KHI THỦ MÔN KHÔNG CÒN LÀ “MÓN HÀNG RẺ”

Người gác đền bỗng trở thành vai chính

KINH THI
14:17 ngày 24-07-2015
Thủ môn, anh là ai ? Đấy là người hùng thầm lặng khi đội chiến thắng, là tội đồ hay “vật tế thần” khi đội thất bại?
Người gác đền bỗng trở thành vai chính
Đấy là cầu thủ cô đơn nhất trên sân và là vai trò hầu như không được nhắc đến kế hoạch chiêu binh mãi mã? Tất cả có thể đúng, tùy vào giai đoạn hay hoàn cảnh cụ thể. Bây giờ, vị trí thủ môn trong bóng đá đỉnh cao đã được xem trọng hơn bao giờ hết.

TỪ VĂN HỌC ĐẾN BÀI THUYẾT TRÌNH
Trong mắt nhà văn quá cố Eduardo Galeano thì thủ môn mặc áo số 1 vì đấy chính là... nguyên nhân đầu tiên khiến đội mình thua. Quả thế thật! Hồi Brazil thất thủ trước Uruguay trong cuộc quyết đấu tranh ngôi vô địch World Cup 1950, đâu thấy ai bàn về chiến thuật. Thậm chí chẳng cần phân tích tình huống ghi bàn là như thế nào, người Brazil chỉ biết đổ lỗi cho thủ môn Barbosa và khinh miệt ông đến tận cuối đời.

Thủ môn là kẻ cô độc nhất trên sân, thậm chí phải chơi bóng theo những điều luật riêng, khác hẳn 10 cầu thủ còn lại. Trong cái loại hình “bóng đá dã chiến” hay còn gọi là futsal trên xứ sở “túc cầu giáo” Brazil, chẳng cần phải có thủ môn. Lại có lúc, người ta phóng bút: cứ phải có tí “máu điên” nơi các thủ môn!

Ở thái cực ngược lại, các chuyên gia bóng đá trong ủy ban kỹ thuật của UEFA và FIFA, thường thuyết trình nhiều hơn huấn luyện, lại hay cường điệu hóa tầm quan trọng của thủ môn trong kỷ nguyên hiện đại. 

Thủ môn mặc áo số 1 vì đấy là nhân vật quan trọng nhất trong đội. Rồi các giáo sư bóng đá “nâng cao quan điểm”: khi thủ môn có bóng thì đấy chính là khởi điểm cho một pha tấn công, thậm chí là cho một cơ hội ghi bàn!

Văn chương hóa hay hàn lâm hóa bóng đá đều là những chuyện xa rời thực tế. Kỳ thực: đã có hẳn một thời gian dài, thủ môn chính là vị trí ít được quan tâm nhất: không “tội nghiệp” như cái nhìn của nhà văn Galeano, cũng chẳng hề quan trọng như trong bài giảng của các chuyên gia. 

Chính vì vậy, đấy thường là vị trí ổn định nhất trong một đội bóng đỉnh cao. Hồi Liverpool thống trị sân cỏ Anh đến mức độ gần như tuyệt đối (6 lần vô địch, 4 lần về nhì trong giai đoạn 1982-1991, chưa kể còn có Cúp C1 châu Âu), rất ít ai bàn đến Bruce Grobbelaar. Thủ môn người... Zimbabwe chỉ được biết đến một cách rộng rãi vì một scandal dàn xếp tỷ số vào cuối năm 1994.


Gần như toàn bộ sự nghiệp đỉnh cao của thủ môn huyền thoại Gordon Banks chỉ gắn bó với hai đội bóng nhỏ Leicester và Stoke. Peter Shilton sau này cũng chẳng khác mấy. Ngoài ĐTQG, họ không có dịp tỏa sáng trong các đội bóng lớn trước tiên là vì các đội bóng lớn không có nhu cầu mua thủ môn giỏi (ít ra là việc ấy không quan trọng bằng việc mua tiền đạo, tiền vệ hay hậu vệ giỏi). 

Ngược lại, khi một đội bóng lớn thành công thì chuyện thủ môn không có danh tiếng chẳng hề là vấn đề lớn. Grobbelaar “vô danh” trong hàng ngũ Liverpool ngày xưa là một ví dụ. Thủ môn số 1 của AC Milan trong suốt thập niên 1990 chỉ là một Sebastian Rossi ít tên tuổi. Gần đây là Victor Valdes với 12 năm bắt chính cho Barcelona, dĩ nhiên gồm cả giai đoạn rực rỡ nhất, đình đám nhất của Tiqui-Taca.

MỌI CHUYỆN BẮT ĐẦU THAY ĐỔI
Rút cuộc, không phải bản thân các thủ môn, mà... vai trò thủ môn đã “cất lên tiếng nói” của mình. Có thể xem đấy là một trong những thay đổi mới nhất, đáng lưu ý nhất trong bóng đá đỉnh cao.

Hồi Real Madrid hoàn tất kỳ tích “Decima” tức 10 lần vô địch Cúp C1/Champions League, họ chỉ dùng đến thủ môn “số 2” trong suốt mùa bóng. Vâng, Iker Casillas khi ấy chỉ còn là thủ môn dự bị của Real ở đấu trường La Liga (sau Diego Lopez), nhưng anh vẫn luôn bắt chính ở Cúp Nhà Vua và Champions League. 

Nghĩa là Real sử dụng 2 thủ môn khác nhau cho những giải đấu khác nhau. Kết quả: Casillas không chỉ tỏa sáng giúp Real vô địch Champions League. Anh còn lập được khá nhiều kỷ lục hào hùng về việc trấn giữ khung thành ở Cúp Nhà Vua.

Ngày càng có nhiều đội bóng sử dụng cùng lúc 2 thủ môn giỏi. Người ta đã xem việc Chelsea có cả Petr Cech lẫn Thibaut Courtois là một chi tiết quan trọng giúp đội này vô địch Premier League mùa trước. 

Trong lần đăng quang gần đây nhất ở Premier League (mùa bóng 2012/13), M.U cũng đã luân phiên dùng 2 thủ môn gần như ngang nhau về đẳng cấp - David De Gea và Anders Lindegaard. Khi ấy, Tottenham thậm chí có đến 3 thủ môn xuất sắc như nhau là Heurelho Gomes, Hugo Lloris và Brad Friedel, chưa kể Carlo Cudicini cũng chẳng thua sút bao nhiêu!

Thế là thời kỳ huy hoàng cho các thủ môn được mở ra. Vai trò từng bị quên lãng trong bóng đá đỉnh cao nay lại “hút hàng” trên thị trường chuyển nhượng.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • Ai hiệu quả bằng thủ môn? Ai hiệu quả bằng thủ môn?

    Dựa vào phí chuyển nhượng, tuổi cầu thủ, hoàn cảnh hợp đồng và phong độ thể hiện ở đội bóng mới, người ta đã rà soát lại tất cả những hợp đồng được ký trong 5 mùa bóng gần đây và kết luận: hiệu quả cao nhất thuộc về các thủ môn.

  • Vai chính rơi xuống vai thủ môn Vai chính rơi xuống vai thủ môn

    Gần như ngay khi châu Âu bước kỳ chuyển nhượng mùa Hè, Arsenal đã mua được thủ môn Petr Cech từ Chelsea, như một trong những bản hợp đồng đáng chú ý nhất suốt nhiều năm nay của “pháo thủ thành London”.

  • Chiêu mộ thủ môn giỏi: Một xu hướng tất yếu Chiêu mộ thủ môn giỏi: Một xu hướng tất yếu

    Mặc kệ những sự tâng bốc cho “triết lý” Tiqui-Taca, đại khái như các cầu thủ đã quen thuộc với nhau từ bé và thủ môn Victor Valdes cũng là mắt xích quan trọng trong cách chơi “đập nhả” đẹp mắt, rút cuộc thì chính Barcelona đã nhận ra rằng họ cần mua gấp một thủ môn giỏi.

  • Tiền vệ Nguyễn Quang Tình: 'Người đặc biệt' ở Sông Lam Nghệ An Tiền vệ Nguyễn Quang Tình: 'Người đặc biệt' ở Sông Lam Nghệ An

    Tại vòng 15 diễn ra cuối tuần trước, Quang Tình đã tạo dấu ấn đậm nét khi là cầu thủ ghi được bàn thắng thứ 300 của V.League 2015 với 1 cú sút xa đẹp mắt từ khoảng cách 24m vào lưới ĐT.LA. Càng đặc biệt hơn khi bàn thắng của anh giúp SLNA giành chiến thắng chung cuộc 2-1 và leo lên vị trí thứ 4 trên BXH.

  • Nguyễn Tuấn Anh (HAGL): Nỗi ám ảnh chấn thương Nguyễn Tuấn Anh (HAGL): Nỗi ám ảnh chấn thương

    Theo đuổi mục tiêu dùng “hàng nhà trồng được” nên bầu Đức không tuyển nội binh, quân của đội bóng phố Núi toàn là các thành viên của Học viện HAGL Arsenal JMG và lớp năng khiếu HAGL.

  • HAGL & cuộc đua trụ hạng khốc liệt: Không có sự mộng mơ cho kẻ lãng mạn HAGL & cuộc đua trụ hạng khốc liệt: Không có sự mộng mơ cho kẻ lãng mạn

    11 trận liên tiếp không biết mùi chiến thắng, HAGL tụt xuống vị trí áp chót trên BXH V.League 2015. Đội bóng phố Núi xếp trên Đồng Nai chỉ nhờ hơn về hiệu số bàn thắng bại. Nỗi ám ảnh phải nhận vé xuống hạng đang ngày càng trở nên khủng khiếp hơn với thầy trò HLV Guillaume Graechen.

  • Những niềm cảm hứng bất tận trên sân cỏ Những niềm cảm hứng bất tận trên sân cỏ

    Họ là những người khước từ khuôn phép, thách thức luật lệ, đi ngược lại với những quy chuẩn thông thường. Họ hút thuốc, uống rượu, đam mê bạo lực, lên giường với phụ nữ như ăn cơm bữa, nhưng trên hết, họ luôn biết cách mang lại những cảm xúc tột cùng cho người hâm mộ.

  • Cúp bóng đá các nhà vô địch Quốc tế ICC 2015 được phát sóng độc quyền trên SCTV Cúp bóng đá các nhà vô địch Quốc tế ICC 2015 được phát sóng độc quyền trên SCTV

    Từ ngày 12/07 đến 06/08/2015, SCTV sẽ tiếp lửa mùa hè của bạn bằng việc mang đến giải đấu ICC (International Champions Cup).

  • Khi người Nghệ An coi bóng đá là môn… giải trí Khi người Nghệ An coi bóng đá là môn… giải trí

    Ở Nghệ An, người ta từng nói rằng, bóng đá chính là mảnh đất nuôi dưỡng cho rất nhiều người thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng bây giờ, có vẻ như điều đó không phải là tất cả…

  • HAGL: Sức sống mới đến từ tuyến giữa HAGL: Sức sống mới đến từ tuyến giữa

    Những trận đấu gần đây gặp B.BD, Hải Phòng và FLC Thanh Hóa, HAGL có vẻ như khởi sắc trở lại. Những tín hiệu tích cực này có sự đóng góp rất lớn từ bộ đôi tiền vệ đánh chặn Tuấn Anh và Xuân Trường vừa trở lại sau chấn thương

  • Chủ tịch SLNA Nguyễn Hồng Thanh: 'Bóng đá trẻ Nghệ An đang chảy máu vì tiền' Chủ tịch SLNA Nguyễn Hồng Thanh: 'Bóng đá trẻ Nghệ An đang chảy máu vì tiền'

    Lọt vào bán kết giải U17 QG báo Bóng đá – Cúp Thái Sơn Nam 2015 đã được coi là thành công ngoài mong đợi của U17 SLNA. Đấy có thể coi là chuyện lạ, bởi bao năm ở địa hạt bóng đá trẻ Việt Nam, SLNA luôn tự hào là “lò luyện gà chiến” cho các ĐTQG.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x