Tennis - một thất bại khác của thể thao Trung Quốc

Cẩm Chi
18:23 ngày 24-11-2019
Bóng đá không phải là lĩnh vực duy nhất Trung Quốc bỏ hàng tỷ USD đầu tư nhưng không thu lại được bất kỳ thành quả nào. Tay vợt duy nhất của quốc gia đông dân nhất hành tinh có thể khiến mọi người nhớ đến là Li Na, một người nổi danh từ trước khi dòng vốn khổng lồ được đổ vào môn thể thao quý tộc này.
Tennis - một thất bại khác của thể thao Trung Quốc

Giải thấp nhưng tiền thưởng cao

Naomi Osaka có thể chơi không thành công ở US Open cuối năm nay, nhưng cô cũng chẳng quá thất vọng nhờ chức vô địch China Open diễn ra ở Bắc Kinh hồi đầu tháng 10. Đó là một trong những giải đấu hiếm hoi mà nhà vô địch nội dung đơn nữ có tiền thưởng nhiều hơn cả các đồng nghiệp nam. Osaka ẵm 1,5 triệu USD cho chức vô địch, gấp đôi Dominic Thiem. Tuy vậy với Thiem, 750.000 USD là số tiền không tưởng cho một chức vô địch ATP 500.

China Open 2019 trao tổng cộng 3,6 triệu USD tiền thưởng cho các tay vợt nam tham dự giải đấu. Số tiền này vượt xa mọi giải ATP 500 khác. Còn trong hệ thống Masters 100, tiền thưởng của Shangai Open chỉ kém Indian Wells và Miami. Ngay cả ở 2 giải ATP 250 tổ chức ở Thành Đô và Thâm Quyến, Trung Quốc cũng dùng tiền để thu hút những tay vợt hàng đầu đến thi đấu. Mỗi giải đều có tổng giải thưởng hơn 1 triệu USD.

Li Na, điểm sáng hiếm hoi của quần vợt Trung Quốc

Hàng năm, châu Á chỉ tổ chức 5 giải thuộc hệ thống ATP ở miền Viễn Đông, thì Trung Quốc chiếm đến 4 giải. Còn trong hệ thống WTA, Trung Quốc còn áp đảo hơn với 10/14 giải. Điều đó cho thấy người Trung Quốc nuôi tham vọng phát triển môn thể thao này lớn đến thế nào. Đối với Trung Quốc, họ không tiếc và cũng không thiếu tiền đầu tư để phát triển tennis đỉnh cao.

Vậy còn ở quy mô phong trào thì sao? Hẳn nhiều người sẽ rất sốc khi chứng kiến cảnh “người người đánh tennis, nhà nhà chơi tennis” ở Trung Quốc. Ở quốc gia này, mỗi tỉnh có một đội tennis riêng, và họ tổ chức một giải vô địch quốc gia như môn bóng đá để thi đấu quanh năm. Tất cả những việc này nhằm trui rèn khả năng thi đấu của các tay vợt Trung Quốc.

Mỗi tỉnh thậm chí còn đầu tư xây một khu phức hợp lên đến hàng chục sân tennis nằm cạnh nhau cùng những tiện ích đi kèm như khách sạn 5 sao, nhà hàng, và cả trường nội trú cho những tay vợt trẻ. Một vận động viên có thể chỉ biết đến cuộc sống trong bốn bức tường của trung tâm thi đấu, bởi nơi đây có trường liên cấp từ tiểu học đến đại học.

Chất lượng không tương xứng

Tương tự bóng đá, người Trung Quốc nghĩ cách đơn giản nhất để nâng cao trình độ của các tay vợt là đổ tiền vào hỗ trợ cơ sở vật chất ở mức tốt nhất có thể. Tuy nhiên điều này không hề đúng, hay ít ra là không đúng với những tay vợt Trung Quốc. Người nổi tiếng nhất trong số họ là Li Na, nhà vô địch Roland Garros 2011 và Australian Open 2014. Cô nổi danh từ trước khi Trung Quốc bỏ tiền tỷ ra làm tennis.

Ngoài Li Na, người thành công nhất có thể kể đến Wang Qiang, người lọt vào tứ kết US Open năm nay. Thành tích đó giúp cô từng vươn lên vị trí số 12 thế giới. Còn trong số các tay vợt nam, người đáng chú ý nhất là Zhang Ze, với thứ hạng cao nhất từng giành được là 148 trên BXH ATP. Thành tích của anh và nhiều đồng hương không thể nâng cao ngay cả khi họ mời những HLV nước ngoài về làm việc với mức lương cao ngất ngưởng.

Dù được tập trung đầu tư bài bản, nhưng thành tích của Zhang Ze rất khiêm tốn

Vậy đâu là lý do khiến các tay vợt Trung Quốc không thể vươn tầm thế giới? Lý do đầu tiên là người Trung Quốc không hiểu về tennis. Họ chỉ biết sao chép và bắt chước máy móc cách phát triển của những quốc gia khác. Thứ hai, chính cách nuông chiều tay vợt chuyên nghiệp của người Trung Quốc đã làm hại họ. Trước kia, Li Na từng thi đấu ròng rã 12 năm để bước vào một trận chung kết Grand Slam. Để có tiền thi đấu, cô gắng sức kiếm tiền thưởng từ mọi giải đấu nhỏ.

Lý do cuối cùng là... bệnh thành tích. Năm 2013, Zhang Ze từng được chọn tham dự vòng loại Roland Garros, tuy nhiên anh lại vướng vào giải VĐQG Trung Quốc nên không thể thi đấu. Các quan chức CLB chủ quản không cho phép Zhang đến Pháp bởi họ muốn có thành tích tốt ở giải trong nước, nên Zhang buộc phải ở lại nếu không muốn mất đãi ngộ hiện có.

Rolex đầu tư cực lớn vào tennis Trung Quốc

Li Na tiết lộ hãng đồng hồ Rolex, nhà tài trợ chính của Thượng Hải Masters đã đầu tư một số tiền khổng lồ vào Trung Quốc để phát triển tennis ở quốc gia này. Nhà cựu vô địch Grand Slam không nói cụ thể Rolex đã chi bao nhiêu tiền, nhưng với thời gian họ đã gắn bó với giải đấu, ước chừng con số không dưới 20 triệu USD. Tuy vậy, số tiền trên vẫn chẳng thấm vào đâu với ngân sách chi cho thể thao của các tỉnh tại Trung Quốc.

Thiên đường tennis ở Nam Kinh

Nam Kinh là nơi đặt đại bản doanh của Học viện tennis Trung Quốc, cơ sở đào tạo tennis duy nhất mang tầm cỡ quốc gia. Cơ sở vật chất ở đây vượt xa mọi trung tâm đào tạo tennis hàng đầu thế giới, với 4 sân tennis có khán đài theo dõi đạt chuẩn Grand Slam. Điều kiện tập luyện tại đây tốt tới mức Học viện tennis quốc tế Sánchez-Casal đến đăng ký thuê địa điểm. Để xây dựng một cơ sở hoành tráng như vậy, chính quyền địa phương đã tiêu tốn 200 triệu nhân dân tệ.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x