10 bản hợp đồng tệ nhất hậu World Cup

Đỗ Trung
Từ 20:05 ngày 27-10-2022
Ngoài những trận đấu đỉnh cao, World Cup còn được xem là nơi để các ngôi sao "chào hàng" trước kỳ chuyển nhượng. Không ít bản hợp đồng bom tấn đã nổ hậu World Cup, song không phải tất cả đều thành công. Dưới đây là 10 chữ ký được đánh giá tệ nhất sau khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh hạ màn.
Alberto Tarantini (Từ Boca Juniors sang Birmingham City, 1978)

 

Sau kỳ World Cup 1978 ấn tượng cùng tuyển Argentina, Tarantini chuyển sang khoác áo Birmingham. Tuy nhiên, sau khi có 23 lần ra sân cho Birmingham, cựu hậu vệ trái 66 tuổi này đã hủy hoại sự nghiệp tại Anh khi ông đánh nhau với một cổ động viên đội nhà trong một trận đấu. Năm 1979, Tarantini trở lại Argentina năm 1979 thi đấu cho Talleres de Cordoba.

Ilie Dumitrescu (Từ Steaua Bucharest sang Tottenham, 1994)

 

Dumitrescu được Tottenham ký hợp đồng với giá 2,5 triệu bảng vài tuần sau World Cup 1994 ở Mỹ - nơi cựu tiền đạo này đưa Romania vào tứ kết. Ông cùng với Darren Anderton, Nicky Barmby, Jurgen Klinsmann và Teddy Sherringham trở thành "ngũ tấu" lừng danh mà HLV Ossie Ardiles sử dụng ở đầu mùa 1994/95. Tuy nhiên, sau khi Ardiles mất việc vào tháng 10/1994, Dumitrescu không được tân HLV trưởng Gerry Francis ưu ái. Ông sau đó bị đẩy sang Sevilla theo dạng mượn. Trở lại Spurs mùa 1995/96, sự nghiệp của Dumitrescu lao dốc, chỉ có 8 lần ra sân ở Premier League. 

Robert Jarni (Từ Real Betis sang Real Madrid... thông qua Coventry, 1998) 

 

Jarni đã gây ấn tượng mạnh khi cùng tuyển Croatia đứng thứ 3 tại World Cup 1998. HLV của Coventry lúc đó là Gordon Strachan đã hành động rất nhanh, nhanh đến mức đánh bại cả Real Madrid để sở hữu chữ ký của hậu vệ trái này với giá 2,6 triệu bảng. Tuy nhiên, Jarni không bao giờ đá chính cho Coventry, và bị bán sang Real chỉ... 1 tháng sau đó. Đây không phải là một thảm họa hoàn toàn với Coventry bởi họ đã kiếm được tiền lời vì bán Jarni cho Los Blancos với giá 3,4 triệu bảng. Tại Real, Jarni chủ yếu được sử dụng từ ghế dự bị trước khi bán sang Las Palmas 1 năm sau đó.

Denilson (Từ Sao Paulo sang Real Betis, 1998)

 

Denilson lọt vào danh sách này do mức phí chuyển nhượng của ông là con số kỷ lục thế giới vào thời điểm đó. Sau kỳ World Cup 1998, Denilson được Real Betis ký hợp đồng với mức phí kỷ lục 21,5 triệu bảng, được kỳ vọng sẽ trở thành ngôi sao lớn tại sân Benito Villamarin. Thế nhưng, mọi thứ đi chệch đường ray khi tiền đạo này sa sút không phanh. Denilson phải vật lộn cạnh tranh suất đá chính, và trong mùa giải thứ hai, ông cùng Betis đã rớt hạng La Liga. Denilson trở lại Flamengo theo dạng mượn trước khi quay lại Betis vào tháng 1/2001. Đội bóng được thăng hạng trở lại La Liga nhưng Denilson vẫn chỉ thường xuyên vào sân từ ghế dự bị.

El Hadji Diouf (Từ Lens sang Liverpool, 2002)

 

Đã 2 thập kỷ trôi qua, song quyết định ký hợp đồng với El Hadji Diouf thay cho Nicholas Anelka có lẽ vẫn khiến hầu hết fan Liverpool choáng váng. The Reds đã công bố ký hợp đồng với Diouf chỉ 1 ngày sau khi anh giúp Senegal hạ gục tuyển Pháp 1-0 trong ngày khai màn World Cup 2002. Diouf đã được "xem giò" trước giải đấu, nên việc ký hợp đồng không hoàn toàn dựa trên màn trình diễn của ông trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù vậy, những gì cựu tiền đạo 41 tuổi thể hiện là lý do để fan Liverpool phấn khích. Đáng tiếc, Diouf lại gây thất vọng ê chề, khi ông chỉ ghi 6 bàn trong mùa đầu tiên khoác áo Liverpool và không có nổi bàn nào ở mùa thứ hai. Diouf bị bán cho Bolton năm 2004.

Salif Diao (Từ Sedan Ardennes sang Liverpool, 2002)

 

Một bản hợp đồng khác của Liverpool từ Senegal sau thành tích ấn tượng của đội tuyển này ở World Cup 2002 (vào đến tứ kết). Dù chơi không đến nỗi tệ nhưng Diao nhìn chung vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Khi Rafael Benitez lên nắm quyền năm 2004, ông đã cho Diao đá đúng vị trí sở trường là tiền vệ. Tuy nhiên, việc mắc một số sai lầm đã khiến Diao bị đem cho Birmingham mượn vào tháng 1/2005.

Kleberson (Từ Atletico Paranaense sang Manchester United, 2003)

 

Kleberson đã không thể ký hợp đồng với Man United trước tháng 7/2003, nhưng Màn trình diễn của anh ở World Cup 2002 đã thu hút đội chủ sân Old Trafford. Tiền vệ người Brazil đã được HLV Luiz Felipe Scolari coi là "động cơ" đằng sau thành công của Selecao tại kỳ World Cup ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Sir Alex Ferguson đồng ý với điều này với tuyên bố: "Một trong những lý do chúng tôi bán Juan Sebastian Veron là vì chúng tôi biết mình đã có được Kleberson - điều đó cho thấy chúng tôi đánh giá cao tài năng của cậu ấy như thế nào". Nhưng đây là một trong những điều mà Fergie đã sai. Kleberson đã phải vật lộn để thích nghi với môi trường bóng đá Anh, và chỉ ra sân 20 lần trong 2 mùa giải trước khi gia nhập Besiktas năm 2005.

Andreas Isaksson (Từ Rennes sang Manchester City, 2006)

 

Isaksson được Man City ký hợp đồng vào tháng 8/2006, sau khi ra sân 4 lần cho Thụy Điển tại World Cup cùng năm. Man xanh xem đây là một món hời, song chấn thương đã khiến thủ thành này phải chờ đến tháng 12 mới có màn ra mắt CLB. Lần ra sân tiếp theo tại Premier League của Isaksson là vào tháng 2, và tổng cộng, anh chỉ ra sân 14 trận trong mùa giải đó.

Asamoah Gyan (Từ Rennes sang Sunderland, 2010)

 

Gyan là một trong những gương mặt tiêu biểu của World Cup 2010 sau màn trình diễn chói sáng giúp Ghana lọt vào tứ kết, trước khi chuyển đến Sunderland. HLV của "Mèo đen" khi đó là Steve Bruce đã lên kế hoạch bố trí Gyan đá cặp với Darren Bent trên hàng công, nhưng Bent đã bị bán cho Aston Villa vào tháng 1 khi cặp đôi này mới chỉ kết hợp cùng nhau chưa được bao lâu. Gyan gặp khó khăn tại Sunderland và chỉ trải qua 1 mùa giải ở CLB trước khi đầu quân cho Al Ain của UAE theo dạng mượn vào tháng 1/2012.

James Rodriguez (Từ Monaco sang Real Madrid, 2014)

 

"Trùm cuối" của danh sách thuộc về James Rodriguez - người đã đoạt Chiếc giày vàng ở World Cup 2014 với 6 pha lập công. Anh được xem là siêu sao tiếp theo của làng túc cầu với pha khống chế bóng bằng ngực rồi vô-lê ngoạn mục từ ngoài vòng cấm tung lưới Uruguay. Trước đó, James thực tế cũng đã gây ấn tượng mạnh trong màu áo Monaco. Tất cả những điều này đã thuyết phục Real Madrid chi 60 triệu bảng đưa James về Bernabeu. Dù đã ghi được 13 bàn ở La Liga trong 29 lần ra sân trong mùa giải đầu tiên, nhưng James dần sa sút để rồi đánh mất vị trí ở đội hình chính. James sau đó trải qua 2 mùa chơi cho Bayern theo dạng mượn, 1 năm ở Everton - nơi anh chơi rất hay ở giai đoạn đầu nhưng nhanh chóng sụp đổ. Hiện tại, James đang "dưỡng già" tại CLB Al-Rayyan (Qatar) ở tuổi 31.

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x