những nhân tố làm nên một nhà vô địch Olympic thực thụ từ trước đến nay.

Kém hơn nhưng lại vô địch
Mark Spitz đến giờ vẫn tiếc vì mất HCV bơi bướm 100m nam tại Olympic 1968. Người đánh bại ông khi đó là đồng đội Doug Russell. “Anh ấy bơi chậm hơn kỷ lục của tôi nhưng về nhất, lại còn thi đấu thay tôi ở nội dung tiếp sức hỗn hợp. Tính ra anh ấy lấy của tôi 2 HCV”, Spitz trả lời đài CNN.

- Spitz ước tính trong 14 năm tập luyện, ông đã bơi tổng cộng 42.000 km. Con số này bằng một vòng quanh thế giới. Tuy nhiên đây chỉ là chế độ tập luyện bình thường với một VĐV, bởi mỗi ngày họ phải bơi 8-10km để rèn sức bền.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x