Kinh tế đã khá, mới có World Cup chứ!

KINH THI
Từ 19:06 ngày 07-06-2018
Trong bóng đá, có hai điều mà người ta... nói dóc dễ nhất. Ở khía cạnh vi mô, đấy là các tin đồn trên thị trường chuyển nhượng. Còn ở khía cạnh vĩ mô, đấy là ảnh hưởng tích cực của World Cup đến nền kinh tế của nước chủ nhà. Đấy là những chuyện mà người trong cuộc muốn nói sao cũng được, người ngoài cuộc thì chỉ nghe sao biết vậy.
World Cup 2018 là một cơ hội kiếm tiền. Chắc chắn như vậy, dù ai kiếm tiền; kiếm như thế nào; sẽ được bao nhiêu, lại là những câu chuyện khác nhau. Mãi đến năm 2010, ban chấp hành FIFA mới họp để biểu quyết, chọn Nga làm chủ nhà World Cup 2018. Nhưng từ khá lâu trước đó, người ta đã tin rằng kỳ World Cup này sẽ thuộc về Nga, sau khi xem kỹ một bài viết trên tờ báo Anh The Observer. 

Đấy là tháng 5/2008, khi Zenit St Petersburg đoạt cúp UEFA và Moscow tổ chức trận chung kết Champions League. Báo chí phương Tây kéo còi báo động: “người Nga đã đến”, khi nói về tiền của bóng đá Nga. Cần bao nhiêu để xây mới một sân bóng đủ tiêu chuẩn World Cup? Một ngày thu nhập của hãng Gazprom?

Sau kỳ World Cup đầu tiên tại châu Á, World Cup 2006 được trao cho nước Đức, như một bí ẩn với lá phiếu trắng của Charlie Dempsey. Thế là, bằng cách này hoặc cách khác, FIFA phải “đền” cho châu Phi kỳ World Cup 2010. Thế rồi, World Cup 2014 phải thuộc về Brazil, vì Nam Mỹ chưa hề đăng cai World Cup trong 36 năm. Vậy là từ đầu thế kỷ 21, nguồn lợi tiền bạc luôn bị xếp xuống hàng ưu tiên nhì, khi FIFA chọn nơi tổ chức World Cup. Dứt khoát World Cup 2018 phải là giải đấu để FIFA kiếm tiền. Nơi nào sẽ cung cấp tiền cho FIFA một cách tốt nhất, qua “kênh World Cup”? 

Thế là người ta biết chắc - qua bài viết trên tờ The Observer -World Cup 2018 sẽ thuộc về Nga, từ khi chưa có nước nào đưa đơn xin đăng cai giải đấu này. Xin được nói thêm: nhà báo Anh Brian Oliver chỉ viết như thế sau khi các quan chức hàng đầu của thể thao Nga và những “nhà giàu mới” có máu mặt ở Nga phân tích mọi lẽ.


Nền kinh tế của nước chủ nhà sẽ cất cánh sau World Cup? Đấy là đề tài quen thuộc. Nhưng, câu chuyện World Cup 2018 “phải thuộc về Nga” lại cho thấy điều ngược lại: dĩ nhiên các quan chức chóp bu ở FIFA phải nhìn vào kinh tế Nga trong giai đoạn 2008-2010 rồi mới bỏ phiếu cho nước này. Muốn đưa World Cup đến châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, họ cũng phải nhìn vào nền kinh tế mạnh nhất ở những nơi ấy trước khi bỏ phiếu. Tóm lại, đời nào có một nước yếu về kinh tế mà lại giành quyền tổ chức World Cup trong thời buổi này.

Cho nên, “hy vọng cất cánh” là điều vô nghĩa, đối với những nơi đã bay bổng (hoặc ít ra thì cũng có vẻ như thế) về kinh tế rồi. Đề tài ngược lại mới có ý nghĩa: liệu nước chủ nhà có chịu ảnh hưởng xấu về kinh tế, nói chung là phải “trả giá” cho vinh dự đăng cai World Cup? Đã bảo, đây là đề tài vĩ mô, chỉ dành cho các chuyên gia kinh tế vĩ mô. Họ bảo sao, thiên hạ biết vậy. Nhưng hãy lưu ý: dân Brazil biểu tình chống World Cup 2014 rần rần. Phải có nguyên nhân?

Bây giờ, bóng đá đã mang màu sắc kinh tế rồi. Vậy, cũng nên nhắc thêm: bóng đá Nam Phi chưa hề ngóc lên sau khi nước này tổ chức World Cup 2010. Bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chỉ như vậy, sau World Cup 2002. Và, có bao nhiêu người đang dự đoán tương lai huy hoàng cho bóng đá Nga sau World Cup này?
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x