Thompson-Herah và Jamaica độc chiếm cự ly 100m thế nào?

Cẩm Chi
09:31 ngày 02-08-2021
Ở tuổi 29, Elaine Thompson-Herah không chỉ bảo vệ thành công tấm HCV nội dung 100m nữ. Cô và hai người đồng hương đã thể hiện vị thế độc tôn của Jamaica ở đường chạy cự li ngắn, khi cả 3 đều lọt vào chung kết và giành huy chương.
Thompson-Herah và Jamaica độc chiếm cự ly 100m thế nào?

Bứt phá liên tục

Sau ngày Usain Bolt giải nghệ, điền kinh Jamaica lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhưng đó chỉ là vấn đề của đội nam. Bên phía những đồng nghiệp nữ, họ vẫn thể hiện sức mạnh độc tôn. Shelly-Ann Fraser-Pryce vẫn thi đấu tốt ở tuổi 35. Shericka Jackson chạy càng ngày càng nhanh theo thời gian. Elaine Thompson-Herah ở Olympic Tokyo thậm chí còn phá kỷ lục Thế vận hội.

Bộ ba VĐV Jamaica đã biến Olympic Tokyo trở thành nơi họ cạnh tranh lẫn nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả 3 người lên bục nhận huy chương ở một nội dung thi đấu đều thuộc cùng một đoàn. Người đáng chú ý nhất không ai khác ngoài Elaine Thompson-Herah. Cô không chỉ bảo vệ thành công tấm huy chương vàng, mà còn phá vỡ kỷ lục Olympic đã tồn tại 33 năm của cố VĐV Florence Griffith-Joyner.

Trong số 8 VĐV tham dự chung kết nội dung chạy 100m nữ, Daryll Neita (Anh) và Ajla del Ponte (Thụy Sĩ) phản ứng nhanh nhất với tiếng súng xuất phát. Nhưng 2 chân chạy này nhanh chóng tụt lại phía sau bởi bộ ba Jamaica thi đấu quá vượt trội. Chỉ sau 10m đầu tiên của cuộc đua, cả 3 VĐV người Jamaica đã chia sẻ 3 vị trí dẫn đầu.

Ở nửa đầu cuộc đua, Shelly-Ann Fraser-Pryce tạm thời dẫn đầu nhờ bước xuất phát tốt. Cô tạm thời bỏ lại Elaine Thompson-Herah phía sau với khoảng cách vài mét, và chừng đó là không đủ để giúp cô giành HCV Olympic từ tay người đồng hương. Đang bước vào giai đoạn phong độ cao nhất trong sự nghiệp, Thompson-Herah dần tăng tốc và bắt kịp Fraser-Pryce ở giữa chặng đua.

Tốc độ chạy của Fraser-Pryce đạt đỉnh khi chạy qua 50 mét, nhưng cô không thể tách tốp bởi Thompson-Herah phía sau bám đuổi quá gắt gao. Trong khi Fraser-Pryce dần chậm lại ở nửa cuối chặng đua, Thompson-Herah tiếp tục tăng tốc. Nhà vô địch Olympic Rio 2016 chỉ bắt đầu chậm lại khi cô cách vạch đích khoảng 20 mét. Kết quả cuộc đua giữa 2 vận động viên chạy nhanh nhất đã ngã ngũ trước khi phần thi kết thúc.

Điều gì khiến Thompson-Herah có màn bứt phá ngoạn mục như vậy trước Fraser-Pryce? Đặt giả định cả hai có thể trạng tương đương nhau, sự khác biệt sẽ đến từ vóc dáng của mỗi người. Fraser-Pryce chỉ cao 1,52m, trong khi Thompson-Herah cao 1,67m. Sải chân dài không giúp Thompson-Herah có lợi thế xuất phát, nhưng lại giúp cô liên tục bứt tốc và duy trì đà chạy ở nửa cuối chặng đua.

Thompson-Herah giành HCV nội dung 100m của nữ với thành tích 10,61 giây, phá kỷ lục thế giới

Thể chất và khổ luyện

Thành tích 10,61 giây giúp Thompson-Herah tiếp tục duy trì danh xưng người phụ nữ chạy nhanh nhất hành tinh. Biệt danh đó giờ đây được mặc định dành cho những người Jamaica, bởi họ đã thống trị đường chạy cự li ngắn kể từ Olympic 2008 cho đến thời điểm hiện tại. Fraser-Pryce là nhân chứng sống khi xuất hiện ở cả 4 kỳ Olympic, Thompson-Herah vượt mặt đàn chị, còn Jackson là hạt giống của tương lai.

Usain Bolt từng nói đùa anh và các đồng hương chạy nhanh như vậy vì chạy chậm chỉ có chết. Cho đến giờ, Jamaica vẫn chìm trong bạo lực với số vụ giết người cao hàng đầu thế giới, chủ yếu do các băng đảng thanh toán nhau bằng súng đạn. Nhưng cũng chính Bolt, khi nghiêm túc, đã khẳng định người Jamaica có thể chất tốt giúp họ chạy nhanh. Những gì các VĐV cần làm chỉ là duy trì tập luyện để họ... không đi xuống.

Điều Bolt lo sợ đã xảy ra với đội điền kinh nam Jamaica. Từ ngày anh giải nghệ, các VĐV dần lơ là, chểnh mảng tập luyện dẫn đến kết quả sa sút. Ở thời kỳ đỉnh cao, Jamaica còn có Asafa Powell và Yohahn Blake bên cạnh Bolt, nhưng giờ họ không có một VĐV nào nổi trội. Ngán ngẩm vì phải chứng kiến cảnh tượng đó, Bolt chua chát nói điền kinh nam Jamaica hiện là một đội tuyển tệ hại không thể giành huy chương Olympic.

May mắn là Jamaica không chỉ có điền kinh nam, mà đội tuyển nữ cũng rất mạnh. Thành công của họ vốn bị che lấp thời Bolt còn thi đấu, nay đã bước ra ánh sáng và thành công rực rỡ. Khác biệt giữa đội nam và nữ, theo lời Bolt, đến từ nhận thức. Fraser-Pryce chạy đến Olympic Tokyo với một đứa con cắp nách và tấm bằng Thạc sĩ tâm lý học, Thompson-Herah vẫn ở đỉnh cao khi đã lập gia đình.

Hình bóng Usain Bolt
Những gì Thompson-Herah thể hiện ở lượt chạy chung kết giống hệt hình ảnh Usain Bolt từng làm trước đây. Chiều cao cùng đôi chân dài bất thường của Bolt từng bị đánh giá không phù hợp để chạy cự li ngắn, nhưng anh lại biến bất lợi đó thành ưu thế. Bolt chưa bao giờ là người xuất phát tốt. Anh chiến thắng bằng cách bứt phá từ phía sau, vượt qua mọi chân chạy khác để về đích đầu tiên.

38,72. Không chỉ về đích đầu tiên, Thompson-Herah còn là người đạt tốc độ cao nhất ở đường chạy 100m. Vận tốc chạy của cô đạt cao nhất ở mét thứ 68 là 38,72km/h, nhanh hơn mọi đối thủ khác.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x