Steve Simon, 'ông bụt' của làng quần vợt nữ

Lâm Phong
08:36 ngày 04-12-2021
Steve Simon dành phần lớn thời gian của sự nghiệp sống sau ánh hào quang. Nhưng khi làng banh nỉ cần một nhà lãnh đạo thực thụ, Simon bước ra và ngay lập tức toả sáng.
Steve Simon, 'ông bụt' của làng quần vợt nữ

Quyết định lịch sử

Khi nói về làng quần vợt nữ, NHM có xu hướng nhắc tới những công lao của Serena Williams, sau khi cô lên tiếng ủng hộ việc vạch trần nạn quấy rối tình dục trong giới thể thao, và mới nhất là đứng về phía những người da màu trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc. Thần tượng Serena không có gì sai. Tuy nhiên, càng đi sâu hơn vào sự phát triển của quần vợt nữ chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn tầm ảnh hưởng của người đàn ông Steve Simon. Cuộc sống của các tay vợt nữ có ấm no hơn trong tương lai, công lao thuộc về Simon.

Steve Simon là CEO của Liên đoàn quần vợt nữ (WTA) bắt đầu từ tháng 10/2015. Trước khi thế giới tennis chao đảo vì đại dịch Covid-19, NHM rất hiếm khi bắt gặp Simon trước ống kính truyền thông. Ông sống sau ánh hào quang.

Tuy nhiên, khi làng banh nỉ nữ bắt đầu phát đi những tín hiệu cầu cứu, Steve Simon là người đầu tiên lắng nghe và hành động. Ông chính là người đã đặt nền móng cho sự mở rộng của WTA sang thị trường châu Á, mà cụ thể là Trung Quốc. 

Năm 2019, Simon trực tiếp đứng ra thương thảo hợp đồng chuyển giải đấu cuối năm WTA Finals về với mảnh đất Thâm Quyến. Bản hợp đồng có thời hạn lên tới 10 năm, tổng trị giá 140 triệu USD. Như vậy, trị giá giải thưởng của giải WTA Finals sau thương vụ “chuyển hộ khẩu” mà Simon đứng ra đạo diễn đã tăng từ 7 triệu USD lên 14 triệu USD. Trong bối cảnh kinh tế thế giới chao đảo vì đại dịch, WTA lại trở thành giải đấu hiếm hoi có thể tăng gấp đôi số tiền thưởng.

Nhà vô địch WTA Finals 2019, Ashleigh Barty là tay vợt đầu tiên hưởng lợi từ Simon. Cô rời Thâm Quyến với số tiền thưởng lên tới 4,4 triệu USD, nhiều hơn bất kỳ đồng nghiệp nữ nào trong cả chiều dài lịch sử tennis (tính cả các chức vô địch Grand Slam). 

Hết lòng bảo vệ các tay vợt

Để hình dung về mức độ khủng của số tiền thưởng này thì cần phải biết rằng, tại WTA Finals 2021, do Thâm Quyến không thể tổ chức vì dịch bệnh, giải đấu buộc phải chuyển địa điểm thi đấu sang Guadalajara, Mexico và ngay lập tức tiền thưởng đã giảm thê thảm. Số tiền thưởng cho cả giải WTA Finals 2021 chỉ là 5 triệu USD.

Sau WTA Finals, Simon lại tiếp tục đạo diễn để chuyển tới 10 giải đấu thuộc hệ thống WTA sang thi đấu ở Trung Quốc, kiếm về tới 30 triệu USD. Chỉ riêng giải China Open đã có số tiền thưởng lên tới 8,3 triệu USD – trở thành giải đấu có số tiền thưởng cao thứ 4 trong lịch sử WTA và ATP. 

Ngoài việc đảm bảo nguồn thu cho WTA nói riêng và các tay vợt nữ nói chung, Steve Simon còn được nhiều người yêu quý nhờ tinh thần trượng nghĩa, luôn đứng ra bảo vệ các tay vợt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi quyền lợi và danh dự của các tay vợt nữ bị xâm phạm, ông sẵn sàng trì hoãn, thậm chí huỷ bỏ một giải đấu để bảo vệ danh dự cho họ.

Simon vốn là cựu Giám đốc của giải Indian Wells Open – nơi mà chị em nhà Williams từng bị phân biệt chủng tộc dẫn đến quyết định cạch mặt giải này tới 14 năm (từ 2001 đến 2015). Một giải đấu diễn ra trên đất Mỹ mà lại thiếu vắng 2 biểu tượng quần vợt Mỹ suốt hơn 1 thập kỷ quả là điều khó hiểu.

Tuy nhiên, bất chấp áp lực phải thuyết phục Serena và Venus trở lại Indian Wells Open, Simon vẫn ủng hộ quyết định tẩy chay của họ vì cho rằng, cảm xúc của các tay vợt mới là điều quan trọng, danh tiếng của giải đấu buộc phải xếp sau. Cảm động trước sự thông cảm của Simon, chị em nhà Williams đã quyết định trở lại với Indian Wells Open vào năm 2015. Trong ngày trở lại, Serena đã nhắc trực tiếp tới tên của Steve Simon trong bài phát biểu với tâm trạng đầy cảm kích. 

Steve bao bọc các tay vợt nữ  đến mức từng bị dư luận chỉ trích dữ dội vì phát biểu ủng hộ Maria Sharapova, sau khi tay vợt Nga bị cấm thi đấu vì án doping. Tuy nhiên, con người Steve Simon là vậy. Không có tình yêu, làm sao ông làm ra được những điều vĩ đại cho WTA như lúc này. 

Hồ sơ Steve Simon
Theo hồ sơ trên trang WTA.com, Steve Simon sinh năm 1955 tại Arcadia, California, Mỹ. Ông từng chơi tennis chuyên nghiệp thời còn là sinh viên và từng tham dự Wimbledon 1981 nội dung đánh đôi. Sau khi kết thúc sự nghiệp, Simon làm việc cho Adidas một thời gian trên cương vị cố vấn. Đến năm 2004, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc giải Indian Wells Open. Ông gắn bó với giải đấu này đến năm 2015 thì được thăng chức lên thành CEO của Liên đoàn quần vợt nữ thế giới.

Simon đã bảo vệ các tay vợt nữ như thế nào?

Năm 2009, trước thềm một giải WTA diễn ra tại UAE, quốc gia này đã từ chối không cho tay vợt Shahar Peer nhập cảnh vì UAE không thừa nhận quốc tịch Israel của cô. Vụ việc này đến tai Steve Simon và ngay lập tức ông đã tổ chức họp báo yêu cầu WTA chấm dứt giải đấu tại UAE trừ khi quốc gia này đảm bảo cho Shahar Peer quyền dự giải năm sau. Nhờ ảnh hưởng của Simon mà Shahar Peer đã được nhập cảnh UAE thi đấu vào năm sau đó.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x