Althea Gibson, người tiên phong bị lãng quên

LÂM PHONG
11:01 ngày 01-01-2020
“Tất cả đều là màu trắng: Trái bóng, quần áo, tất, giày, con người. Tất cả. Chỉ riêng tôi không phải”, Althea Gibson, tay vợt da màu đầu tiên trong lịch sử giành Grand Slam từng nói. Nhưng những nghịch cảnh và định kiến của xã hội đã đánh bại Althea chứ không phải bất kỳ đối thủ mạnh nào.
Althea Gibson, người tiên phong bị lãng quên

Người da màu đầu tiên
Trong thế giới quần vợt nữ vào thời điểm hiện tại, chúng ta đang thấy những tay vợt da màu như chị em nhà Williams hay tay vợt trẻ Coco Gauff được người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung chào đón như người hùng. Họ chưa từng biết tới cảm giác bị cấm tham dự một giải Grand Slam chỉ vì họ là người da màu. Nhưng năm 1949, bi kịch này từng xảy ra với Althea Gibson - tay vợt nữ tiên phong chen chân vào môn thể thao của người da trắng.

Althea Gibson sinh năm 1927 tại South Carolina. Nhờ thể trạng hơn người, Althea Gibson sớm bén duyên với tennis, dù ban đầu bà vốn không thích nó. Althea Gibson từng cho rằng “tennis là môn thể thao dành cho những người yếu đuối”.

Bà chinh phục từ những giải nghiệp dư cho tới chuyên nghiệp. Đỉnh cao của Althea Gibson đến năm 1956, khi bà trở thành tay vợt da màu đầu tiên trong lịch sử vô địch một Grand Slam, sau chiến thắng tại Pháp mở rộng. 2 năm sau, bà tiếp tục vô địch Wimbledon và Mỹ mở rộng (thời đó còn có tên là US Nationals).

“Bà ấy là một trong những tay vợt vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ”, Bob Ryland, cựu HLV của Venus và Serena Williams từng nói. “Cỡ như Maria Sharapova không thể thắng được 1 điểm nếu đấu với Althea. Chị em nhà Williams cũng không thể thắng nổi Althea”.

Với tài năng của mình, lẽ ra Althea Gibson phải được tôn sùng như một huyền thoại, sống cuộc đời giàu có. Nhưng đáng buồn thay, dù kiếm được khống ít tiền thời còn thi đấu tennis chuyên nghiệp hay sau đó là chơi golf, nhưng Althea Gibson luôn phải đối đầu với một địch thủ vô hình mà bà không thể nào thắng nổi. Đó là những định kiến của xã hội dành cho người da màu vào thời điểm đó.

Còn nhớ năm 1964, khi Althea Gibson đã chuyển từ tennis sang chơi golf, bà tham dự vào một giải golf chuyên nghiệp trải dài khắp nước Mỹ. Nhưng ngay cả việc di chuyển tới những địa điểm thi đấu và có được một căn phòng tử tế để nghỉ ngơi cũng là vấn đề lớn. Rất nhiều khách sạn ở Mỹ, đặc biệt là khu vực phía bắc vẫn từ chối cho người da màu thuê phòng.

Những năm cuối đời cô đơn, cơ cực
Tại các địa điểm thi đấu, trong khi các tay golf da trắng được sử dụng phòng thay đồ thì Althea Gibson bị ép phải thay trang phục thi đấu trong xe cá nhân, bởi phòng thay đồ ở một số CLB golf vào thời điểm đó vẫn cấm người da màu. Cùng tham dự giải golf, nhưng tiền thưởng dành cho các tay golf da trắng và da màu có sự chênh lệch rõ rệt.

Althea Gibson từ giã sự nghiệp thể thao vào cuối năm 1978 và bắt đầu một cuộc sống vô cùng chật vật. Cuộc sống sau giải nghệ của bà là một chuỗi ngày gian khổ, làm nhiều công việc khác nhau trong sự vô vọng. Bà cố gắng kiếm tiền bằng việc tham dự các show truyền hình, chạy các dự án nhỏ lẻ, giữ chức ủy viên tại các CLB thể thao. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của bà đều thất bại.

Sau 2 năm vất vả, đến khoảng cuối năm 1980, Althea Gibson từng trải qua 2 lần bị xuất huyết não và một cơn đột quỵ. Chi phí chữa bệnh, thuốc men khiến tài sản tiết kiệm của bà nhanh chóng cạn kiệt. Bà thậm chí còn không đủ trả tiền nhà và mua thuốc. Trong nỗ lực tự cứu mình, Althea Gibson gửi lời cầu cứu tới rất nhiều tổ chức quần vợt nhưng không có bất kỳ tổ chức nào hồi âm.

Cũng may, người đồng đội cũ của bà, cựu tay vợt Angela Buxton đã loan tin về hoàn cảnh khó khăn của bà tới các cộng đồng chơi quần vợt nhỏ lẻ và may mắn quyên góp được một số tiền không nhỏ để người bạn cũ chi tiêu những năm cuối đời. Năm 2003, Gibson trải qua một cơn đau tim và qua đời ở tuổi 76, với không một di sản gì trong tay, kể cả những hào quang bà từng có được thời còn thi đấu.

Gibson được dựng tượng
Cuối tháng 8/2019, cố tay vợt Althea Gibson đã được dựng tượng ở bên ngoài sân banh nỉ Arthur Ashe, nhân sự kiện khai mạc giải quần vợt Mỹ mở rộng. Nhà điêu khắc Eric Goulder, tác giả bức tượng cho biết ông đã rất cố gắng tạo hình với hàm ý để những VĐV da màu đi sau Gibson có thể lấy sự nghiệp thành công của bà ấy làm tấm gương, chỗ nương tựa về mặt tinh thần.

Gibson suýt tự sát năm 1995
Althea Gibson từng 2 lần vô địch nội dung đôi nữ của các giải quần vợt Pháp mở rộng và Wimbledon vào năm 1956, cùng với cựu tay vợt nữ Angela Buxton. Buxton và Gibson đã duy trì tình bạn trong nhiều năm, cựu tay vợt nữ 85 tuổi này kể vào năm 1995, Gibson đã gọi điện cho bà để thông báo ý định tự tử vì không còn tiền để thuê nhà và mua thuốc chữa bệnh. Sau đó, Buxton đã quyên góp được 1 triệu USD để giúp đỡ Gibson.

XEM THÊM

5 ngôi sao được kỳ vọng nhất của bóng đá Việt Nam trong năm 2020

Ronaldo làm gì để thay đổi phong thủy trong năm 2020?

Những mục tiêu cần chinh phục của Messi trong năm 2020

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x