Chuyện tài trợ ở các CLB V.League: Phụ thuộc & nan giải

THÀNH VĂN
13:40 ngày 30-04-2020
Gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhà tài trợ chính, các đội bóng V.League đa phần phụ thuộc vào “nguồn sữa” từ ông bầu hoặc ngân sách địa phương. Đấy chính là rào cản có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều CLB.
Chuyện tài trợ ở các CLB V.League: Phụ thuộc & nan giải

Thấy gì từ các đội đã “giải tán”?
Trong khoảng 10 năm qua, bóng đá Việt Nam đã phải chứng kiến nhiều CLB giải thể, biến mất trên bản đồ V.League. Có thể kể ra đây những đội bóng như Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, Navibank Sài Gòn, Vissai Ninh Bình, Hà Nội ACB, Hoà Phát Hà Nội. Các đội bóng này đều có mẫu số chung đó là khi ông bầu ngừng tài trợ, rót tiền nuôi đội bóng hoặc chia tay hẳn bóng đá thì lập tức ảnh hưởng đến “sinh mệnh” của CLB.

Nhiều người đã nói rằng nếu như các đội bóng trên có nhiều cổ đông thì khi một ông bầu rút lui sẽ còn những “chỗ dựa” khác về mặt tài chính, nên đội bóng chưa chắc đã phải giải thể. Lâu nay, ở V.League luôn tồn tại câu chuyện một đội bóng phụ thuộc hoàn toàn vào một ông bầu và việc CLB có mạnh vì gạo, bạo vì tiền hay không luôn lệ thuộc vào niềm đam mê, ý muốn xây dựng đội bóng của  mạnh thường quân đó. 

Vissai Ninh Bình (trái) thời còn chưa bị giải thể đã gây nhiều khó dễ cho các ông lớn ở V.League

Có một thực tế, mỗi khi thị trường chuyển nhượng mở cửa, các cầu thủ đều tìm hiểu khá kỹ năng lực tài chính của ông bầu đội bóng và họ đòi hỏi phải nhận được ít nhất 1/2 tổng số tiền lót tay cho 3 năm hợp đồng thì mới nhận lời đàm phán. Thế mới có chuyện, nhiều đội bóng thuộc dạng nhà giàu với túi tiền lớn của ông bầu luôn thắng thế trên thị trường chuyển nhượng. Đó cũng là dòng chảy quen thuộc trong hơn 10 năm qua ở bóng đá Việt Nam.

Tuy nhiên, khi ông chủ đột ngột gặp khó khăn vì kinh doanh thì lập tức kéo theo hệ luỵ thua trắng trên thị trường chuyển nhượng và hẳn nhiên, các ngôi sao cũng ngay lập tức quay mặt với đội bóng đó. Khi Xi măng Xuân Thành, Navibank Sài Gòn, Hà Nội ACB dừng rót tiền cho bóng đá, các cầu thủ ở đây cũng ngay lập tức tìm mọi cách để đào thoát.

Mưa lúc nào mát mặt lúc đó
Ở V.League đang có 2 xu hướng tài chính tại CLB đó là từ nguồn tiền của ông bầu và nguồn ngân sách địa phương. Thanh Hóa và SLNA là những đội tiêu biểu sống nhờ ngân sách, tài trợ và dường như “công thức” này giúp họ duy trì được sự phát triển chứ không đột nhiên “giải thể” khi ông bầu gặp vấn đề về tài chính hay vơi cạn tình yêu bóng đá. Còn nhớ, sau năm 2018, Thanh Hóa chia tay nhà tài trợ chính, họ cũng khá lao đao, mất hết lực lượng tinh nhuệ và mãi đến khi bầu Đệ trở lại mới kêu gọi được nguồn tài trợ cộng với ngân sách địa phương giúp đội bóng này không bị “xoá sổ”. 

Không phải sân đấu nào cũng đông khán giả như Thiên Trường

Còn SLNA, khi nhà tài trợ Bắc Á đáo hạn hợp đồng, họ cũng phải tự thân vận động và rất may đơn vị ngân hàng này đã tiếp tục đồng ý tài trợ để họ chuẩn bị lực lượng bước vào mùa giải 2020. Sau 2 vòng đấu đầu tiên V.League 2020, khá nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi Hà Nội FC chưa tìm được nhà tài trợ chính nhất là khi SCG đáo hạn hợp đồng cuối năm ngoái. Thế nên ở giai đoạn vừa qua, các nhà ĐKVĐ đã thi đấu với chiếc áo trắng trơn ở ngực, không còn sự xuất hiện của các thương hiệu lớn. 

Việc mất đi nguồn tiền tài trợ chính có thể không phải là vấn đề lớn với họ bởi nguồn tiền từ ông bầu vẫn đủ nuôi sống họ nhưng với đội bóng lớn, có tính chuyên nghiệp cao như Hà Nội FC mà xuất hiện với chiếc áo không có logo tài trợ trước ngực cũng là thiệt thòi với họ. Trong khi đó, với HL Hà Tĩnh, họ cũng ở trạng thái tương tự khi chưa tìm được nhà tài trợ chính và đương nhiên ngân sách của họ cũng hao hụt đi một khoản khá lớn.

Thời gian qua, nhiều đội bóng đã thực hiện kế hoạch giảm lương như TP.HCM, Sài Gòn FC, HL Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Đây là việc làm bất đắc dĩ nhưng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19 thì đương nhiên nguồn tiền phục vụ cho marketing sẽ bị ảnh hưởng. Các đội bóng đã sẵn sàng chia sẻ khó khăn với Mạnh thường quân để cùng hướng tới sự chung tay, gắn bó lâu dài với nhau.

Sau những thành công vang dội của các ĐTQG trong 2 năm trở lại đây, bóng đá nhận được sự quan tâm cực lớn của các doanh nghiệp. Nhưng nguồn tiền thực sự rót xuống các CLB không phải lúc nào cũng dồi dào. Đấy là cái khó của các CLB trong việc tăng nguồn kinh phí hoạt động và họ chấp nhận thực tại để tồn tại.

Nguồn thu từ bán vé không đáng kể
Ở V.League có rất nhiều sân luôn đông đảo khán giả như Thiên Trường, Hàng Đẫy, Cẩm Phả, Thanh Hóa, Pleiku... Tuy nhiên, nguồn thu từ bán vé ở các đội bóng khá khiêm tốn. Tính ra, mỗi trận trên sân nhà các đội thu về khoảng 150-300 triệu đồng và cả mùa giải họ được đá trên sân nhà khoảng 13 trận. Tuy nhiên, không phải trận nào cũng đầy ắp khán giả, chưa kể các đội phải chi trả thù lao cho lực lượng bảo vệ trận đấu, thế nên khi nhân lên với số trận đấu, số tiền thu được từ bán vé có lẽ chẳng đủ trả tiền lót tay cho một ngôi sao cỡ bự. Bởi hiện nay, 1 tuyển thủ khi ký hợp đồng cũng phải đút túi không dưới 3 tỷ đồng/năm. Đấy là cái khó của các CLB trong việc tăng nguồn kinh phí hoạt động.

XEM THÊM

CLB TP.HCM: Mùa Covid, đến chai nước cũng phải đánh số

CLB TP.HCM giảm lương: Công Phượng cười, các đồng đội... mếu

Vụ Văn Hậu chờ thông báo từ Hà Lan

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x