Có một thế giới thể thao đằng sau...song sắt

Lâm Phong
09:41 ngày 23-11-2019
Nhà tù, nơi chứa chấp những người lầm đường lạc lối, nơi đen tối và u ám nhất của xã hội, nơi mà chẳng ai muốn ghé thăm dù chỉ một lần trong đời. Nhưng đằng sau những song sắt u tối đó, cuộc sống vẫn trôi và thể thao trở thành chiếc phao cứu sinh cho những kẻ từng được coi là bệnh hoạn nhất.
Có một thế giới thể thao đằng sau...song sắt

Kẻ giết người lên phim tài liệu
Rafael Cuevas là một tên giết người. 15 năm trước, Cuevas 21 tuổi trong một cơn điên, đã gây ra án mạng trong một khu đỗ xe bên ngoài SVĐ San Francisco (Mỹ). Cuevas kể rằng, hôm đó mang theo một con dao đi lòng vòng với suy nghĩ bệnh hoạn luẩn quẩn trong đầu “phải giết một ai đó”.

Hắn gây sự vô cớ với một nạn nhân và kết liễu cuộc đời con người vô tội đó bằng nhiều nhát dao. Hắn bị bắt và kết tội tù chung thân. Cuộc đời của Cuevas tưởng như khép lại với bản án đó. Một tên tội phạm có suy nghĩ bệnh hoạn liệu có thể cải tạo được hay không?

Nhưng cuộc đời luôn mở ra cơ hội thứ hai với bất kỳ ai. Năm 2019, Cuevas bất ngờ xuất hiện trong bộ phim tài liệu mang tên Q-Ball của đạo diễn nổi tiếng Michael Tolajian – người từng làm rất nhiều phim tài liệu về chủ đề thể thao. Tại sao một tên tội phạm giết người lại được mời đóng phim tài liệu?

Tù nhân Markelle Taylor về đích trong cuộc thi điền kinh ở  nhà tù San Quentin

Hóa ra, Cuevas hiện tại đang là HLV của đội bóng rổ San Quentin Warriors – một trong những CLB bóng rổ nhà tù rất nổi tiếng trong giải bóng rổ dành cho tội phạm. Có hẳn một giải bóng rổ, điều đó có nghĩa là San Quentin Warriors không phải là CLB duy nhất nơi các tù nhân được tạo cơ hội sống một cuộc đời ý nghĩa hơn đằng sau song sắt. Những CLB nhà tù như The Englewood (Colorado), Groveland (New York) thậm chí còn có cả giải tennis và nhà tù bang Utah mới đây còn tổ chức hẳn giải điền kinh cho các tù nhân.

Tại sao người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đang cố gắng phát triển một thế giới thể thao đằng sau những song sắt nhà tù? Điều này liên quan tới sự gia tăng khó hiểu của lượng tù nhân. Theo số liệu do chính phủ Mỹ cung cấp, từ năm 1972 đến nay, lượng tù nhân “nhập kho” đã tăng tới… 700%. Hiện tại, các nhà tù nước Mỹ đang là nơi dung thân của 2,3 triệu người.

Từ tự phát tới chuyên nghiệp
Tại Mỹ, nhà tù từ lâu đã được hiểu là một ngành công nghiệp hái tiền với doanh thu 74 tỷ USD mỗi năm. Sự phát triển của hệ thống nhà tù không chỉ được hiểu dưới khía cạnh quản lý, giám sát, công nghệ phòng ngừa bạo loạn, mà còn vươn lên quy mô lớn trong lĩnh vực thể thao, trở thành phao cứu sinh cho những người muốn hoàn lương. Chơi thể thao được người Mỹ coi là phương pháp giúp giải phóng những năng lượng, suy nghĩ tiêu cực.

Trong quá khứ khoảng tầm 15-20 năm trước, tù nhân chơi thể thao những lúc rảnh rỗi như một thú vị. Các sân bóng rổ được dựng lên tạm bợ. Song khoảng 10 năm trở lại đây, nhận thấy lượng “tài nguyên” dồi dào của các nhà tù, chính phủ Mỹ đã quyết định sẽ tổ chức các hoạt động thể thao trong tù một cách quy mô, bài bản và nghiêm túc hơn. 

Trong tiến trình thay đổi mạnh mẽ này, có những nhân vật đã đi vào lịch sử như Pee Wee Kirkland. Anh là một VĐV bóng rổ, được mời thi đấu cho đội Chicago Bulls, nhưng đã từ chối để chơi bóng rổ đường phố. Sau vài năm, Kirkland bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Hắn bị tống vào tù ở Pennsylvania. Kirkland tiếp tục chơi bóng rổ trong tù và dùng các kỹ năng của mình tạo ra hẳn một trào lưu. Sau khi được ra tù, Kirkland trở thành đại diện cho Nike. 

Xa hơn nữa, một tù nhân có biệt danh Concord đã từng tổ chức một giải bóng rổ quy mô nhỏ ở nhà tù Massachusetts vào năm 1886. Họ là những ngọn lửa lóe lên rồi tắt đi, nhưng nỗ lực của những tù nhân yêu thể thao và muốn tạo ra một môi trường lành mạnh cho các bạn tù vẫn được ghi nhận trong dòng chảy lịch sử để đến ngày hôm nay, thế giới đang có hẳn những giải thể thao chuyên nghiệp được tổ chức cho các tù nhân. Và điều đặc biệt hơn cả là nó không chỉ gói gọn trong bóng rổ. 

HLV của hàng trăm tù nhân
Roger BelAir, người đàn ông 72 tuổi tại Edmonds, Washington đang được nhắc đến với tư cách HLV của môn Pickleball (bóng chuyền kết hợp với quần vợt, cầu lông và bóng đá) của hàng trăm tù nhân tại Mỹ. Mê chơi Pickleball, Roger đã viết thư tới nhà tù Cook County và một số nơi khác xin được dạy cho tù nhân môn thể thao mới lạ này.

Tốn hàng trăm nghìn euro để xem Sky Sports
Theo tờ Daily Mail, đơn vị cung ứng các dịch vụ cho các nhà tù ở CH Ireland đã phải mất hàng trăm nghìn euro để phạm nhân có thể xem kênh truyền hình thể thao Sky Sports. Cụ thể số tiền mà Sky Sports thu được trong 4 năm qua tại nước này là 325.000 euro. 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x