V.League nhìn từ cầu thủ: Từ vàng thau lẫn lộn đến vàng ròng thực thụ

KHẮC SƠN 
08:16 ngày 12-01-2021
20 năm nhìn lại, nếu chỉ đánh giá yếu tố con người sẽ thấy những bước nhảy kỳ vĩ. Những giá trị chuyên nghiệp dần được xác lập và V.League hội nhập một cách toàn diện với thế giới bóng đá, phát triển xét cả về nghề nghiệp, danh vọng, tiền bạc lẫn ý thức của cầu thủ.
Từ vàng thau lẫn lộn đến vàng ròng thực thụ

Mớ rau muống đến chiếc Lexus

20 năm trước, khái niệm thị trường chuyển nhượng ở V.League vẫn còn vô cùng xa lạ. Các đội bóng thường ở trạng thái “tự cung tự cấp” và “bế quan tỏa cảng” với việc mua bán cầu thủ. Chỉ những cầu thủ không còn đất dụng võ, hoặc đội bóng quá dư thừa nhân sự như SLNA, Thể Công mới tìm cơ hội ở những đội bóng khác. Thời điểm đó, người ta không quen với phí chuyển nhượng hoặc nếu có chỉ mang tính tượng trưng theo kiểu “đồng quà tấm bánh”.

Thế mới có chuyện, hậu vệ Phạm Minh Đức của CAHN nhất quyết dứt áo ra đi khi đội nhà mang tên mới Hàng không Việt Nam và nảy sinh mâu thuẫn. Minh Đức muốn gia nhập HAGL, nhưng Hàng không Việt Nam khẳng định anh phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau những tranh cãi gay gắt, cuối cùng Minh Đức được phép chuyển nhượng đến HAGL với giá 500 đồng, đúng bằng một mớ rau muống khi đó. Nhiều người cho rằng, nếu ở thời điểm này thì người ta sẽ không “dìm hàng” Minh Đức và đòi đúng giá trị để rồi có thêm khoản tiền nhiều tỷ đồng.

Khi các doanh nghiệp đua nhau nhảy vào làm bóng đá thì V.League dần quen với các thương vụ chuyển nhượng, đặc biệt là khi bầu Đức chấp nhận trả khoản lương lên tới 10.000 USD/tháng cho Kiatisak Senamuang năm 2002. Và cũng một năm sau, chính ông Đức kích hoạt vụ chuyển nhượng ồn ào với hậu vệ Quang Trãi. Phải nhờ đến sự can thiệp của VFF thì HAGL mới lấy được người với chi phí đền bù hợp đồng đào tạo là hơn 400 triệu đồng. Cũng thời điểm đó, bầu Thắng tham dự cuộc đua giành cầu thủ trẻ Minh Phương. Lại tranh cãi, lại tốn nhiều giấy mực và phải nhờ sự phân xử của VFF để rồi cuối cùng, Gạch Đồng Tâm Long An bỏ ra khoản tiền bồi hoàn 400 triệu đồng cho Cảng Sài Gòn.

Cựu tiền đạo Công Vinh cũng từng nhận số tiền lót tay rất lớn cho mỗi vụ chuyển nhượng

20 năm trước, một cầu thủ đến CLB nào đó với số tiền vài trăm triệu đồng, thậm chí 1 tỷ đồng được cho là con số khủng. Nhưng vài năm sau, khi làn sóng doanh nghiệp hóa bóng đá lên đến cao trào thì những con số kỷ lục liên tục được xô đổ. Những cầu thủ như Việt Thắng, Như Thành, Công Vinh… nhận số tiền lót tay lên đến 9-10 tỷ đồng cho một bản hợp đồng. Thậm chí, Như Thành còn tiết lộ, thời hoàng kim anh đã có hàng chục tỷ đồng tiền lót tay. Số tiền mà Công Vinh nhận được còn lớn hơn gấp bội.

Từ mớ rau muống, các cầu thủ trở thành những con xe Lexus thực thụ. Giờ đến cầu thủ trẻ cũng được các CLB săn lùng. Một cầu thủ dù không danh tiếng nhưng phù hợp với đội bóng đều có tiền lót tay khi ký hợp đồng mới. Số tiền chuyển nhượng có thể điều chỉnh giảm so với thời hoàng kim của bóng đá chuyên nghiệp, nhưng so với những ngày đầu lên V.League thì thực sự là bước đại nhảy vọt. Cầu thủ trở thành một nghề giàu có. Cầu thủ hoàn toàn có thể nuôi sống mình và gia đình nhờ những bản hợp đồng nhiều tỷ.

Những quý ông hoàn hảo

Cầu thủ bây giờ có nhiều tiền, thậm chí rất nhiều tiền. Nhưng khả năng kiếm tiền của các cầu thủ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng với cộng đồng như Quang Hải, Văn Hậu, Duy Mạnh, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn… lại đặc biệt đa dạng. Với họ, thu nhập không chỉ đến từ lót tay, lương, thưởng mà còn ở khả năng sử dụng danh tiếng cá nhân một cách hoàn hảo. Đặc biệt, những cầu thủ này thậm chí còn chưa được nhận tiền lót tay, bởi vẫn đang ở giai đoạn đào tạo trẻ, nhưng vẫn là những tỷ phú thực thụ. Một năm số tiền quảng cáo của Quang Hải có thể lên đến cả chục tỷ đồng. Công Phượng, Văn Toàn… cũng không hề kém cạnh. Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng quảng cáo bạc tỷ, họ còn dấn thân vào kinh doanh để tạo ra những sản phẩm và dòng tiền ổn định.

Quang Hải hay Duy Mạnh (trái) có khả năng kiếm tiền rất đa dạng nhờ tầm ảnh hưởng với cộng đồng - Ảnh: ĐỨC CƯỜNG

Các cầu thủ giờ giàu có và ổn định hơn lớp đàn anh xưa. Trước đây, có nhiều ngôi sao kiếm tiền tỷ một năm nhưng khi sa sút phong độ hoặc rời xa sân cỏ, họ không giữ lại được là mấy. Những ngôi sao danh tiếng ngày nào phải bươn chải với cuộc mưu sinh hàng ngày. Nhưng giờ thì khác, những quý ông trên sân cỏ đương đại không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn rất biết gìn giữ hình ảnh, lối sống để kéo dài tuổi nghề. Nhiều người bảo, cầu thủ giờ khôn hơn. Họ có hưởng thụ nhưng không lao thân vào những cuộc vui tiêu cực để rồi đánh đổi bằng tiền bạc và sự nghiệp. Họ hiểu mất tiếng là mất tiền. Họ biết “cần câu cơm” duy nhất chính là khả năng thi đấu và tuổi thanh xuân thì có hạn.

Có nhiều lý do khiến các cầu thủ hiện nay chuyên nghiệp. Áp lực từ cuộc chơi, từ tiền bạc đòi hỏi họ phải giữ gìn. Nhưng cũng phải thấy rằng, công tác đào tạo hiện nay tốt hơn trước rất nhiều. Bên cạnh việc tuyển chọn đầu vào tốt, truyền thụ kỹ năng chơi bóng theo hướng hiện đại hóa như ở HAGL, PVF, Viettel thì các lò đào tạo cũng chú tâm hơn đến việc phát triển văn hóa, đạo đức cho các cầu thủ. Giờ cầu thủ nói tiếng Anh tốt hơn. Khả năng giao lưu với NHM, báo giới của họ hơn hẳn lớp đàn anh. Họ cũng chịu sự quản lý chặt chẽ hơn từ CLB và chính những người liên quan đến mình. Đó là nền tảng căn bản để xác định sự chuyên nghiệp của một thế hệ cầu thủ mới khác hẳn so với V.League 20 năm trước.

Điểm đến V.League

Một giải đấu muốn phát triển và chuyên nghiệp thì ngoại binh phải tốt. Họ là bệ phóng cho chất lượng giải đấu và tạo ra môi trường để cầu thủ nội tiến bộ. Những ngày đầu, nhiều đội bóng phải “đánh bạc” khi ký hợp đồng với ngoại binh. Có cầu thủ ngoại đến Việt Nam không có cả giày thi đấu. Có cầu thủ ngoại là công nhân, nông dân trước khi đến Việt Nam. Nhưng rồi, chất lượng cầu thủ ngoại ngày càng được cải thiện nhờ yêu cầu cao và khả năng trả lương của các đội bóng V.League. Bản hợp đồng với cầu thủ đắt giá nhất thế giới Denilson vào năm 2009 của Hải Phòng được coi là “địa chấn” ở V.League. Và tiếp sau đó, người ta chứng kiến nhiều tuyển thủ, cựu tuyển thủ và những cái tên có số má xuất hiện ở giải đấu cao nhất Việt Nam.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x