Những tín hiệu vui từ điền kinh và bơi lội Việt Nam

Đỗ Tuấn Đỗ Tuấn
18:23 ngày 27-08-2017
Điền kinh và bơi lội đã kết thúc những ngày tranh tài sôi động tại khu liên hợp thể thao quốc gia Kuala Lumpur. Đây là hai môn chủ lực của đoàn Việt Nam tại SEA Games 29, và thực tế các tuyển thủ của chúng ta làm làm được những điều hơn cả mong đợi.
Những tín hiệu vui từ điền kinh và bơi lội Việt Nam

“Nữ hoàng” lần đầu… đăng quang

Dân thể thao thường gọi điền kinh là môn thể thao nữ hoàng, bởi sự hấp dẫn và quyết liệt ở các cự ly tốc độ. Thậm chí, các đại hội thể thao lớn như Asian Games và Olympic, điền kinh và bơi lội thu hút lượng khán giả còn đông hơn cả môn bóng đá nam.

Cách đây 22 năm, tại SEA Games 18-1995 tổ chức tại Chiang Mai (Thái Lan), điền kinh Việt Nam lần đầu tiên có HCV do công của tuyển thủ Vũ Bích Hường ở cự ly 100m rào, sau một thời gian tái hội nhập đấu trường khu vực. Thời điểm ấy, chiếc HCV của Bích Hường được xem là kỳ tích. Sau ngần ấy năm, điền kinh Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nhưng thực tế vẫn chưa thể vượt Thái Lan, quốc gia thống trị ngôi đầu môn nữ hoàng hàng chục năm qua ở các kỳ đại hội.

Đội tiếp sức nữ 4x100m lần đầu tiên đăng quang SEA Games. Ảnh: Minh Tuấn

Trò chuyện cùng giới truyền thông vào sáng nay (27-8), Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã tiết lộ: “Trước SEA Games 29, tôi đã đặt ra kế hoạch cho ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam cố gắng phấn đấu trong 2 kỳ đại hội, tức kỳ này và 2 năm tới tại Philippines sẽ vượt được Thái Lan. Không ngờ các tuyển thủ của chúng ta đã có sự đột phá dũng mãnh ngay SEA Games lần này khi giành đến 17 HCV và lần đầu tiên vượt qua Thái Lan để đứng đầu khu vực Đông Nam Á”.

Với 17 HCV, 11 HCB và 6 HCĐ cùng sự thắng thế áp đảo của các nữ tuyển thủ, “nữ hoàng” của Việt Nam đã vượt mặt người Thái. Đặc biệt, hình ảnh các nữ tuyển thủ xứ Chùa vàng đổ gục xuống ôm mặt nức nở khi đội nữ chạy tiếp sức 4x100m Việt Nam lần đầu tiên vượt qua họ ở đích đến và thiết lập 1 kỷ lục SEA Games, mới có lẽ đã nói lên nhiều điều.

Sau SEA Games là Asian Games

Ngoài điền kinh, các tuyển thủ bơi Việt Nam cũng xuất sắc giành 10 HCV, 7 HCB và 5 HCĐ tại đại hội năm nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể vượt Singapore khi các kình ngư của đảo quốc Sư từ đã đoạt đến 19 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ. 

Cần nói thêm, đội bơi Singapore lần này đã tung ra rất nhiều người mặt trẻ với chuyên môn rất tốt và những tay bơi ấy đã chia sẻ rất nhiều áp lực cho siêu kình ngư Joseph Schooling. Trong lúc, 10 HCV của bơi Việt Nam có đến 8 thuộc về Ánh Viên, 2 chiếc còn lại do công của Nguyễn Hữu Kim Sơn ở 400m hỗn hợp và Nguyễn Huy Hoàng ở 1.500m tự do. Nói để thấy, dù chúng ta có thành tích rất tốt ở môn bơi suốt 2 kỳ đại hội liên tiếp, nhưng đều phụ thuộc vào Ánh Viên và đặt áp lực quá nặng lên đôi vai của “tiểu tiên cá”, khiến có lúc cô phải thốt lên: “Chưa bao giờ tôi có cảm giác sợ thi đấu và sợ thua như SEA Games lần này!”.

Kim Sơn, một gương mặt trẻ đầy triểnvo5ng của bơi Việt Nam. Ảnh: Minh Tuấn

Qua thành công của 2 môn chủ lực, giới chuyên môn và người hâm mộ càng vui khi qua đó phát hiện ra 3 nhà vô địch tuổi đôi mươi lần đầu tham dự SEA Games: Lê Tú Chinh (điền kinh), Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội). Đây là những tài năng cần được đầu tư trọng điểm cho tương lai, trong đó kình như 15 tuổi Nguyễn Hữu Kim Sơn đang nổi lên như một sao mai mới, sau Ánh Viên và Hoàng Quý Phước.

Tuy nhiên, từ ngôi vô địch SEA Games đi đến nhóm huy chương Asian Games là cả một chặng đường rất dài, nhất là ở điền kinh và bơi lội, bởi đấu trường này tập trung không ít những nhà vô địch thế giới và Olympic. Ngay Ánh Viên, dù làm trùm cự ly 400m hỗn hợp ở Đông Nam Á, nhưng cũng chỉ mới giành được HCĐ ở Asian Games 2014. Vì thế, không ngạc nhiên khi Trưởng đoàn Trần Đức Phấn chia sẻ: “Chuẩn bị cho Asian Games vào năm sau, chúng ta phải tính toán đầu tư hết sức trọng điểm mới có thể giành thành tích cao bởi nguồn lực có hạng, nên 2 kỳ đại hội liên tiếp 2010 và 2014 Việt Nam chỉ giành được 1 HCV”.

Chỉ 1 năm nữa sẽ diễn ra Asian Games 2018 tại Indonesia, thời gian không còn nhiều!

Thành tích điền kinh SEA Games
Năm 2015: 1/ Thái Lan (17 HCV, 13 HCB, 9 HCĐ); 2/ Việt Nam (11, 15, 8); 3/ Indonesia (7, 4, 4).
Năm 2017: 1/ Việt Nam (17 HCV, 11 HCB, 6 HCĐ); 2/ Thái Lan (9, 13, 11); 3/ Malaysia (8, 8, 9).

Thành tích bơi SEA Games
Năm 2015: 1/ Singapore (23 HCV, 12 HCB, 7 HCĐ); 2/ Việt Nam (10, 2, 4); 3/ Malaysia (3, 4, 4).
Năm 2017: 1/ Singapore (19 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ); 2/ Việt Nam (10, 7, 6); 3/ Malaysia (5, 3, 2)
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 2023
Stt
Đoàn TT
Tổng
1
Việt Nam
136
105
118
359
2
Thái Lan
108
96
108
312
3
Indonesia
87
80
109
276
4
Campuchia
81
74
127
282
5
Philippines
58
85
117
260
6
Singapore
51
43
64
158
7
Malaysia
34
45
96
175
8
Myanmar
21
25
68
114
9
Lào
6
22
60
88
10
Brunei
2
1
6
9
11
Timor-Leste
0
0
4
4
Đừng bỏ lỡ
x