Những mảnh đời xáo trộn khi Olympic bị hoãn

Lâm Phong
09:19 ngày 18-07-2021
Người phải bỏ tập làm thêm kiếm sống, người lại tận dụng chiếc ghế sofa để tập luyện. Nhưng cũng có những VĐV lại tận dụng được thời gian này để hun đúc thêm khao khát của mình. Cùng xem việc Olympic bị hoãn 1 năm ảnh hưởng thế nào tới các VĐV.
Những mảnh đời xáo trộn khi Olympic bị hoãn

Những tình cảnh tréo ngoe

Olympic 2020 bị hoãn vì đại dịch. Đối với nước chủ nhà Nhật Bản thì câu chuyện chỉ là lùi thời hạn tổ chức lại 1 năm và đội vốn thêm… 3 tỉ USD, còn đối với nhiều VĐV thì là một thảm họa. Có những VĐV tính toán điểm rơi phong độ để tuyên bố giải nghệ sau Olympic thì giờ đây đang đứng giữa hai lựa chọn: Hoặc là phải nỗ lực thêm 1 năm nữa, hoặc khép lại sự nghiệp với một giấc mơ dang dở.

Nhưng chí ít thì họ đã có một kế họach. Còn những VĐV bị đẩy vào thế bị động hoàn toàn khi biết rằng họ phải chờ thêm 1 năm nữa mới có thể bước ra ánh sáng thì khổ cực vô cùng. VĐV điền kinh người Mỹ, Noah Lyles đã luyện tập bằng 100% khả năng với kỳ vọng có thể thay thế Usain Bolt, nhưng hiện tại anh đang đối mặt với nguy cơ không đạt được phong độ cao nhất.

Noah Lyles cho biết, sau khi dịch bùng phát ở Mỹ, toàn bộ các trung tâm huấn luyện đều đã đóng cửa. Để theo đuổi giấc mơ đạt thành tích cao ở Olympic 2020, anh phải chạy bộ ở một công viên gần nhà cùng vài người bạn. Nhưng Lyles còn may mắn nếu so với tình cảnh của VĐV thể dục dụng cụ người Anh, Max Whitlock.

Max Whitlock tâm sự, trong giai đoạn nước Anh phong toả, anh phải luyện tập môn ngựa tay quay trên chiếc… sofa phòng khách. Nhưng Max Whitlock vẫn đang hạnh phúc hơn VĐV thi đấu 5 môn phối hợp Samantha Schultz. Để giành huy chương ở môn này, Schultz bắt buộc phải có một phòng tập có đầy đủ cơ sở vật chất. Đáng tiếc, chẳng có công viên hay phòng khách nào đáp ứng đủ điều kiện để Schultz duy trì phong độ.

Cũng chính vì vậy bài toán của hơn 50% số VĐV tham dự Olympic Tokyo (theo thống kê của tờ New York Times) là “duy trì động lực và khát vọng”. “Duy trì thể lực chỉ là chuyện nhỏ, duy trì một trạng thái tinh thần khoẻ mạnh mới là vấn đề lớn. Đa phần các VĐV đều rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi và thất vọng. Là một VĐV judo, tôi không thể quật ngã hôn phu của mình để tập luyện”, VĐV judo người Mỹ, Angelica Delgado tâm sự.

Những con người vượt lên số phận

Tuy nhiên, cùng với thời gian thì không ít VĐV đã dần thích nghi với hoàn cảnh và thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn. VĐV thể dục dụng cụ, Sunisa Lee tâm sự: “Tôi thậm chí còn trở nên khát khao hơn vì tôi hiểu rằng, cả thế giới đang chung nỗi lo và toàn bộ VĐV đều phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Nếu có những người gục ngã thì đây sẽ là cơ hội để tôi vươn lên. Việc duy trì lịch tập luyện trong thời đại dịch là vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi sức chịu đựng rất cao, nhưng nếu vượt qua được, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”.

Suy nghĩ của Sunisa Lee cũng đồng thời chính là động lực đưa VĐV khuyết tật Rudy Garcia-Tolson trở lại với cuộc chơi. Garcia-Tolson đã quyết định giải nghệ sau khi giành 5 huy chương tại Olympic Rio năm 2016. Tuy nhiên, chứng kiến rất nhiều VĐV mất đi động lực tập luyện, Rudy Garcia-Tolson bỗng dưng cảm giác thời của mình chưa hết. 

Rudy Garcia-Tolson tự lên một kế họach tập luyện chỉ xoay quanh những bài tập thể lực như bơi lội, đi bộ. Thành tích của anh hiện tại đã ngang ngửa với 4 năm về trước. 

Tương tự câu chuyện của Garcia-Tolson, VĐV đấu kiếm người Nhật, Ryo Miyake đang luyện tập thể lực bằng việc đạp xe khắp Tokyo, vừa để giữ cho thể trạng và tinh thần ở trạng thái tốt nhất, vừa để kiếm thêm thu nhập bằng công việc giao thức ăn cho hãng Uber Eats. Thật may mắn cho Ryo Miyake, sự bùng nổ của Uber Eats trong năm 2020 giúp cho anh kiếm được đáng kể để duy trì giấc mơ đổi màu huy chương tại kỳ Thế vận hội trên sân nhà (Ryo Miyake từng giành Huy chương bạc tại Olympic London).

Điều gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. Đó là tinh thần chúng ta đang thấy được ở những mảnh đời phải chật vật thích nghi với việc Olmpyic lùi lại 1 năm. Sẽ có những người chán nản, nhưng đối nghịch lại, sẽ có những quyết tâm còn sục sôi hơn 1 năm về trước. 

Jones sợ không lập được kỷ lục vì Covid-19

Sau những thành công ở London năm 2012 và Rio de Janeiro năm 2016, Jade Jones đang trên đường giành cú hat-trick HCV tại Tokyo năm nay. Tuy nhiên, nữ võ sĩ người Xứ Wales vẫn lo mình không thể trở người đầu tiên giành HCV trong 3 kỳ Thế vận hội ở bộ môn Taekwondo vì Covid-19. Cô gái 28 tuổi cho biết trên kênh BT Sport: “Điều tệ nhất là bạn bị dương tính vì dù tôi đã được tiêm vaccine, giải đấu cũng coi như kết thúc”.

Làng Olympic có ca dương tính đầu tiên

Sáu ngày trước lễ khai mạc, người ta đã phát hiện ca dương tính đầu tiên với Covid-19 ở làng Olympic tại Tokyo. Phát ngôn viên của Ủy ban tổ chức, Masa Takaya đã xác nhận điều này trong buổi họp báo: “Đã có một người trong làng Olympic dương tính với Covid-19 khi khám sàng lọc. Hiện người này đang được cách ly ở khách sạn”. Trước đó, một thành viên đoàn thể thao Nigeria cũng được đưa thẳng vào bệnh viện sau khi bị phát hiện dương tính khi khám ở sân bay.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x