Serie A không biết lăng-xê cầu thủ

GIA HƯNG
09:26 ngày 20-08-2019
Khi các giải VĐQG hàng đầu châu Âu liên tục phá vỡ các kỷ lục chuyển nhượng, thì đã rất lâu, Serie A không bán được một cầu thủ đắt giá nào. Phải chăng văn hóa của người Italia không phù hợp cho cách thức lăng xê cầu thủ của bóng đá hiện đại?
Serie A không biết lăng-xê cầu thủ
Những ngôi sao xịt

Sergej Milinkovic-Savic cố tỏ ra bình thản khi vẫn ở lại thi đấu cho Lazio ở mùa giải này, nhưng có Chúa mới biết được, anh bình thản thật hay không. Manchester United và PSG đặt giá từ 75 tới 90 triệu euro cho ngôi sao này, nhưng vì một chấn thương hông, mọi thứ đổ bể. 

Chủ tịch Lazio, Claudio Lotito từng ra giá 100 triệu euro cho anh, nhưng rất có thể sau mùa Hè này, sẽ không có đội nào mua ngôi sao 24 tuổi với mức giá ấy nữa. PSG đã chiêu mộ Pablo Sarabia với giá chỉ 18 triệu euro, còn Man United chính thức chấm dứt mối liên hệ tại đây.

Có rất nhiều ngôi sao Serie A sụt giá thảm hại trong thời gian qua. Arsenal từng muốn trả 50 triệu euro cho Daniele Rugani của Juventus, nhưng sau một thời gian ngồi ghế dự bị quá lâu ở Juve, đội bóng quan tâm đến Rugani bây giờ là… Wolves. Andrea Belotti từng được hét giá 100 triệu euro, và giờ thì chẳng ai muốn mua anh nữa. Felipe Anderson sang West Ham chỉ với 40 triệu euro là một vụ bán rẻ rõ ràng, nếu biết Man United từng sẵn sàng chi gấp đôi con số ấy cho Lazio, chỉ trước đó 1 năm. Gần đây nhất, Mauro Icardi bỗng dưng thấy mình “hết thời”, chẳng ai chịu mua anh, dù Inter đã treo biển “đại hạ giá”.

Thị trường chuyển nhượng tuân theo các quy luật kinh doanh, và ở đây ta thấy các đội bóng của Serie A đã coi nhẹ điều này. Ví dụ điển hình là chuyện Inter công khai kỷ luật Mauro Icardi và HLV Antonio Conte khẳng định “tôi thích Lukaku”. Lá bài đã ngửa ra, và đội bóng áo xanh-đen không còn đường lùi nữa, trong việc làm ăn của mình. Nó cũng tương tự như cách Juve “quên” mất rằng Rugani có thể là một món  hàng đắt giá như thế nào, hay Lazio không thể tính toán thời điểm bán Anderson một cách hợp lý.

Icardi mất giá thê thảm sau khi bị Inter công khai kỷ luật
Icardi mất giá thê thảm sau khi bị Inter công khai kỷ luật

Ở Serie A, chỉ Roma là quyết đoán trong bán người. Sự lạnh lùng của họ tạo ra những món lợi lớn trong các vụ Eric Lamela, Miralem Pjanic, Mohamed Salah, Alisson Becker, và mới nhất là Kostas Manolas. Đương nhiên, Roma là “selling-club”, CLB chuyên bán cầu thủ. 

Nhưng phải thấy cách họ ép giá Liverpool trong vụ Alisson ngay sau thảm họa thủ môn Loris Karius ở chung kết Champions League 2017/18 là siêu đẳng. Văn hóa chuyển nhượng của mỗi đội có thể khác, nhưng Roma đang dần trở thành một Porto hoặc Monaco của châu Âu, nghĩa là cứ muốn mua cầu thủ của họ, được thôi, hãy trả giá cao!

Văn hóa Calcio không phù hợp với “bom tấn”

Nhưng cũng đừng nên chỉ đổ lỗi cho bộ phận chuyển nhượng của các CLB. Italia là nơi có văn hóa gia đình, những thanh niên trưởng thành đôi khi vẫn sống cùng 3 thế hệ trong một ngôi nhà. Các đội bóng cũng chịu văn hóa đó, coi CLB là gia đình. Chỉ ở đây mới có những Paolo Maldini, Francesco Totti, Franco Baresi… cả đời gắn bó với chỉ một CLB. Cũng chỉ ở nơi này, ta mới thấy những giọt nước mắt của Andrea Pirlo, trước ngày anh rời Milan sang Juve sau hơn 10 năm gắn bó. 


Văn hóa đó khiến cầu thủ Italia rất ngại ra nước ngoài. Nó kéo theo việc các đội bóng Italia chỉ thích trao đổi cầu thủ với nhau. Kể từ sau thương vụ Zlatan Ibrahimovic từ Inter sang Barcelona với giá 69,5 triệu euro và Kaka từ Milan sang Real Madrid với giá 67 triệu euro, Calcio gần như không còn chứng kiến “bom tấn” ra nước ngoài nữa. 

Paul Pogba năm 2016 là trường hợp gần đây nhất, còn lại là những Gonzalo Higuain (Napoli sang Juve), Leonardo Bonucci (Juve sang Milan và ngược lại) hay các vụ mua từ nước ngoài như Romelu Lukaku (M.U đến Inter) hoặc Matthijs de Ligt (Ajax sang Juve)…

Thứ văn hóa gia đình này khiến cầu thủ Italia rất khó hòa nhập ở môi trường mới. Thất bại của Ciro Immobile tại Đức và Tây Ban Nha vì vấn đề ngôn ngữ là ví dụ. Stephan El Shaarawy, Simone Zaza, Mario Balotelli, Manolo Gabbiadini hay thậm chí Marco Verratti, cũng không phát triển như kì vọng. 

Rất có thể, những trường hợp này sẽ ngày càng khiến cầu thủ Italia gặp “dớp” trong quá trình hòa nhập. Hãy để ý rằng Moise Kean và Patrick Cutrone đến Premier League ở Hè này, chỉ vì đó là… bước đường cùng. Chẳng ai muốn bước ra ngoài cái vòng an toàn của “văn hóa Calcio”.

Cuối cùng, điểm mấu chốt nhất, chất lượng Serie A chưa đủ để sản sinh ra những ngôi sao đẳng cấp nhất. Hãy thực tế với nhau: Nếu những cầu thủ từng được hét giá 100 triệu euro kia giữ được phong độ của mình, giá trị của họ sẽ luôn bền vững.


3 TRÁI “BOM XỊT” CỦA CALCIO

ANDREA BELOTTI (Torino)
Sau thành tích ghi 28 bàn sau 38 trận trên mọi đấu trường cho Torino ở mùa 2016/17, Belotti được chủ tịch Urbano Cairo hét giá 100 triệu euro. Khổ nỗi lúc ấy, các đội quan tâm Belotti là Milan, M.U và Chelsea không chấp nhận mức giá trên trời đó. Belotti chỉ ghi 13 và 17 bàn trong 2 mùa tiếp theo, và giờ không còn đội nào quan tâm anh nữa.

MILINKOVIC-SAVIC (Lazio)
M.U từng ra giá 90 triệu euro cho Milinkovic-Savic ở mùa Hè này, nhưng thương vụ đình trệ vì Quỷ đỏ phát hiện tiền vệ người Serbia dính chấn thương hông. Cả M.U và PSG đều rút lui sau khi biết tin, Milinkovic-Savic đành ở lại Lazio. Mùa 2017/18 Milinkovic-Savic ghi được 14 bàn cho Lazio trên mọi đấu trường, nhưng mùa trước, con số đó giảm đi một nửa.

MAURO ICARDI (Inter)
Bị Inter tước băng đội trưởng, bị HLV Antonio Conte loại khỏi kế hoạch mùa này, Mauro Icardi chẳng còn cách nào khác ngoài ra đi. Công bằng mà nói, Icardi mất giá là vì cách hành xử thiếu toan tính của Inter. Họ khiến tất cả sợ hãi thói vô kỉ luật của tiền đạo người Argentina, và không nhiều đội còn muốn mua Icardi nữa. Giá Icardi chỉ còn khoảng 60 triệu euro, trong khi mùa Đông năm 2018, có tin Real Madrid sẽ chi 90 triệu euro để có anh.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x