Tokyo 2020, nơi tranh tài của những thiếu niên

CẨM CHI
20:16 ngày 28-07-2021
Chưa bao giờ Thế vận hội lại chứng kiến nhiều cô bé, cậu bé tranh tài và giành huy chương nhiều như Olympic Tokyo 2020. Một giải đấu thể thao có lúc tưởng chừng như bị chuyên nghiệp hóa bởi các đoàn quá chú trọng vào thành tích, nay bỗng thành sân chơi của những VĐV tuổi trẻ tài cao sẵn sàng tỏa sáng.
Tokyo 2020, nơi tranh tài của những thiếu niên

Tài không đợi tuổi

Hend Zaza 12 tuổi, Sky Brown 13 tuổi là những thiếu niên được nhắc đến nhiều nhất trước thềm Olympic Tokyo, nhưng họ lại không phải người xuất sắc nhất. Bất ngờ vừa xảy đến ở môn trượt ván đường phố nội dung đơn nữ, khi cả 3 VĐV giành huy chương đều chưa bước qua tuổi 18. Người “già nhất” trong số 3 bé gái này là Funa Nakayama, giành huy chương đồng ở tuổi 16.

2 người còn lại đứng trên bục nhận huy chương, Momiji Nishiya và Rayssa Leal thậm chí mới 13 tuổi. Nhận huy chương vàng đúng 1 tháng trước khi thổi nến mừng sinh nhật tuổi 14, Nishiya không thể trở thành nhà vô địch Olympic trẻ nhất lịch sử, nhưng điều đó dường như không quá quan trọng nữa. Điều tuyệt vời nhất là cô bé đã thỏa ước mơ thi tài ở đấu trường Thế vận hội.

“Tôi rất hạnh phúc vì giành chiến thắng ngay trên sân nhà. Tôi muốn nổi tiếng, muốn mọi người biết đến mình. Không chỉ có vậy, tôi muốn tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Paris 2024”. Những lời Nishiya nói ra chững chạc một cách khác thường ở tuổi 13. Đó là bằng chứng cho thấy trong thể thao đỉnh cao, tuổi tác dường như không còn là giới hạn khó vượt qua.

Người bị Nishiya đánh bại với cách biệt sít sao trong môn trượt ván, Rayssa Leal giành huy chương bạc lúc 13 tuổi 203 ngày. Cô chính là VĐV trẻ nhất đứng trên bục huy chương của Thế vận hội trong 85 năm qua. Ngoài Nishiya, Leal và Nakayama, nội dung trượt ván đường phố dành cho nữ còn chứng kiến 3 thiếu nữ khác lọt vào vòng chung kết dù chưa đầy 20 tuổi.

Vậy đâu là lý do giúp những cô gái chưa đầy 20 tuổi đồng loạt thể hiện bản thân mạnh mẽ đến vậy tại đấu trường Olympic? Định kiến quá khứ là một nhân tố không thể bỏ qua. Trong nhiều năm, trượt ván vốn chỉ dành cho con trai; và đến khi phái nữ có thể tiếp cận, hàng loạt VĐV trẻ ra đời. Những người như Nishina và Leal đủ khả năng cạnh tranh với các đồng đội nam, thậm chí họ có phần giỏi hơn.

Rayssa Leal, Momiji Nishiya và Funa Nakayama (từ trái qua) trên bục nhận huy chương môn trượt ván đường phố

“Làm thế nào để giải thích về những bé gái 12-13 tuổi lại thực hiện được các động tác khó mà những VĐV 25-30 tuổi không làm được ư? Khác biệt đơn giản là tài năng thôi”, ông Eduardo Musa, Chủ tịch Hiệp hội trượt ván Brazil chia sẻ. “Tôi từng nói với các VĐV Brazil là chúng ta có 2 đội tuyển. Một bên là Rayssa Leal, bên kia có phần còn lại. Tuổi tác không phải vấn đề quan trọng”.

Trước hết là phải vui

Với Leal, trượt ván không chỉ là đam mê của cô bé. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng Đông Bắc Brazil, Leal mong tấm huy chương Olympic có thể giúp gia đình cô bé đổi đời. Leal thi đấu với một trách nhiệm lớn lao như vậy ở tuổi còn quá nhỏ, thế nên cả đội Brazil đều bảo nhau: Không được để cô bé buồn. Leal buồn cũng là lúc cả đội tuyển không còn trụ cột sáng giá nhất.

Tuyển Brazil phải tìm cách giúp Leal luôn cảm thấy trượt ván là niềm vui, không phải công việc như một người lớn trưởng thành. Họ quan tâm tới cô bé đến mức thuê riêng một bác sĩ tâm lý đi cùng. Bác sĩ này từng về thăm gia đình Leal để tìm hiểu mọi thứ về cô bé. Nhờ sự hỗ trợ đó, Leal mới có thể thi đấu xuất sắc và giành huy chương.

Xu hướng trẻ hóa ở những nhà vô địch cũng được thể hiện tại một số môn thể thao khác như bơi lội. 9 năm trước, kình ngư Mỹ Katie Ledecky từng gây bất ngờ khi giành huy chương vàng khi mới 15 tuổi. Đến Olympic Tokyo ở tuổi 24, Ledecky được xem là VĐV đã vào độ chín, nhưng cô lại để thua Ariarne Titmus, một VĐV mới 20 tuổi người Australia.

Thật khó tin khi chứng kiến những đứa trẻ lớn lên trong thời đại của Internet, mạng xã hội và trò chơi điện tử lại có thể dứt khỏi các thú vui ấy để theo đuổi sự nghiệp chinh chiến tại Olympic. Tuy nhiên đó lại là sự thật đang hiển hiện ngay trước mắt các VĐV. Thế vận hội không còn là vũ đài riêng của một vài cựu binh dày dạn kinh nghiệm, nó đang trở thành sân chơi cho những cô bé, cậu bé tuổi trẻ tài cao thể hiện tình yêu với thể thao.

Thần đồng trưởng thành rất sớm
Ở tuổi 20, Mima Ito trở thành tay vợt đầu tiên giành huy chương vàng Olympic môn bóng bàn nội dung đôi nam nữ. Tuy vậy, đây là điều sớm được dự báo bởi Ito từ lâu đã nổi tiếng là VĐV tuổi trẻ tài cao. Cô bé đánh thắng người lớn khi lên 5, thi đấu chuyên nghiệp năm lên 10 và lọt Top 10 tay vợt hàng đầu thế giới ở tuổi 14.

14 - 3 VĐV giành huy chương nội dung trượt ván đường phố dành cho nữ có độ tuổi trung bình là 14. Họ đi vào lịch sử Olympic khi trở thành bộ ba trẻ nhất giành huy chương tại một nội dung ở Thế vận hội.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x