Câu chuyện phi thường của VĐV snooker... không tay

Lâm Phong
10:30 ngày 08-01-2022
Muốn trở thành một VĐV billiards snooker, điều kiện tối thiểu là ít nhất bạn phải có đủ 2 tay để cầm gậy và đặt cơ. Nhưng một VĐV người Pakistan, anh Mohammad Ikram lại có thể vô địch giải snooker địa phương mà không cần cả 2 cánh tay.
Câu chuyện phi thường của VĐV snooker... không tay

Mất cả 2 tay vẫn chơi billiards

Có đầy đủ cả 2 tay chơi snooker đã khó, vậy không có tay thì chơi thế nào? Với người thường thì đây là vấn đề, nhưng với siêu nhân Mohammad Ikram thì không. 

Mohammad Ikram sinh ra ở vùng quê nghèo Punjab (Pakistan). Chúa cho anh đôi chân khoẻ mạnh, trái tim có thể đập nhưng lại lấy đi của Ikram cả 2 cánh tay. Nhưng vì ngay từ khi sinh ra đã thiếu đi cả 2 tay nên Mohammad Ikram không hề sống với mặc cảm là người tật nguyền. Anh chấp nhận thực tế này.

Năm 8 tuổi, Mohammad Ikram trong lúc chờ mẹ đi chợ đã tình cờ rẽ vào một quán billiards và lập tức cảm thấy như trúng tiếng sét ái tình với môn thể thao chuyên dùng tay này. Sau 2 năm ấp ủ, rốt cuộc Ikram cũng tự tìm đến những câu lạc bộ billiards với khát vọng muốn được chơi môn thể thao này giống như bao người bình thường khác.

Mohammad Ikram dùng cằm để chơi billiards không kém gì những VĐV chuyên nghiệp.

Mohammad Nadeem, chủ của CLB billiards Cue Club ở Samundri vẫn còn nhớ như in thời khắc Mohammad Ikram tiến về phía ông và rụt rè hỏi: “Tôi muốn được chơi billiards”. “Không, cậu không thể chơi, làm sao cậu chơi được”, Nadeem ái ngại nhìn chú bé 10 tuổi không có cả 2 cánh tay. “Tuy nhiên, Ikram không coi đó là câu trả lời”, Nadeem tiếp tục kể.

“Khi tôi nhìn Ikram đánh viên bi đầu tiên bằng… cằm, tôi thật sự đã sốc. Đường đi của trái bóng, lực va chạm không hề thua kém những tay cơ bình thường, với đầy đủ 2 tay và dùng gậy đánh bóng. Rõ ràng cậu ấy đã luyện tập đánh billiards bằng cằm từ rất lâu rồi. Nếu các bạn chưa từng biết về Ikram, hãy lên Youtube và các bạn sẽ bất ngờ khi chứng kiến cậu ấy đánh billiards”, Nadeem cho biết. 

Thần tượng ở Pakistan

Sau khi được ông chủ Cue Club chấp thuận, hàng ngày Mohammad Ikram vượt chặng đường 12 km từ nhà tới CLB để bắt đầu luyện tập chơi billiards bằng cằm. Mian Usma là người chứng kiến Mohammad Ikram tập luyện từ những ngày đầu tiên. “Cậu ấy không ngừng khiến mọi người bất ngờ. Mỗi ngày trôi qua, Ikram lại tiến bộ hơn. Trong vài tháng đầu tiên, cậu ấy chỉ có thể dùng cằm đánh những đường bi thẳng và đơn giản. Càng ngày khả năng điều khiển trái bóng bằng cằm của Ikram càng thuần thục. Cậu ấy có thể chặt, xẻ thậm chí tính được lực điều bóng không kém gì các tay cơ bình thường khác”, Usma nói.

Không biết từ bao giờ Mohammad Ikram đã trở thành biểu tượng của CLB Cue Club và dần vươn tầm ra toàn vùng Punjab. Tên tuổi của Ikram bắt đầu vang khắp đất nước Pakistan, sau khi anh sử dụng kỹ năng có một không hai của mình để vô địch một giải billiards địa phương. Haseeb Nawaz, bại tướng của Ikram tại một giải đấu cho biết: “Tôi thật sự kinh ngạc. Ban đầu chúng tôi là đối thủ, nhưng vì ngưỡng mộ ý chí của Ikram, tôi đã chuyển sang trở thành fan của anh ấy. Ikram đã làm được điều mà rất ít người có thể tưởng tượng ra”. 

Ikram lớn lên ở một vùng quê nghèo và bố mẹ cũng chẳng đủ tiền cho anh đi học đàng hoàng. Học vấn của Ikram chỉ đủ đọc được những thứ cơ bản. Anh chưa từng học ở một ngôi trường chính thức nào. Tuy nhiên, nhờ billiards, Ikram đã trở thành một công dân có ích, một biểu tượng về nghị lực sống đối với rất nhiều người. 

Mohammad Ikram từng 3 lần vô địch giải địa phương

“Chúa không cho tôi 2 cánh tay, nhưng ngài ấy cho tôi lòng dũng cảm”, câu phát biểu của Ikram sau khi vô địch một giải billiards nghiệp dư đã trở thành chân lý đối với rất nhiều người. Thật thú vị khi có rất nhiều người được học hành đầy đủ lại học thêm được bài học cuộc đời từ một chàng trai chưa từng đi học. 

Điều đáng tiếc nhất với Mohammad Ikram là môn billiards snooker đã không còn là một trong những nội dung thi đấu tại thế vận hội thể thao người khuyết tật Paralympics của Pakistan kể từ năm 1988 đến nay. Trước giai đoạn này, với tài năng của mình, Ikram hoàn toàn có thể tham gia đội tuyển Paralympics quốc gia để thi đấu. 

Muốn ra nước ngoài thi đấu
Trong bài phát biểu mới nhất, Mohammad Ikram tâm sự rằng ước mơ lớn nhất của anh giờ đây là được ra nước ngoài thi đấu. Hiện tại những người hâm mộ của Ikram đang kêu gọi sự chú ý từ Thủ tướng Pakistan, ông Imran Khan. Ông Khan từng là một VĐV cricket chuyên nghiệp, dẫn dắt ĐT Pakistan tới chức vô địch World Cup 1992. Với một người yêu thể thao như ông Khan, hy vọng câu chuyện của Ikram sẽ khiến ông chú ý.

Mẹ ủng hộ Ikram chơi billiards
Mohammad Ikram cho biết, thời anh xin bố mẹ đi chơi billiards cách nhà tới 12km, bố của anh đã phản đối và cho rằng đây là ước mơ vớ vẩn. Tuy nhiên, mẹ đã ủng hộ Ikram. Hiện tại Ikram vẫn đang sống chung với mẹ, bà Rizia Bibi tại một ngôi làng nghèo gần Samundri, Pakistan. Ngoài Ikram, bà Bibi còn có… 7 người con khác gồm 2 em trai của Ikram và 5 em gái. 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x