VCK U19 châu á

Điểm mặt những đối thủ của ĐT U19 Việt Nam: Đấy chính là tương lai của châu Á

Phương Loan
13:57 ngày 11-10-2014
Thất bại của các đội bóng châu Á ở World Cup vừa rồi, khi cả 4 đại diện của châu lục này đều bị loại ngay từ vòng bảng và không đội nào giành lấy nổi một chiến thắng. Nhưng với giải U19 châu Á đang diễn ra ở Myanmar, tương lai của bóng đá thế giới rất có thể là tại châu lục đông dân nhất hành tinh.
Điểm mặt những đối thủ của ĐT U19 Việt Nam: Đấy chính là tương lai của châu Á
NHẬT BẢN & HÀN QUỐC ĐỀU LÀ CƯỜNG QUỐC BÓNG ĐÁ
Dù cho những cầu thủ giỏi nhất đều sẽ lần lượt chuyển sang chơi bóng ở châu Âu, một số giải VĐQG chất lượng nhất của châu lục, J.League của Nhật Bản, K.League của Hàn Quốc và nhiều giải vô địch ở các nước vùng Vịnh giàu có, đang ngày càng được cải thiện về mặt chất lượng. 

“Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc đang trở thành tiêu chuẩn ở châu Á” - Bob Houghton, HLV giàu kinh nghiệm người Anh đã có hơn 20 năm làm việc cho nhiều đội bóng châu Á khác nhau, bình luận. 2 ĐT U19 Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ là ứng cử viên nặng ký cho những tấm vé đi tiếp ở bảng C giải U19 châu Á tại Myanmar, nơi Việt Nam cũng góp mặt (đội còn lại là Trung Quốc).

“Các giải J.League và K.League giờ đang xuất khẩu cầu thủ ra nước ngoài, các ĐTQG ở đó thường xuyên được dự World Cup. Hàn Quốc đặc biệt là một mô hình lý tưởng về mặt kinh tế bóng đá”. 


Houghton cũng chỉ rõ rằng Hàn Quốc và Nhật Bản từ lâu đã rất coi trọng các giải trẻ như U19 châu lục. Cùng với các kỳ Asian Games, đó là sân chơi lý tưởng để nhiều đội bóng chuẩn bị cho các thế hệ kế cận, nơi những Park Ji Sung, Shinji Kagawa hay Ali Daei tiếp theo sẽ chập chững những trận đấu lớn đầu tiên.

Hàn Quốc là quốc gia thành công hơn ở các kỳ World Cup, và các CLB của họ cũng tỏ ra mạnh hơn các đối thủ J.League tại các sân chơi châu Á, và các mô hình của họ đều rất đáng học tập. “Chúng tôi luôn chăm chút cho trình độ phong trào và các giải trẻ, dù còn có thể làm tốt hơn, mà cách làm của Nhật Bản là rất đáng học tập” -  Phó tổng giám đốc K.League Kwon Sung Jin nói - “Chúng tôi đang rất nỗ lực vì điều đó, chúng tôi có nhiều cầu thủ trẻ ở K.League, ĐTQG và cả những người chơi ở nước ngoài. Chúng tôi đã sống còn trên đấu trường quốc tế bằng tinh thần chiến đấu, nhưng chúng tôi cũng cần thêm kỹ năng và thực lực”. 

THÁCH THỨC CỰC LỚN CỦA ĐT U19 VIỆT NAM
Ở giải U19 châu Á lần này, Hàn Quốc sẽ là một trong những ứng cử viên nặng ký nhất. Về lịch sử, họ là đội giàu thành tích nhất giải, với 12 lần vô địch, vượt xa đội xếp thứ 2, chủ nhà Myanmar (7 lần). Về nhân sự, trong đội hình của HLV Kim Sang Ho có 4 cầu thủ chơi bóng ở nước ngoài rất đáng chú ý: tiền vệ Paik Seung Ho, mới 17 tuổi, đang khoác áo FC Barcelona Juvenil A, tức đội U19 của Barca trứ danh; tiền vệ Kim Seung Ju đang chơi ở giải hạng Nhì của Mỹ cho Orange County Blues FC; tiền đạo Kim Shin của đội Lyon B ở Pháp và tiền đạo Kim Young Gyu của đội Almeria B ở Tây Ban Nha.

Giống như với Hàn Quốc, thành công của bóng đá Nhật Bản, nhất là ở lứa trẻ, là quá trình gầy dựng lâu dài. Ông Tom Byer, 53 tuổi, từng chơi bóng ở Nhật Bản từ trước khi J.League ra đời năm 1993, là người sáng lập ra chuỗi trường dạy bóng đá cho trẻ em lớn nhất nước này, khẳng định tầm nhìn dài hạn cho bóng đá cấp độ trẻ và phong trào ở Nhật đang giúp các cấp độ đội tuyển gặt hái thành công. 


“Trình độ chung của bóng đá Nhật Bản được cải thiện qua từng năm” - Byer nói - “Tôi cho rằng bạn có thể thấy họ có rất nhiều cầu thủ trẻ ngồi dự bị ở Asian Cup vừa rồi. Nhật Bản giờ không chỉ dựa vào vài cầu thủ ngôi sao như trong quá khứ nữa. Họ đã có một kế hoạch 20 năm và LĐBĐ nước này nhấn mạnh vào việc đào tạo trẻ nhiều năm qua. Bóng đá phong trào và bóng đá trẻ rất mạnh ở Nhật Bản”.

Họ sẽ muốn thể hiện sức mạnh đó ở giải U19 lần này, thật ngạc nhiên, là giải cấp độ đội tuyển duy nhất ở châu lục mà Nhật Bản chưa một lần đăng quang, dù đã 6 lần về nhì. HLV Yasushi Yoshida sẽ mang tới Myanmar đội hình mạnh nhất của ông, với nhiều cầu thủ kỳ cựu ở J.League, dù chưa quá 21 tuổi, và ngôi sao lớn nhất là Yuya Kubo, tiền đạo đang khoác áo CLB Thụy Sỹ BSC Young Boys (ghi 9 bàn/39 trận).

Những cầu thủ như anh dần dần sẽ chuyển sang chơi ở Bundesliga hoặc Premier League, có thể qua những nền bóng đá trung gian như Hà Lan hay Italia, như Keisuke Honda, Park Ji Sung hay Shinji Kagawa đã làm. “Kagawa mới 10 tuổi khi bắt đầu được đào tạo ở một trong những trường của tôi”, Byer nói. “Tôi lập tức nhận ra cậu ấy là một trong những người giỏi nhất, nhưng Nhật Bản còn nhiều Kagawa nữa”.

Đối thủ còn lại trong bảng đấu của Việt Nam, Trung Quốc, cũng đang đầu tư mạnh tay cho bóng đá nói chung, và bóng đá trẻ nói riêng trong thời gian qua. Với quốc gia 1,3 tỉ dân đang trỗi dậy mạnh mẽ, nỗi thất vọng triền miên với môn thể thao vua vẫn là một vết nhơ với nền thể thao nước này, và họ quyết tâm thay đổi điều đó.

Chuẩn bị cho giải U19 châu Á, mà Trung Quốc đã vô địch 1 lần (1985), HLV Zheng Xiong (Trịnh Hùng) mang theo một đội hình với 4 tài năng trẻ đã được tôi luyện ở nước ngoài từ nhỏ: Gaon Zhunyi (Cao Chuyết Dực, Kataller Toyama-Nhật Bản), Wei Shihao (Vi Thế Hào, Boavista-BĐN), Tang Shi (Đường Thi, Botafogo - Brazil) và Xiang Baixu (Hướng Bá Húc, St. Etienne-Pháp). 

Xem ra, những thử thách phía trước với U19 Việt Nam sẽ là không hề nhỏ.

CON SỐ
12 Đội có số lần vô địch giải nhiều nhất là Hàn Quốc, 12 lần. Tiếp theo là Myanmar, 7 lần. Đội xếp thứ 3 là Israel, 6 lần, không còn cơ hội nâng thành tích vì đã chuyển sang chơi ở châu Âu.

10 Quốc gia làm chủ nhà giải U19 châu Á nhiều nhất là Thái Lan, 10 lần. Việt Nam từng tổ chức một lần dưới thời Việt Nam Cộng hòa vào năm 1964.

3 Số đội tuyển U19 ở giải lần này có HLV là người nước ngoài, bao gồm Myanmar (Gerd Friedrich-Đức), Qatar (Felix Sanchez-TBN) và Việt Nam (Guillaume Graechen-Pháp).

BẢNG NÀO CŨNG KHÓ
Tương quan lực lượng của các đội trẻ ở châu Á không khác nhiều so với các đội đàn anh, với những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch tại giải U19 châu lục ở Myanmar vẫn sẽ là ĐKVĐ Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và Iran. Tuy nhiên, các cấp độ trẻ thường chứng kiến nhiều bất ngờ hơn. 

Thật ra, vòng loại đã ghi nhận không ít bất ngờ, mà vang dội nhất chính là chiến thắng 5-1 của U19 Việt Nam trước đối thủ mạnh Australia. Ở bảng G của vòng loại, Indonesia cũng đã gây tiếng vang khi đứng đầu bảng đấu có mặt Hàn Quốc trong chiến thắng đầy kịch tính 3-2 ở Jakarta. Cùng với Thái Lan, CHDCND Triều Tiên, Indonesia được chờ đợi là 3 ngựa ô của giải đấu.


Bảng tử thần của giải chính là bảng C của Việt Nam, với 3 đối thủ cực mạnh Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các bảng khác cũng không nhẹ hơn là mấy. Iran là ứng cứ viên số 1 ở bảng A. Chủ nhà Myanmar và Thái Lan sẽ tranh giành tấm vé thứ 2, trong khi Yemen bị đánh giá thấp nhất. 

2 đội mạnh hơn ở bảng B là Uzbekistan và Australia, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn là họ sẽ đi tiếp, bởi 2 đội còn lại trong bảng này, UAE và Indonesia, đều có khả năng gây bất ngờ. Cuối cùng ở bảng D, Iraq và Triều Tiên được đánh giá cao hơn so với Oman và Qatar.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Nên người nhờ kẻ đại thù Nên người nhờ kẻ đại thù

    Cesc từng rất căm ghét Mou, nhưng bây giờ anh đã nhận ra một điều: chỉ có Mou mới giúp anh thỏa mãn ước mơ trở thành tiền vệ số 1 thế giới.

  • UEFA đã tầm thường hóa một giải đấu danh giá? UEFA đã tầm thường hóa một giải đấu danh giá?

    Chưa bao giờ vòng loại EURO, và cả vòng loại World Cup khu vực châu Âu, lại trở nên quá dễ dàng như kỳ này. Chủ tịch UEFA Michel Platini cho rằng những thay đổi lớn ở vòng loại EURO 2016 sẽ giúp vực dậy bóng đá quốc tế. Ngược lại, không ít nhà bình luận cho rằng chính Platini đang giết chết bóng đá quốc tế!

  • Bồ không cần chỉ đạo Bồ không cần chỉ đạo

    Thua Albania 0-1 ngay tại sân nhà trong trận ra quân ở vòng loại EURO 2016, BĐN sa thải HLV trưởng Paulo Bento. Người được mời thay Bento là Fernando Santos - HLV đã đưa Hy Lạp vào vòng tứ kết EURO 2012 và vượt qua vòng bảng World Cup 2014.

  • Những mối quan hệ đặc biệt trong bóng đá: Kẻ thù hôm qua, đồng minh hôm nay Những mối quan hệ đặc biệt trong bóng đá: Kẻ thù hôm qua, đồng minh hôm nay

    Chẳng cần phải đọc Tam Quốc Chí hay xem Game of Thrones chi cho xa xôi, những mối quan hệ nặng tính chính trị đang diễn ra hết sức sống động trên sân cỏ châu Âu.

  • Những góc khuất tối tăm của bóng đá Brazil: 16.000 cầu thủ thất nghiệp Những góc khuất tối tăm của bóng đá Brazil: 16.000 cầu thủ thất nghiệp

    Những gì chúng ta thường thấy về bóng đá Brazil là 5 chức VĐTG, là những siêu sao hưởng lương hàng chục triệu USD đang tung hoành ở những đội bóng giàu có và hùng mạnh nhất châu Âu, như Lucas Moura (PSG), như Neymar (Barcelona), nhưng nền bóng đá được coi là sản sinh ra nhiều tài năng nhất hành tinh cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải.

  • Không còn chỉ trích, bóng đá sẽ chết! Không còn chỉ trích, bóng đá sẽ chết!

    Đề tài liên quan đến trận thua 0-6 của U19 Việt Nam trước U19 Hàn Quốc xuất hiện tràn ngập trên Facebook ngay khi trận đấu kết thúc. Người ta bàn về chuyên môn thì ít, nhưng bàn về sự chỉ trích lẫn nhau thì nhiều.

  • Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm:  “Bóng đá nữ Việt Nam  sẽ còn phát triển nữa” Cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm: “Bóng đá nữ Việt Nam sẽ còn phát triển nữa”

    Dưới góc nhìn của cựu tuyển thủ Đỗ Thị Ngọc Châm, ĐT nữ Việt Nam đã trải qua kỳ Asiad 17 thành công ở nhiều khía cạnh. Và thành tích lọt vào vòng bán kết môn bóng đá nữ Asiad sẽ là bước ngoặt lớn, tạo bệ phóng cho bóng đá nữ Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai gần.

  • ĐT nữ Việt Nam xếp thứ 4 môn bóng đá nữ Asiad 17: Hơn cả mong đợi ĐT nữ Việt Nam xếp thứ 4 môn bóng đá nữ Asiad 17: Hơn cả mong đợi

    ĐT nữ Việt Nam đã thiết lập cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên giành quyền vào chơi ở bán kết môn bóng đá nữ tại Asiad 17. Đằng sau thành tích vang dội đó là những câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại góp phần giúp hình ảnh của đội tuyển trở nên lung linh, ấn tượng trên đất Incheon (Hàn Quốc).

  • Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh: Bóng đá là đam mê thứ hai Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh: Bóng đá là đam mê thứ hai

    Sau âm nhạc, bóng đá là điều không thể thiếu trong cuộc sống của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh.

  • Luis Enrique: Messi phi thường nhưng vẫn có thể phải dự bị Luis Enrique: Messi phi thường nhưng vẫn có thể phải dự bị

    Barcelona đang trải qua giai đoạn chuyển giao khó có thể tuyệt vời hơn dưới bàn tay của Luis Enrique. Họ bước vào vòng 6 La Liga cùng ngôi đầu bảng. Enrique trả lời phỏng vấn đài truyền thình TV3 về cuộc cải cách mà ông đang tiến hành ở Camp Nou, về cuộc so sánh bất tận giữa Cristiano Ronaldo và Leo Messi.

  • U19 Việt Nam: Kiếm đã mài, giờ chỉ còn chờ đối thủ! U19 Việt Nam: Kiếm đã mài, giờ chỉ còn chờ đối thủ!

    Ngày 9/10 tới đây, U19 Việt Nam sẽ chính thức khởi động cho chiến dịch chinh phục VCK U19 châu Á 2014, diễn ra tại Myanmar. Mặc dù phải rơi vào bảng đấu được coi là “tử thần” nhưng HLV Guillaume Graechen và các học trò đã sẵn sàng để xung trận.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x