Tại sao Ấn Độ đãi mãi không ra… 'vàng'?

Thạch Long
10:05 ngày 06-08-2021
Mang tới Tokyo 127 VĐV tham dự 18 nội dung thi đấu, Ấn Độ đặt tham vọng cho cả thế giới nhìn thấy thành quả của 4 năm đầu tư hết mình cho thể thao. Tiếc thay, những tấm huy chương vàng cho đến bây giờ vẫn lẩn tránh người Ấn.
Tại sao Ấn Độ đãi mãi không ra… 'vàng'?

4 năm không ngừng rót tiền

Cử 117 VĐV tới Olympic Rio 2016, tham dự 15 nội dung thi đấu, người Ấn hừng hực khí thế nâng cao thành tích so với Olympic London 2012 (2 HCB, 4 HCĐ). Tuy nhiên, đoàn thể thao Ấn Độ rời Brazil trong nỗi tủi hổ với chỉ vỏn vẹn 2 huy chương (1 bạc, 1 đồng). Ngay cả môn thể thao được coi là thế mạnh: hockey, Ấn Độ cũng chỉ vào tới tứ kết.

Sau Rio 2016, truyền thông Ấn nói rất nhiều về thất bại tại Brazil, mà nguyên nhân chính là “hệ quả của một nền thể thao kiệt quệ và tham nhũng tràn lan”. Một cuộc cải tổ mạnh mẽ bắt đầu. Trong 4 năm qua, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Ấn Độ đã đổ tiền vào thể thao. Họ gửi VĐV đi nước ngoài tập huấn, họ cải tổ các cơ sở vật chất, tạo ra những quỹ đầu tư nuôi sống VĐV. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp, chính phủ Ấn Độ cũng quyết định sẽ không đứng ngoài cuộc. “Đây sẽ là cánh cửa mở ra thời kỳ mới cho thể thao Ấn Độ”, xạ thủ từng mang HCV Olympic về cho Ấn Độ, Abhinav Bindra hào hứng.

Càng tới ngày Olympic 2020 khởi tranh, tiền đầu tư cho thể thao của chính phủ Ấn Độ càng chảy mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, từ góc nhìn của chính các VĐV dự Olympic 2020 thì cái gì quá cũng không tốt, kể cả tiền và kỳ vọng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì phong độ thi đấu của nhiều VĐV Ấn Độ tại Tokyo 2020 có sự cải thiện đáng kể, và nó tương xứng với những gì họ được đầu tư trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lý do người Ấn đãi mãi mà vẫn chưa thấy vàng là do vấn đề tâm lý. Họ đang chịu sức ép thành tích quá lớn.

Áp lực thành tích quá lớn khiến các VĐV Ấn Độ thường gục ngã ở các trận đánh quyết định

Người Ấn tự bắn vào chân mình

Atanu Das, VĐV bắn cung đã phải dừng bước từ vòng 1/8 tâm sự: “Chúng tôi chịu sức ép thành tích quá lớn. Nó khiến tôi quên mất việc phải tận hưởng cảm giác được thi đấu ở Olympic. Trong đầu tôi chỉ nghĩ tới huy chương. Khi bắn cung Ấn Độ vươn lên số 1 thế giới, cũng chẳng ai đoái hoài. Khi chúng tôi vô địch thế giới, không một ai biết. Thế rồi khi chúng tôi tham dự Olympic, tất cả đều biết, tất cả đều dõi theo. Họ vô tình tạo ra áp lực khủng khiếp đè nặng lên đầu chúng tôi”. 

Không thẳng thắn một cách “huỵch toẹt” như Atanu Das, nhưng câu chuyện của nữ VĐV boxing Lovlina Borgohain cũng phần nào lột tả áp lực mà các VĐV Ấn Độ phải chịu. Borgohain được cấp kinh phí để ra nước ngoài tập huấn suốt 4 năm qua, trong khi bố cô vẫn đang làm nghề hái chè ở quê nhà.

Tại Tokyo 2020, trước thềm trận bán kết, Borgohain bỗng dưng mạnh miệng tuyên bố: “Tôi dám chắc 100% rằng mình sẽ về nước với tấm HCV”. Thế rồi Borgohain thua cuộc ở bán kết. Người ta tin rằng, sau lưng Borgohain hẳn có ai đó đã thúc giục cô phải hô hào khẩu hiệu thể hiện sự quyết tâm. Tiếc thay, nó lại trở thành áp lực mà Borgohain không thể vượt qua. Nói cách khác, đối thủ đánh bại Borgohain chính là người Ấn chứ không phải Busenaz Surmeneli của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một VĐV 19 tuổi thi đấu ở môn bắn súng còn phải giấu tên, mượn truyền thông nói rằng “Áp lực thành tích khiến cô phân tâm nghiêm trọng, trong khi mấu chốt của bắn súng là sự tập trung”. 

Chủ nhân của tấm HCV duy nhất không đến từ hockey trong lịch sử dự Olympic của Ấn Độ, Abhinav Bindra từng cho biết, sở dĩ anh giành HCV tại Bắc Kinh 2008 “hoàn toàn không nhờ chính phủ trợ giúp, mà nhờ gia thế giàu có”. Bố của Bindra xây riêng cho anh một sân tập bắn đẳng cấp thế giới. Vậy nên khi Bindra dự Olympic, chính phủ Ấn thực tế lại chẳng kỳ vọng gì vào anh. 

Rõ ràng quá trình đầu tư ồ ạt và máy móc chẳng khác nào viên đạn người Ấn tự bắn vào chân bản thân. 

Hockey, mỏ vàng của Ấn Độ

Trong lịch sử tham dự Olympic từ năm 1900 đến nay, Ấn Độ đã giành tổng cộng 9 HCV, trong đó có 8 cái là nhờ vào môn hockey. Tấm HCV còn lại là của môn bắn súng tại Bắc Kinh 2008. Chủ nhân của chiến công lịch sử này là VĐV Abhinav Bindra (ảnh).

Ấn Độ mới có 4 huy chương tại Tokyo 2020
Tính đến tối ngày 5/8, Ấn Độ mới giành vỏn vẹn 4 huy chương tại Olympic 2020 (1 HCB, 3 HCĐ) và đang xếp thứ 66 trong tổng số 206 đoàn thể thao tới Tokyo tranh tài. 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x