Hiện tượng lạ

Premier League: Giải đấu của 100 quốc gia

Hải Phong
07:14 ngày 12-08-2013
Ngày 11/7/2013, Victor Wanyama chuyển đến Southampton từ Celtic, tạo ra một mốc quan trọng trong lịch sử Premier League: Kenya, quê hương của anh, trở thành quốc gia thứ 100 có đại diện ở giải đấu hàng đầu nước Anh.
Premier League: Giải đấu của 100 quốc gia
Premier League đã nổi tiếng từ lâu là một sân chơi quốc tế, nơi chào đón các ngôi sao từ nhiều nơi trên thế giới hơn bất kỳ quốc gia nào. Tỷ lệ cầu thủ nước ngoài của giải đấu này thường xuyên ở mức hơn 60%, cao nhất châu Âu. Chính người Anh gọi giải đấu của mình là “Giải đấu Liên quốc gia” (League of Nations)

Kỳ chuyển nhượng này, họ chào đón thêm 2 quốc tịch nữa để trở thành “Bách quốc hí trường”. Ngày 1/7, trung vệ Fernando Amorebieta gia nhập Fulham, trở thành cầu thủ người Venezuela đầu tiên thi đấu cho Premier League. 10 ngày sau, trung vệ Victor Wanyama đến Southampton, và trở thành cầu thủ Kenya cũng như là vùng Đông Phi đầu tiên có mặt tại giải đấu hạng cao nhất nước Anh.

Premiership là sân chơi của nhiều quốc gia, quốc tịch là điều không còn xa lạ. Nhưng hẳn cái mốc 100 này sẽ khiến nhiều người Anh giật mình. Nó nói lên rằng Premier League vẫn là giải đấu có sức thu hút bậc nhất hành tinh, nhưng cũng khẳng định rằng Premier League chưa bao giờ là sân chơi của người Anh.

Còn Fernando Amorebieta đến từ Venezuela - quốc gia thứ 99

Cho đến lúc này thì chỉ còn 207 cầu thủ Anh góp mặt tại Premier League, chiếm 36,6%. Con số này có thể chênh lệch chút ít tùy cách tính, đơn cử như thủ môn Neil Etheridge của Fulham có thể coi là người Anh cũng được, vì anh sinh ra ở London và trưởng thành trong học viện Chelsea, hoặc coi là người Philippines duy nhất đang chơi bóng ở Premiership cũng được (anh khoác áo ĐTQG nước này). Nhưng những trường hợp như thế không đáng kể, và cho dù có gạch Philippines đi khỏi danh sách 100 quốc gia hay không, thì việc Premier League chưa bao giờ là nơi ưu đãi các cầu thủ Anh là điều không thể phủ nhận. Chuyện đã quá cũ rồi.

Ở giải VĐQG Anh, lại có tới 5 CLB không có nổi 10 cầu thủ Anh trong đội hình là Fulham, Arsenal, Sunderland, Chelsea và Man City. Trong đó tiêu biểu là Fulham, đội bóng chỉ còn 4 cầu thủ người Anh, và có đội hình mang 19 quốc tịch khác nhau, nhiều nhất giải đấu. Và cũng dễ nhận ra trong số này có 3 cái tên được gọi là “ông lớn”, những đầu tàu của giải đấu.

ĐKVĐ Man United  cũng là một đội bóng “hợp chủng quốc” với 17 quốc tịch (cao thứ 2 tại giải). Nhà vô địch Đức, Bayern Munich có 11 quốc tịch, tức là nếu so với Premier League thì có số quốc tịch thấp gần nhất (chỉ nhiều hơn Cardiff và Norwich). Nhà vô địch Tây Ban Nha, Barca chỉ có 7 quốc tịch. Không một đội Premier League nào có được con số này. So sánh với 2 đội tuyển mạnh nhất châu Âu bây giờ, vấn đề được nhìn ra khá dễ dàng: đội tuyển Anh sẽ rất khó trở thành một đội tuyển mạnh khi nền tảng của nó là một “Bách quốc hí trường”.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x