Vì sao các CLB bóng đá ngày càng đổ nhiều tiền vào eSport?

Cẩm Chi
09:46 ngày 11-04-2020
Không chỉ nuôi mộng xưng bá ngoài đời thật, những CLB lắm tiền nhiều của như PSG hay Man City còn đầu tư tiền của giúp đội nhà vô địch quốc gia lẫn Champions League trên game. Đâu là lý do khiến họ bạo chi như vậy?
Vì sao các CLB bóng đá ngày càng đổ nhiều tiền vào eSport?

Tiền, rất nhiều tiền
Những năm gần đây eSport đã phát triển chóng mặt dựa vào cộng đồng người chơi lên đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Nhiều giải eSport quốc tế treo tiền thưởng khủng lên đến hàng triệu USD cho cá nhân hoặc đội vô địch vì họ có thể thu lời gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần từ những sự kiện như thế.

Thống kê sơ bộ cho thấy thị trường eSport có giá trị khoảng 905 triệu USD trong năm 2019 và sẽ nhảy lên 1,5 tỷ USD chỉ sau 2 năm. Tình hình thực tế có thể còn diễn ra nhanh hơn nữa, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng. Yêu cầu tự cách ly ở nhà và tạm dừng mọi hoạt động thể thao ngoài trời khiến nhu cầu theo dõi eSport đã tăng vọt trong vài tuần qua.

Ở cương vị nhà quản lý thể thao, ông chủ của các CLB lớn đã nhìn rõ tiềm năng eSport phát triển trong tương lai. Barca là một trong những đội đầu tiên thành lập CLB eSport bên cạnh đội bóng đá, bóng rổ cũng như vô vàn môn thể thao khác. Thay vì đơn thuần bán bản quyền hình ảnh cho những game bóng đá như FIFA hay PES, Barca muốn chiếm lĩnh thị trường eSport và thu nhiều tiền hơn từ nó.

Thú vị hơn cả là trường hợp của Bayern. Cựu chủ tịch Uli Hoeness từng phản đối eSport bằng tuyên bố: “Thanh niên muốn chơi thể thao thì phải ra sân tập chứ đừng ngồi nhà”. Giờ thì CLB để ngỏ khả năng thành lập đội eSport trong thời gian tới. Nhưng nếu xét về độ bài bản và chịu chơi cho eSport thì Barca hay Bayern không thể địch lại hai thiếu gia của bóng đá châu Âu: PSG và Man City.

Đội eSport PSG thành lập vào năm 2016, quy tụ những game thủ hàng đầu của Pháp ở những trò chơi phổ biến như FIFA, DOTA và Liên Minh Huyền Thoại. Họ liên tục tranh tài ở nhiều giải đấu lớn và thu vè thành tích đáng nể. Cũng trong thời gian đó, đội eSport Man City thành lập bằng cách rải tiền chiêu mộ game thủ có tài. Họ chính là CLB đầu tiên ở Premier League đầu tư cho đội eSport ở tận Trung Quốc.

Không ngừng phát triển
Học theo các đội bóng trên, Wolves cũng đang trong bước đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc bằng quân bài chiến lược mang tên eSport. Họ vừa ký thỏa thuận hợp tác với Weibo, mạng xã hội có 445 triệu người dùng thường xuyên tại Trung Quốc. Tính ra thì giá trị hợp đồng đó giúp họ tiếp cận số người chơi eSport tương đương cả châu Âu gộp lại. Một thương vụ quá hời ở thị trường đông dân nhất hành tinh.

Nhưng Wolves cần có thêm thời gian để bắt kịp Man City, đội đầu tiên kiếm được tiền từ eSport. Theo thời gian, eSport dần mở rộng từ việc chơi trên nền tảng trực tuyến sang kinh doanh thiết bị điện tử chuyên dụng phục vụ chơi game. Turtle Beach là một trong những nhãn hàng như thế, và đội eSport Man City đã nhanh tay ký hợp đồng tài trợ với số tiền không nhỏ.

Bên cạnh châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng, Bắc Mỹ cũng là một thị trường eSport rộng lớn khác khiến các CLB bóng đá không thể bỏ qua. Với mức độ phổ cập Internet gần như tuyệt đối đến toàn dân, Mỹ có đến hàng triệu người theo dõi eSport hàng ngày. Thống kê từ một trang web công nghệ cho thấy 62% khán giả eSport tại Mỹ có độ tuổi từ 18 đến 34, và quá nửa thanh niên Mỹ tuổi từ 15 đến 21 thích eSport.

Điều hay ở eSport là có đến hàng chục trò chơi thông dụng để khán giả theo dõi, và họ cũng sẵn sàng thay đổi từ việc chơi trò này sang chơi trò khác. Bằng việc đó, PSG và Man City có thể kiếm thêm hàng triệu người hâm mộ mới từ thị trường eSport nói trên, với đối tượng chủ yếu là thanh niên. Tiếp cận họ bằng eSport dễ hơn nhiều vì gần gũi và thông dụng thay vì quảng bá nhờ bóng đá truyền thống.

Vậy đâu sẽ là đích phát triển của những đội bóng đá kiêm eSport trong tương lai? Hoàn toàn có thể sẽ là những giải Premier League, hoặc Champions League trên eSport giống như mô hình NBA, với tiền thưởng không kém gì vô địch ngoài đời thật.

Các ông lớn tham gia giải eSport nào?

Họ cử game thủ đi tranh tài ở rất nhiều trò chơi, nhưng chủ yếu là game liên quan đến bóng đá. Việc này chủ yếu thuộc về màu cờ sắc sao. Ví dụ như Barca có đội PES, trò chơi có hình ảnh Lionel Messi trên bìa đĩa. Những đội eSport của CLB Đức như Wolfsburg, M’gladbach và Leverkusen chủ yếu tham gia một giải FIFA trong nước có tên Bundesliga Home Challenge. Man City và West Ham cũng cử game thủ đi so tài ở những giải FIFA như FIFA Ultimate Team.

Đoàn kết chung một mái nhà

Mới đây, đội bóng ở giải League Two (hạng đấu thứ 4) của Anh là Leyton Orient đã đoàn kết 128 CLB hàng đầu châu Âu bằng việc tổ chức một giải eSport có quy mô lớn chưa từng thấy trên game FIFA 20. Khách mời tham dự là đại diện của nhưng CLB hàng đầu châu Âu. Mỗi cuối tuần họ sẽ cử game thủ tranh tài khi điều khiến CLB chủ quản thi đấu với đội khác. Việc này giúp người hâm mộ bóng đá có thêm cái để xem khi dịch Covid-19 khiến mọi giải đấu tạm hoãn.

XEM THÊM

Saul Craviotto & sứ mệnh kỳ lạ của một VĐV Olympic

Tour de Spain 2020: Giải tennis 'ly khai' đầu tiên của thế giới

Nhiều cầu thủ bóng chày Mỹ đang... chết đói

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x