Bóng đá đẹp hơn nhờ công nghệ

Vịnh San
Từ 09:38 ngày 06-06-2018
Công nghệ khiến thế giới thay đổi, và World Cup cũng vậy. Trong những năm qua, ngày càng nhiều công nghệ tiên tiến được đưa vào ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, khiến các trận đấu thêm lung linh và toàn mỹ hơn.
Sự can thiệp mạnh mẽ của công nghệ vào World Cup bắt đầu từ năm 1970, khi các trận đấu được phát sóng với hình ảnh màu. Lần đầu tiên trên TV, người hâm mộ trên khắp thế giới nhìn thấy chính xác màu áo của các đội tuyển, cũng như các diễn biến sống động trên cỏ.

Công nghệ đã có bước tiến dài kể từ đó. Vào năm 2014, không chỉ có màu, nhiều trận đấu còn được phát đi với độ phân giải siêu nét 4K. Có nghĩa là từ phòng khách, người hâm mộ vẫn có những trải nghiệm ấn tượng và chân thực như thể xem trực tiếp trên khán đài, thậm chí hơn.

Tuy nhiên, dấu ấn sâu sắc nhất của công nghệ tại World Cup chính là quả bóng. Từ một quả bóng nặng nề làm từ da thuộc vào năm 1930, nó đã được biến đổi và hoàn thiện theo thời gian. Năm 1982 là lần đầu quả bóng sử dụng tại World Cup được phủ polyurethane có chức năng chống nước.

Năm 1998, nó được trang bị thêm lớp túi khí cực mỏng và mịn dưới vỏ. Năm 2002, công nghệ chống biến dạng được áp dụng. Năm 2010 là công nghệ “Grip n”, giúp cải thiện mặt khí động học. Đến năm 2014, trái bóng Brazuca được quảng cáo là tiên tiến nhất từ trước đến nay, từ sự kết hợp hoàn hảo của 6 tấm polyurethane đến hàng ngàn vết lõm nhỏ trên bề mặt được thiết kế để tạo độ bám và đường bay ổn định.

Và bây giờ, công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi. Năm 2014, các trọng tài được trang bị bình phun sơn tự hủy để cố định các điểm đá phạt và hàng rào được tạo ra bởi các cầu thủ. Điều này giúp loại trừ hành vi ăn gian. Một điểm hay là lớp sơn sẽ tự động biến mất sau vài phút.


Cũng trong nỗ lực triệt tiêu những tranh cãi không cần thiết, như bàn thắng của Geoff Hurst tại World Cup 1966, hay trường hợp của Frank Lampard tại World Cup 2006, công nghệ Goal-line được áp dụng tại World Cup 2014.

14 camera tốc độ cao được bố trí quanh hai đầu khung thành nhằm nắm bắt chuyển động của quả bóng bằng công nghệ theo dõi 3-D. Điều này giúp xác định quả bóng đã qua vạch vôi hay chưa, sau đó thông báo cho trọng tài thông qua một chiếc đồng hồ đeo tay được đồng bộ hóa với hệ thống GoalControl.

World Cup 2014 cũng đánh dấu sự tiến triển về công nghệ, khi FIFA giới thiệu bộ khung xương robot trợ lực. Trong tương lai, nó sẽ giúp người tàn tật chơi bóng bằng cách phát đi tín hiệu từ não bộ. Mặc dù phải một thời gian dài nữa để nó hoàn thiện và thay thế hoàn toàn xe lăn, nhưng ý nghĩa cao cả của nó rất đáng ghi nhận.

Bóng đá là một trò chơi và sự can thiệp quá sâu của công nghệ có thể làm mất đi tính tự nhiên vốn có. Nhưng cần phải thừa nhận, nhờ công nghệ, bóng đá ngày càng đẹp hơn, cả về thị giác lẫn tính nhân văn.

Một số công nghệ tại World Cup 2018
Tại Nga sắp tới, NHM sẽ tới sân trên xe điện thông minh 71-407 và cảnh sát sẽ ngăn chặn các CĐV quá khích nhờ theo dõi camera điều khiển từ xa. Trong sân vận động, hệ thống chặn thiết bị bay không người lái (UAV) sẽ được sử dụng. Ngoài ra còn có 2 camera theo dõi quang học nhằm phân tích hiệu suất cầu thủ và đường dây chuyên dụng kết nối đội ngũ y tế.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x