Ngày cuối chuyển nhượng Hè 2020: Không phải mua được hay không mà là mua như thế nào

Từ 13:33 ngày 05-10-2020
Đến hẹn lại lên, giới hâm mộ hồi hộp chờ xem đội bóng yêu thích của họ có kịp “đánh bại thời gian” để bổ sung ngôi sao nào ngay trước hạn chót chuyển nhượng hay không.

Thị trường chuyển nhượng Hè 2020 tại châu Âu đóng cửa lúc nào?

Bài học nhãn tiền: 2 ngày trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa, “vua mua sắm” Pep Guardiola đã bị dội gáo nước lạnh khi Man City của ông không thắng nổi đội mới thăng hạng Leeds United - dĩ nhiên là đội chẳng bao giờ trông cậy vào quỹ mua sắm để hướng đến thành công. Nhưng bất chấp, người ta vẫn cứ nhìn vào “sức mua” để đánh giá đẳng cấp của một đội bóng.

Leeds thủ hòa Man City, suýt làm được như thế trước Liverpool, nói chung là gây ấn tượng sâu đậm ngay khi vừa xuất hiện trở lại ở Premier League, chủ yếu là bằng lối chơi, chứ không phải bằng tài năng cầu thủ hoặc tiền mua sắm ngôi sao. Nhưng, ứng với mỗi trường hợp như Leeds, cũng có trường hợp ngược lại như Everton. Ngôi sao mới James Rodriguez tỏa sáng rực rỡ, giúp Everton của Carlo Ancelotti bay bổng với 4 trận thắng tuyệt đối. Vẫn vậy: bóng đá chưa bao giờ có một công thức, đường lối, phương pháp cụ thể nào bảo đảm dẫn đến thành công.

Nên hay không nên “chi đậm” trên thị trường chuyển nhượng - đấy không bao giờ là một vấn đề. Kể cả trong thời buổi kinh tế khó khăn vì cơn đại dịch, đấy cũng không hề là một vấn đề. Điều quan trọng chỉ là mua sắm ra sao (thậm chí không mua cũng phải có thêm một vế “vì sao”), chứ chẳng phải là nên hay không nên mua cầu thủ.

Trên sân cỏ, HLV Jose Mourinho nổi tiếng với triết lý thiên về phòng thủ: giữ bóng nhiều thì mất bóng cũng nhiều. Mà mất bóng luôn là một trong những điều tai hại (trong trận Leeds - Man City vừa qua, Man City mất bóng nhiều gấp 3 lần Leeds). Vậy nên, chủ trương của Mourinho là giữ bóng càng ít càng tốt. Liệu có một nguyên tắc an toàn tương tự, trên thị trường chuyển nhượng: mua sắm càng ít, rủi ro càng thấp; không mua thì không sợ lỗ?

Tất nhiên, Mourinho gần đây chỉ biết thất bại chứ ít thành công (thất bại thảm hại là đằng khác). Không phải nói thêm: sự an toàn về mặt tài chính sẽ được xem là thất bại, so với những trường hợp mua và... thành công. Không chuyển nhượng thì không mất tiền. Nhưng không chuyển nhượng cũng có nghĩa là các bộ phận liên quan đến vấn đề chuyển nhượng coi như không làm việc.

Tùy cấu trúc riêng của từng đội bóng mà “mảng chuyển nhượng” thuộc về bộ phận nào. Có điều, bất kể là ai quyết định, việc chuyển nhượng dứt khoát phải liên quan đến HLV trưởng. Nhìn vào hiệu quả chuyển nhượng, có thể thấy được phần nào năng lực của HLV. Ole Gunnar Solskjaer quá “nhát” khi M.U luôn chậm trễ trên thị trường chuyển nhượng - kể cả khi chuyển nhượng là việc của người khác. Bản thân Solskjaer không dám làm việc? Man City thì lấy hệ thống đấu pháp, cách vận hành lối chơi làm trọng, chứ không cần tài năng cá nhân. Bất quá, Pep Guardiola chỉ mua cầu thủ “phù hợp lối chơi”. Nhưng chưa thấy cầu thủ nào có giá vài triệu mà “phù hợp” với Pep. Đạo đức giả?

XEM THÊM

Danh sách chuyển nhượng mùa Hè 2020

Dembele tự quyết định chuyện gia nhập Man United

SỰ KIỆN NÓNG TRONG NGÀY

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Cùng tác giả
TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x