Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 11)

Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.
Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 11)
Các kỳ của tự truyện "Phía sau nụ cười" trước đọc TẠI ĐÂY

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: Án treo giò làm thay đổi cuộc đời tôi
Bản năng của một người cha không bao giờ nhầm lẫn. Khi nhật báo L’Equipe tiết lộ rằng 5 tuyển thủ U21 Pháp đã đến hộp đêm tại Paris ngay sau chiến thắng Na Uy ở vòng play-off EURO 2013, khiến cho chúng tôi bị loại ở trận lượt về tại Oslo, hồ sơ các “tội đồ” chưa được tiết lộ, đặc biệt là về tôi… thì bố tôi đã hiểu ngay sự tình. Ông hiểu tôi còn hơn cả chính bản thân tôi, ông cảm thấy tôi có thể sẽ chạy trốn.

Những hậu quả của vụ việc này thật nghiêm trọng: Tôi bị ủy ban kỷ luật của LĐBĐ Pháp treo giò ở tất cả các cấp độ ĐTQG đến hết ngày 31/12/2013. Khi ấy tôi mới chỉ 21 tuổi. Tôi đã nhận tin xấu ấy với trái tim bị tổn thương. Nhưng bên cạnh đó, tôi tự hứa với chính mình rằng, trong khoảng thời gian bị treo giò, tôi sẽ trưởng thành, sẽ chín muồi để trở thành một cầu thủ đỉnh cao. Đó không phải là nghĩa vụ trong hành trình của mình, mà là một giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp. Cũng từ đó, tôi trau dồi trở thành một cầu thủ ngày càng chuyên nghiệp hơn, chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Và cũng từ sự cố này, tôi trở thành một con người khác, một cầu thủ khác. Một người đàn ông khác, đơn giản là thế.

Để tôi nhắc qua lại vụ việc cho các bạn hiểu…

Thứ Sáu ngày 12/10/2012, tại sân Oceane của Le Havre. Sân bóng có sức chứa rất khiêm tốn, chỉ 25.000 chỗ và vừa khai trương cách đây 3 tháng. Để có vé tới VCK U21 EURO được tổ chức tại Israel tháng 6/2013, chúng tôi phải vượt qua chướng ngại vật cuối cùng là U21 Na Uy ở 2 trận play-off. Đó là một chướng ngại vật không phải quá lớn, nếu biết rằng chúng tôi vừa có một hành trình đáng để tôn vinh: Giành ngôi đầu bảng 9 với 7 chiến thắng và chỉ 1 thất bại. Và cũng cần nhấn mạnh rằng U21 Pháp là nhà vô địch giải đấu này năm 1988, không giành vé tới VCK từ năm 2006…


Thế hệ của chúng tôi hội tụ mọi yếu tố để làm được điều đó. Trong khung thành là  Ali Ahamada khi ấy đang là thủ môn số 1 tại Toulouse. Hàng thủ gồm những Sebastien Corchia, Raphael Varane, Chris Mavinga và Eliaquim Mangala trứ danh. Tuyến giữa ngoài một Yann M’Vila đã khoác áo ĐTQG Pháp và với 22 lần đá cho U21, còn có những Remy Cabella, Vincent Pajot và Clement Grenier cũng đang nổi như cồn. Trên hàng công, Wissam Ben Yedder và Anthony Knockaert luôn khiến khung thành đối phương chao đảo.

Còn tôi, khi ấy không phải là một cầu thủ đá chính. Tôi ngồi dự bị cùng Alexandre Lacazette, Josuha Guilavogui, Benjamin Stambouli và Yacine Brahimi. Khi trận đấu bắt đầu lúc 18h45, trời mưa nhẹ. Phút thứ 22, Varane, khi ấy đã khoác áo Real, đánh đầu từ quả phạt góc của Knockaert ghi bàn duy nhất. Trận đấu bị gián đoạn nhiều lần vì có 6 người ủng hộ Palestin biểu tình tẩy chay giải đấu. Họ đã lao xuống sân và làm náo loạn, trước khi bị nhân viên an ninh bắt giữ. Đợi tới phút 77, HLV Erick Mombaert mới tung tôi vào sân thay thế Cabella. 

U21 Pháp có lợi thế trước trận lượt về. Bởi ngay cả thất bại 1-2 trên đất Na Uy cũng giúp chúng tôi vào VCK. Trận lượt về diễn ra sau đó 4 ngày tại Drammen, một thành phố chỉ có 65 ngàn dân. Đây là quê hương của huyền thoại Olympic Ole Einar Bjorndalen (VĐV trượt tuyết hai môn phối hợp vô địch nhiều lần nhất – 8 lần).


Nếu Pháp ở vị thế vô cùng lý tưởng trước trận lượt về, thì tôi lại không có được điều đó. Tôi nổi giận, thất vọng vì không được đá chính. HLV quyết định đặt niềm tin vào Knockaert. Cầu thủ chạy cánh của Leicester đã khởi đầu trận đấu rất tốt, không phải là vấn đề. Nhưng vì không được thi đấu mới khiến tôi phát rồ.

Sau trận đấu lượt đi với Na Uy, một số cầu thủ gặp nhau trong phòng rồi bàn về kế hoạch sau bữa tối. Có Yann M’Vila, Chris Mavinga, Wissam Ben Yedder và M’Baye Niang. Chris rất thích khiêu vũ, vậy là thuyết phục mãi cậu ấy cũng chọn âm nhạc. Chúng tôi kéo nhau đi hộp đêm mà chẳng nghĩ nhiều đến tình cảnh ra sao nếu CLB hay U21 Pháp biết chuyện. Tuổi trẻ bồng bột, nông nổi là thế.

Tới nửa đêm, một trong số chúng tôi nhận được một cú điện thoại. Một người bạn thông báo đang có một lễ hội ở Paris vào lúc này và không ít cầu thủ tham gia. Tất cả chúng tôi nhìn nhau: “Vậy chúng ta làm gì? Đến đó hay không?”. Tất cả cùng muốn đi. Những câu hỏi lại đặt ra: “Chúng tôi đang ở cách Paris khá xa, làm sao đến kịp? Rồi đến kịp thì sẽ về thế nào? Đi ô tô từ Le Havre thì mất bao nhiêu thời gian? Hãy tưởng tượng xem HLV sẽ làm gì khi hay tin?...”.

Cuối cùng chúng tôi vẫn quyết định đi Paris và hy vọng ban huấn luyện sẽ không truy cứu việc này… 5 chúng tôi bí mật leo lên ô tô rồi phóng vụt đi trong đêm. Thẳng tiến về thủ đô, cách Le Havre 180km. Lái xe là một người bạn đã dự khán trận thắng Na Uy 1-0. Ngồi trên xe, chúng tôi lắc lư theo tiếng nhạc, theo từng điệu nhảy khiến cho quãng đường như ngắn lại. 

Khoảng 2 tiếng sau, chúng tôi đến Crystal Lounge, một hộp đêm cách đại lộ Champs-Elyssées 2 bước chân. CHúng tôi ngồi đó chưa đầy 1 giờ rồi quay lại Le Havre rạng sáng chủ nhật. Chúng tôi yêu cầu lái xe chạy nhanh nhất có thể. Khi về đến phòng, sức ép bắt đầu, tôi im lặng và cảm thấy mình vừa phạm phải một sai lầm rất ngu xuẩn. Thực sự là một sai lầm cực kỳ ngu xuẩn.

Đến thời điểm ấy, không có gì bất thường. Đêm thật ngắn ngủi. Chúng tôi có một buổi tập vào sáng sớm tại trung tâm huấn luyện của Le Havre. Rồi sau đó chúng tôi sẽ bay sang Na Uy trong buổi chiều, 48 tiếng trước trận lượt về. Trên máy bay, đã có những lời đồn ra đồn vào. Mọi người bàn tán xôn xao về việc có một số người đã trốn trại đêm qua. Không tên ai được tiết lộ. Chỉ đến khi tới khách sạn ở Drammen, đội trưởng Sebastian Corchia và đội phó Raphael Varane mới tiết lộ rằng họ biết Yann M’Vila và M’Baye Niang là hai trong năm cầu thủ đã bay đêm. Chris Mavinga đến gặp HLV Erick Mombaert để thú nhận đã tham gia vụ scandal này. HLV nói với các đội trưởng và đội phó rằng hãy loan tin tới các cầu thủ, ông muốn 2 người còn lại tự thú hoặc ông sẽ cho mở cuộc điều tra.


Rồi sau đó ban huấn luyện biết thêm Wissam Ben Yedder. Chỉ còn mình tôi… Thật xấu hổ, tôi chờ đợi thời gian trôi qua. Chắc chắn nếu HLV đến hỏi tôi có tham gia vào vụ này hay không, tôi sẽ không nói dối. Nhưng tôi lại không đủ dũng cảm để tự thú và tôi nghi các cầu thủ khác không khai tên mình.

Cuối cùng, vài giờ sau, Mombaert tới yêu cầu tôi vào sảnh đón tiếp ở khách sạn. “Cậu đã tham gia vụ này?”, ông hỏi tôi? Tôi không muốn nói dối và tôi đã nói với ông hết sự thât. “Vâng ạ! Thưa thầy, em đã tham gia vụ này”. Mombaert đã bày tỏ hết nỗi thất vọng của mình rồi khẳng định rằng ông không bao giờ nghĩ một người như tôi lại có thể phạm phải một sai lầm lớn đến thế. Ông đi cùng trợ lý của mình là Patrick Gonfalone, người có giọng nói rất lớn. “Vâng, em biết, đó là một sai lầm không thể tha thứ. Em đã bị điên, em cư xử như một đứa trẻ ranh không suy nghĩ. Em thực sự xin lỗi…”, tôi nói thêm. 

Mọi thứ tạm thời lắng xuống để tập trung cho trận lượt về gặp U21 Na Uy. Nhưng trận đấu ấy đúng là cơn ác mộng của chúng tôi. Với đội hình xuất phát gần như không thay đổi so với lượt đi, chỉ có 2 sự điều chỉnh với Josuha Guilavogui và Alexandre Lacazette đá chính. Về phần mình, tôi an phận trên băng ghế dự bị, còn Wissam Ben Yedder lại bị tống lên khán đài.

Chúng tôi nhanh chóng bị I21 Na Uy dìm xuống bùn lầy. Chris Mavinga sớm bị thẻ vàng, mắc tới 2 sai lầm liên tiếp được các cầu thủ Na Uy chuyển hóa thành 2 bàn thắng. Chúng tôi bị dẫn 0-3 cho đến phút 27. Nếu Guilavogui còn tin vào điều kỳ diệu sau khi gỡ được 1 bàn ở phút 28, thì Yann M’Vila nghĩ đến việc bị loại ngay sau hiệp 1. Anh ấy để mất bóng và Na Uy nhấn chìm chúng tôi 5-0. HLV Mombaert đã tung Henri Saivet và M’Baye Niang vào sân. Nhưng chúng tôi không quen chơi trên mặt sân nhân tạo, lại còn đầy nước mưa.

Tôi được tung vào sân ở phút 64, thay cho Guivolagui. 20 phút sau, Alex Lacazette (84’) rút ngắn tỉ số rồi bị đuổi khỏi sân. Tới lượt rôi, ở phút 87, tôi ghi bàn và thắp lên hy vọng lội ngược dòng cho U21 Pháp. Chỉ cần 1 bàn nữa, chúng tôi sẽ vào VCK. Chúng tôi dồn hết cả lên phần sân U21 Na Uy. Chúng tôi có thể làm được. Nhưng những cơ hội cứ trôi qua mũi giầy của chúng tôi. Cuối cùng thì trọng tài cũng nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Na Uy thắng 5-3, chung cuộc họ thắng 5-4 và giành vé tới Israel. 

Chúng tôi đã bị loại theo cách cay đắng nhất. Nỗi buồn và sự thất vọng xâm chiếm tất cả. Thế hệ chúng tôi có tài, nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Không một lời biện hộ. Tôi đã hiểu những gì sắp diễn ra. Vụ chúng tôi trốn Le Havre đi Paris sẽ trở thành một scandal mới. Báo chí bắt đầu vào cuộc, cố gắng cung cấp đầy đủ nhất thông tin của những cầu thủ liên quan đến vụ việc. Cần phải tìm ra các tội đồ nhanh nhất. ĐTQG Pháp cũng từng có nhiều lần rúng động bởi các scandal. 2 năm trước tại World Cup 2010 có vụ đình công trên đồi Knysna dẫn dến việc bị loại ngay từ vòng bảng. Năm 2012, khi EURO diễn ra tại Ukraine và Ba Lan, các học trò của HLV Laurent Blanc phải dừng chân ở tứ kết trước nhà vô địch của giải đấu là Tây Ban Nha, nhưng công chúng chỉ nhớ đến sự kiện Samir Nasri ngang nhiên thách thức một phóng viên nói chuyện bằng tay chân sau khi ghi bàn thắng vào lưới ĐT Anh hoặc thái độ rất cá nhân của anh trong phòng thay đồ. Tóm lại, chúng tôi cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, không né tránh. Chúng tôi sẽ bị trừng phạt cả về chuyên môn lẫn tinh thần.


Bản thân tôi tự nói với mình: “Chúng tôi sẽ phải trả giá đắt”. Tất nhiên nếu đánh bại Na Uy và có vé đến Israel để lấy công chuộc tội, mọi thứ có thể sẽ khác và chúng tôi có thể tránh được những hình phạt nặng nề.

Trước khi tên của tôi bị tiết lộ, bố tôi đã đoán được sự việc. Tôi thì không dám nhận hay đọc những tin nhắn của người thân, đặc biệt từ Eric Alhats. Tôi chưa đủ sức để ý thức được rằng những gì tôi vừa gây ra sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự nghiệp chuyên nghiệp cũng như tương lai của mình. Tôi cũng đã không ý thức được mình chính là người của công chúng. Đến lúc này, tôi mới biết mình phải có bổn phận ở cả CLB lẫn ĐTQG. Tôi là đại diện cho quốc gia của mình. Vâng, nhưng tôi đã phạm một sai lầm cực lớn. 

Eric không hài lòng. Bố mẹ tôi cũng thế. Bản thân tôi cũng tức giận với chính mình. Tôi biết mình đã khiến gia đình phải đau đớn, bị tổn thương. Tôi cần phải thay đổi tất cả những điều đó… Bố tôi, HLV bóng đá trẻ, và mẹ tôi, đã giáo huấn tôi. Tôi cảm thấy bố mẹ căng thẳng tột độ. Eric và bố tôi còn thậm chí tổ chức một cuộc họp nhằm giúp tôi thoát khỏi cuộc khủng hoảng này; giảng giải cho về hình ảnh của một cầu thủ sạch phải như thế nào, cái tên Griezmann có ý nghĩa ra sao. 

Rồi hằng ngày hai người đàn ông ấy khuyến khích, động viên tôi vượt qua thách thức ấy. Họ hiểu rằng tôi đã phạm sai lầm và phải trả giá. Chị gái và em trai tôi cũng hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi. Cũng nhờ được bao bọc trong một môi trường tuyệt vời ấy, tôi đã nhanh chóng quên đi, bỏ qua sai lầm và chỉ tập trung vào bóng đá.

Khác biệt lớn nhất giữa tôi và các tội đồ khác, đó là tôi không thi đấu tại giải VĐQG Pháp (N’Baye Niang cũng vừa gia nhập Milan). Trở lại Tây Ban Nha, tôi vẫn được các đồng đội ở Sociedad chào đón nhiệt tình. Chính họ đã chân thành giúp đỡ tôi vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn ấy. HLV Philippe Montanier thậm chí còn luôn cố gắng mỉm cười và động viên tôi. Nhờ vậy, tôi dần tự tin trở lại. “Cậu yên tâm, ở đây cậu sẽ được bình yên. Chúng tôi sẽ quan tâm, săn sóc cậu hơn”, HLV Montanier nhấn mạnh. Thậm chí đội trưởng của Sociedad còn nhắc đi nhắc lại: “Chúng tôi cần Antoine” trước báo giới. Chính các đồng đội đã ủn tôi tiến về phía trước. Điều đó khiến tôi thực sự cảm thấy biết ơn, hạnh phúc và khiến tôi nỗ lực gấp đôi trên sân tập. 

Tất nhiên chúng tôi không thể tránh khỏi những chỉ trích, chế giễu. Hậu vệ Sebastien Corchia đã có nhiều phát ngôn rất gay gắt. Sau khi bị U21 Na Uy loại, anh ấy đập chúng tôi tan nát trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó khiến tôi bị tổn thương. Tôi đau lắm. Bởi anh ấy chính là thủ quân của chúng tôi. Tất nhiên, chúng tôi cần phải trả giá cho những hành động nông nổi của mình. Nhưng chúng tôi không muốn ai đó nhấn chúng tôi xuống bùn lầy. Ngược lại, có những người có hành vi rất đẹp, cao thượng và đầy vị tha. Đó là Raphael Varane. Tôi biết ơn anh ấy. Thây vì chỉ tay, quay lưng về phía chúng tôi, anh ấy chỉ nói đúng một câu về đề tài này: “Vâng, họ đã phạm một sai lầm, họ biết điều đó và biết phải xin lỗi. Chúng ta dừng chủ đề này ở đây. Hãy để họ yên”.

Ngày 18/10, 2 ngày sau trận đấu tại Drammen, Ủy ban kỷ luật của LĐBĐ Pháp họp. Chúng tôi được triệu tập. Yann M’Vila khi ấy đang sáng cửa vào ĐTQG Pháp. Tôi thì thi đấu ở Tây Ban Nha nên ít áp lực hơn.

Đầu tháng 11. Một buổi sáng trong lành, chúng tôi đứng trước Hội đồng kỷ luật tại LĐBĐ Pháp ở Đại lộ Grenelle thuộc quận 15 Paris. Yann, Chris, M’Baye, Wissam và tôi cùng ở đó. Erick Mombaert cũng ở đó. Nhưng ông không còn là HLV U21 Pháp nữa. Ông đã từ chức sau sức ép từ dư luận về việc chúng tôi bị loại. Chúng tôi người thì đi cùng một thành viên của CLB, người thì đi cùng người đại diện của mình. Riêng tôi đi cùng Phó chủ tịch Sociedad. Mỗi người đều có quyền giải thích, biện hộ cho hành vi của mình ngày hôm đó. Đến lượt mình, thay vì giải thích và bảo vệ bản thân, tôi quay về phía HLV: “Tôi biết những gì chúng tôi làm là một sai lầm lớn. Tôi thực sự xin lỗi. Nhưng đó là…”. Tôi không biết phải nói thêm những gì. Đã quá muộn để hối tiếc. Cần im lặng và chấp nhận hình phạt. Nhưng tôi không muốn HLV bị liên lụy.

Trợ lý của Erick Mombaert đã chất vấn chúng tôi rất gay gắt. Ông ấy nói chúng tôi là những con sâu làm rầu nồi canh và khiến HLV bị mất chức. Chúng tôi đáng bị mắng nhiếc như vậy và phải chấp nhận. Tôi thực sự rất buồn cho Mombaert, nhưng đâu phải chỉ vì chúng tôi mà Pháp bị loại đâu? Tôi không biết. Chúng tôi đã khởi đầu trận gặp Na Uy rất tệ và chúng tôi đã thua đội bóng kỷ luật, được tổ chức tốt hơn. Chúng tôi để thua những bàn khó tránh, chúng tôi vỡ trận quá sớm và thức tỉnh quá muộn. Chúng tôi mắc nhiều sai lầm cá nhân quá.

Nếu các cầu thủ có kháng án, thì tôi chấp nhận án phạt. Lý do của tôi rất đơn giản: “Bạn hãy ngậm miệng lại và chấp nhận án phạt. Dám làm thì dám chịu. Hãy sửa sai bằng phong độ xuất sắc tới đây và sự trưởng thành như một người đàn ông”.

Án phạt thực sự rất nghiêm khắc. Có lẽ kể từ sau scandal trên đồi Knysna và Euro 2012, LĐBĐ Pháp muốn trừng phạt thật nặng để răn đe. Thông điệp đã rõ ràng: có tội sẽ bị trừng trị. Không có quà cho những kẻ phá bĩnh. 1 tháng nữa LĐBĐ Pháp tổ chức đại hội bầu chủ tịch mới.

Bản án hà khắc nhất với Yann M’Vila. Anh ấy bị treo giò đến hết ngày 30/6/2014. Đồng nghĩa với World Cup tại Brazil đóng sập trước mắt. Một hình phạt mà đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao. Bởi nó quá nặng với 1 cầu thủ trẻ. Yann là một thủ lĩnh trên sân thực sự. Nhờ anh ấy dẫn dắt, chỉ lối mà chúng tôi đã thi đấu rất hay ở hành trình vòng loại. Tôi cần nhấn mạnh rằng tất cả chúng tôi đều là tội đồ, Yann không phạm tội nhiều hơn những người còn lại. 

Với Chris, M’Baye, Wissam và tôi, án phạt như nhau: “Treo giò tất cả các cấp ĐTQG từ thứ Hai ngày 12/11/2012 đến thứ Ba ngày 31/12/2013”. Chúng tôi không dám tin vào những gì vừa diễn ra. Không dám đọc lại thông cáo của liên đoàn. Wissam sẽ chơi tại La Liga từ mùa này cho Sevilla. Giống như những người khác, tôi rất vui khi gặp lại cậu ấy. Dù thế nào, chúng tôi vẫn luôn là đồng đội của nhau.


Sebastien Corchia, bây giờ đang chơi cho Lille, được triệu tập lần đầu tiên vào ĐT Pháp vào tháng 6/2016. Anh ấy có những phút thi đấu đầu tiên cho Les Bleus vào tháng 11/2016, trong một trận giao hữu. Chúng tôi không nói lại về chuyện cũ. Tôi không có hiềm thù gì, ngay cả khi anh ấy cập bến Clairefontaine với ĐTQG Pháp. Ngay từ đầu, tôi đã muốn quên và không suy nghĩ gì.

Án phạt này có thể giết chết một tài năng. Nhưng tôi đã chuyển nó sang thành một động lực lớn. Tôi cống hiến tất cả cho Sociedad, thay đổi hành vi, thái độ. Và phần thưởng lớn nhất cho những nỗ lực của tôi là ngay khi án phạt kết thúc, HLV Didier Deschamps đã gọi điện cho tôi. Ông nói rằng ông luôn theo dõi phong độ, sự trưởng thành của tôi và rằng tôi có cơ hội được khoác áo ĐT Pháp. Lần này là ĐTQG, chứ không phải các đội trẻ. Thực sự, cú phôn ấy giống như một liều doping dành cho tôi vậy.

Khi tôi bị treo giò 13 tháng, tôi đã thấy án phạt vô cùng nghiêm khắc và quá nặng với tội lỗi gây ra. Còn bây giờ, khi đã trở thành một cầu thủ quan trọng tại ĐT Pháp, tôi đã hiểu ra nhiều điều. Và, nếu một đồng đội của tôi không may mắc sai lầm tương tự, bị phạt án phạt tương tự, tôi có thể giúp anh ấy hiểu phải tận dụng khoảng thời gian thi hành án kỷ luật như thế nào cho đáng giá. 

Với tất cả các tuyển thủ quốc tế và ngay từ khi đã khoác lên mình chiếc áo lam, thì không được phép mắc bất cứ sai lầm nào dù nhỏ nhất bên ngoài sân cỏ. Bởi, bạn chính là tấm gương, là hình ảnh của cả một ĐTQG, niềm tự hào của cả dân tộc. 

Tôi đã trưởng thành, lớn lên từ sai lầm của một phút nông nổi như vậy.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x