Top 10 môn thể thao kỳ quặc từng xuất hiện ở Olympic

Phương Minh
10:27 ngày 11-12-2020
Nếu Karate phải mất nửa thế kỷ vận động mới được góp mặt tại Olympic thì kỳ Thế vận hội mùa Hè 2024 chuẩn bị đón nhận một môn kỳ lạ là... breakdancing. Nhưng loại hình nhảy hip hop này chưa phải môn thể thao khó hiểu nhất từng xuất hiện trong lịch sử Olympic.
Top 10 môn thể thao kỳ quặc từng xuất hiện ở Olympic
#1
Leo dây thừng

Leo dây thừng từng nằm trong chương trình thi đấu của 4 kỳ Thế vận hội mùa Hè gồm 1896, 1906, 1924 và 1932. Các VĐV tham gia thi đấu chỉ được sử dụng bàn tay và cánh tay để leo lên một chiếc dây thừng thẳng đứng, và không được phép dùng chân. Thử tưởng tượng hình ảnh các HLV đứng dưới đất gào thét với các VĐV đang treo lủng lẳng trên chiếc dây thừng, hẳn rất nhiều người sẽ lập tức nghĩ đến tiết học thể dục tại một trường tiểu học.

#2
Đi bộ

Tất nhiên, đây không phải là đi bộ thông thường. Môn đi bộ ở Olympic có nhiều quy tắc hơn và rõ ràng, không vui vẻ như một cuộc tản bộ trong công viên. Khác với chạy, người thi đấu môn đi bộ phải đảm bảo chân lúc nào cũng tiếp xúc với mặt đất. Ngoài ra, chân tiếp xúc với mặt đấu phải giữ thẳng cho đến khi nửa dưới người lướt qua. Vì những quy định nghiêm khắc này nên không ít VĐV từng bị loại một cách cay đắng vì phạm quy.

#3
Kéo co

Nhắc đến kéo co, hầu hết sẽ nghĩ đến trò chơi mỗi dịp hội thao hoặc team-building của các công ty. Nhưng thực ra nó đã từng là một môn thể thao truyền thống tại Olympic. Mỗi đội có 8 người và nhiệm vụ của họ là kéo đối thủ qua khoảng cách 6 feet (1,8 mét) trong vòng 5 phút. Đội tuyển kéo co của Vương quốc Anh, với hầu hết các thành viên là cảnh sát, từng là đội mạnh nhất trong lịch sử môn này khi giành 2 HCV và 1 HCB.

#4
Bơi vượt chướng ngại vật

Năm 1900, kỳ Olympic ở Paris (Pháp) chứng kiến sự xuất hiện của môn bơi vượt chướng ngại vật. Về cơ bản thì đây vẫn là cuộc thi bơi thông thường, trừ việc các VĐV phải vượt qua 3 chướng ngại vật bằng cách trèo qua hoặc lặn xuống dưới. Môn thể thao này được tổ chức ở sông Seine, lúc con sông này còn khá trong lành. Còn nếu diễn ra ở thời hiện đại, có lẽ các VĐV sẽ phải né cả rác, chuột chết và có nguy cơ nhiễm bệnh ngoài da.

#5
Đua xe đạp đôi

Trở lại cái thời mà Thế vận hội mùa Hè vẫn còn là sự kiện của các VĐV nghiệp dư, nơi những người chuyên nghiệp không được góp mặt, đua xe đạp đôi luôn là một trong những môn khiến khán giả theo dõi hồi hộp nhất. Hãy tưởng tượng việc lưới đi ở tốc độ cao khi đua xe đạp đơn trong nhà thi đấu đã đáng sợ thế nào, thì nguy cơ va chạm còn cao hơn với xe đạp đôi. Đây là một môn thi hấp dẫn nhưng cũng rất căng thẳng.

#6
Bơi dưới nước

Bạn đừng vội đặt ra câu hỏi, vì đây thực sự là môn bơi “dưới nước”, nghĩa là VĐV phải nhịn thở và hoàn thành quãng đường 60 mét hoàn toàn dưới mặt nước. Đây cũng là một phát kiến trong kỳ Olympic 1900 ở Paris và không ngạc nhiên khi 2 VĐV của nước chủ nhà Pháp là Charles Devendeville và Andre Six ẵm luôn HCV và HCB. Dĩ nhiên, nó hơi khó theo dõi vì ở thời đó, khán giả chẳng thể biết chuyện gì đang diễn ra ở dưới mặt nước cả.

#7
Đua khinh khí cầu

Thêm một môn thể thao kỳ lạ xuất hiện ở kỳ Thế vận hội mùa Hè trên đất Pháp cách đây 120 năm. Từ một hoạt động biểu diễn đơn thuần, đua khinh khí cầu được đưa vào chương trình thi đấu năm 1900 với nhiều hạng mục từ khoảng cách di chuyển, độ cao đạt được cho đến thời gian trên không. Tất nhiên, người Pháp vẫn tiếp tục áp đảo ở tất cả các hạng mục với chiến thắng của Henry de La Vaulx, Jacques Balsan, Henri de la Valette và Jacques Faure.

#8
Cưỡi ngựa biểu diễn

Cưỡi ngựa biểu diễn gần giống một môn nghệ thuật hơn là thể thao, và gần như là môn khiêu vũ của... ngựa. Bởi yếu tố ngoại hình của các chú ngựa, từ màu lông đến dóng chân đều rất được chú ý. Khi thi đấu, VĐV sẽ phải điều khiển chú ngựa của mình hoàn thành các động tác được đăng ký trước trên những nền nhạc khác nhau. Dĩ nhiên, các bước nhảy đôi khi sẽ hơi ngớ ngẩn một chút, vì không phải chú ngựa nào cũng thích nghe nhạc hip hop.

#9
Bơi nghệ thuật đơn

Bơi nghệ thuật thì ai cũng biết. Nhưng bơi nghệ thuật đơn thì ít ai nhớ, và nó cũng khó để chấm điểm vì chỉ có đúng một VĐV bơi trên nền nhạc. Vậy mà môn bơi nghệ thuật đơn đã tồn tại qua 3 kỳ Thế vận hội mùa Hè vào các năm 1984, 1988 và 1992, cho đến khi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) quyết định bỏ môn này và chỉ tổ chức bơi nghệ thuật đồng đội, môn mà người ta có thể đánh giá sự ăn ý của cả đội.

#10
Thiết kế thành phố

Bạn không hề nhìn nhầm, và đây thậm chí còn chẳng phải là một môn thể thao. Thế nhưng thiết kế thành phố (town planning) từng nằm trong chương trình thi đấu của 4 kỳ Olympic từ 1928 đến 1948. Charles Downing Lay của Mỹ từng giành HCB môn này ở Thế vận hội mùa hè năm 1936 nhờ bản thiết kế Marine Park ở Brooklyn. Nhưng điều trớ trêu là chính quyền thành phố New York sau đó lại không chọn thiết kế của Lay, mà quyết định sử dụng một bản vẽ khác.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x