Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson: Nhiễm tính cuồng dại từ mối tình kinh khủng của mẹ (kỳ 4)

Tôi sợ hãi khi ở trong nhà, nhưng càng sợ hãi hơn khi phải ra đường. Còn khi đến trường thì đúng là ác mộng...
Tự truyện "sự thật không tranh cãi" của Mike Tyson: Nhiễm tính cuồng dại từ mối tình kinh khủng của mẹ (kỳ 4)
Tôi lùn một mẩu, nói chuyện ngọng líu ngọng lô nên bao giờ cũng bị chọc ghẹo. Tôi không còn biết làm gì khác ngoài việc quanh quẩn bên chị mình. “Sao mày không mặc váy luôn đi”, bọn chúng hay ghẹo thế, nhưng mẹ bảo tôi phải luôn ở gần chị Denise.

KẾT THÚC CON ĐƯỜNG HỌC VẤN NĂM 7 TUỔI
Chúng còn gọi tôi là “ Ike dơ bẩn” hoặc “chó hoang bẩn thỉu” bởi tôi không hề có ý thức gì về vệ sinh. Chúng tôi có nước đâu mà tắm, đến khi có ít ga thì tôi cũng chả biết nấu nước là thế nào. Mẹ tôi có chỉ, nhưng tôi chả nhớ được gì. Khi còn bé, bạn đâu có biết chuyện sạch sẽ quan trọng như thế nào. Sau một thời gian dài tôi mới lờ mờ học được điều này. Lũ bạn cho tôi biết về các loại nước hoa Brut, Paco Rabane hay thời trang Pierre Cardin.

Trường học ở ngay góc đường, phía bên phải căn hộ. Có những buổi tối mẹ say bí tỉ thì sáng hôm sau tôi phải tự đến lớp. Không có mẹ đi cùng thì tôi tha hồ mà no đòn. Đám trẻ vừa đấm đá túi bụi vào người tôi vừa chửi rủa: “Cút con mẹ mày ra khỏi đây, mọi”.

Tôi cố sức chạy. Ở trường thì bị nện, về nhà thì bị súng chĩa vào người: “Cho anh ít tiền tiêu coi”. Kinh khủng, những đứa trẻ cướp giật chúng tôi ngay trước căn hộ của chúng tôi.


Không ai nghĩ một cậu bé nhút nhát sau này lại trở thành một tay đấm khét tiếng

Việc phải đeo kính đã làm thay đổi đời tôi trong những năm đầu đời. Mẹ tôi dẫn tôi đi khám và phát hiện tôi bị cận thị. Thế là tôi phải đeo kính. Một ngày kia tôi trên đường về nhà, ghé qua tiệm để mua ít thịt viên thì bị một đám du côn chặn lại xin đểu.

Chúng lấy tiền thì tôi không phản kháng gì, nhưng đụng đến đồ ăn của tôi thì không được. Tôi lấy cơ thể ra làm lá chắn sống, quyết giữ cho được phần thịt viên. Chúng nện tôi như điên rồi ném kính tôi vào bình xăng xe tải. Lẽ ra tôi đã có thể đánh lại, thậm chí cho chúng đo ván, nhưng nỗi sợ hãi và hèn nhát đã trói tay chân tôi lại. Đấy cũng là ngày cuối cùng tôi đến lớp. 7 tuổi, con đường học vấn của Mike Tyson vĩnh viễn dừng lại ở thời điểm ấy.

BƯỚC VÀO THẾ GIỚI TỘI PHẠM
Sau sự cố ấy, tôi đến trường ăn sáng xong rồi chuồn về. Tôi cứ đi vòng vòng mấy tòa nhà trong nhiều giờ liền, quay trở lại ăn trưa rồi lại chuồn ra tiếp. Khi tan trường, tôi về nhà, cứ như mình vừa đi học ngoan ngoãn về vậy.

Một ngày mùa Xuân 1974, tôi tiếp tục bị xin đểu khi đang trên đường. Lần này chúng không tìm thấy được bất cứ thứ gì trên người tôi. Một đứa hỏi: “Nhà mày ở đâu? Muốn kiếm tiền không?”. Tôi được giới thiệu với một gã tên là Barkim. Chúng tôi cùng nhau đột nhập vào nhà người khác.

Có những chiếc cửa sổ quá nhỏ chỉ mình tôi chui lọt. Tôi vào trước rồi mở cửa cho gã vào, vét sạch những gì hắn có thể tìm thấy được trong những ngăn kéo: tiền, nữ trang, súng... Sau những phi vụ trót lọt như vậy, tôi được dẫn đi ăn uống thả giàn và mua một ít quần áo mới. Mặc đống đồ ấy lên người, tôi như trở thành một người khác, khác xa với “Ike dơ bẩn” đầy mùi phân chim.

Barkim chính là người dẫn tôi vào con đường tội phạm. Trước đó tôi chưa từng trộm một thứ gì, kể cả một mẩu bánh mì, một viên kẹo. Nhưng Barkim cứ khen tôi: “Mày cừ lắm, cứ làm tiếp đi. Mày có tiền, mày mặc đồ đẹp, người ta đối xử với mày khác. Rồi mày sẽ có số má, hiểu không?”.

Rồi Barkim dẫn tôi đến giới thiệu cho một băng tên Rutland Road. Cả đám toàn nhí hết, khoảng 12 tuổi thôi, nhưng ăn mặc như người lớn: áo khoác gấp, giày da, áo lông, mũ cao bồi, toàn hàng hiệu: Sergio Valente, Jordache, Pierre Cardin. Tôi rất ấn tượng. Barkim nói cho tôi biết đám này là ai: móc túi, giật đồ, ăn trộm... Chúng là những tên tội phạm thiếu nhi. Barkim giới thiệu tôi với chúng: “Đây, giới thiệu với bây ngôi sao mới, con trai tao đó”.


Tyson trong những ngày đầu làm quen với môn đấm bốc

Barkim chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, nhưng đây là cách nói chuyện giang hồ. Khi đã giới thiệu là con tức là gửi đi thông điệp: cấm đụng vào người của tao, nó và tao chung một đội, mày tôn trọng tao tức là mày phải tôn trọng luôn cả “con tao”. Rồi Barkim kéo tôi ra một góc, chỉ rõ thằng nào chơi được, thằng nào tuyệt đối phải cạch. Giống như Oliver Twist nhận lời khuyên từ Fagin (các nhân vật trong tiểu thuyết “Oliver Twist” của Charles Dickens) vậy.

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LÀ GIỚI GIANG HỒ
Barkim mua cho tôi rất nhiều quần áo, nhưng không cho tôi giữ nhiều tiền. Có khi chúng tôi trộm được vài nghìn, gã chỉ cho tôi 200. Thỉnh thoảng cướp được trang sức thì gã cho tôi mượn đeo vài ngày rồi lấy lại. Nhưng với một tên khố rách áo ôm phải ăn cơm trợ cấp như tôi, như vậy đã là thiên đường rồi.

Nhờ có Rutland Road, trình trộm cướp của tôi đã lên một bậc. Sau này tôi còn được giới thiệu cho băng The Cats, tức băng của mấy tên lớn hơn. Nói như thế này cho dễ hiểu: The Cats là đội một, Rutland Road là lò đào tạo trẻ.

Tôi vẫn ra khỏi nhà và “đến trường” như thường lệ, thời gian cả ngày tôi lang thang đi ăn cướp. Đây rõ ràng là nơi dành cho tôi. Không có đánh đập, chỉ có phạm tội rồi cùng nhau chia chác. Khi đọc những dòng này, tôi biết sẽ có người phán xét tôi là một tên tội phạm. Nhưng phán xét như vậy là theo kiểu người lớn. Còn hơn 35 năm về trước, tôi chỉ là một đứa nhỏ bất hạnh đi tìm kiếm tình yêu và sự thừa nhận.

Chỉ có đường phố mới cho tôi điều đó. Giới giang hồ là môi trường giáo dục của tôi, bọn trộm cướp kia chính là thầy tôi. Một số tay anh chị số má thậm chí còn khuyên: “Mày nhỏ quá, đi học đi”, nhưng tôi không nghe. Bọn tôi đi học nhưng bọn anh cũng có học đếch đâu. Tôi thậm chí còn không đánh vần được chữ Adidas, nhưng đánh vần làm gì khi ta chỉ cần cảm giác thoải mái mà nó mang lại.

Rồi một người trong băng Rutland dạy tôi cách phá khóa. Lý thuyết đơn giản quá mà: nhà càng dễ đột nhập thì đồ đạc càng bèo. Nhà nào càng giàu thì khóa càng to, cổng càng dày. Những lần phá được lớp khóa và phát hiện mình trúng mánh, cả đám vừa khóc vừa cười gần như cùng lúc. Tiền, vàng và vũ khí nhiều vô kể, nhưng bọn tôi đâu thể lê lết trên đường với tất cả những thứ lỉnh kỉnh ấy, cả đám cố chất đầy cặp của mình rồi chuồn khỏi đó.

(Còn nữa)

Tai nạn nhớ đời
Một ngày nọ tôi và đứa bạn tên Curtis lẻn vào một căn nhà. Những người sống trong nhà này là người Caribbean, nói ngữ âm y hệt Curtis. Đang vào bên trong thì có người nói vọng ra: “Ai thế? Con trai cưng đấy à?”. Tôi cứ nghĩ Curtis đang giả giọng để chọc ghẹo tôi, thế là tôi đáp lại: “Tao đang cố tìm súng và tiền, mày ngó qua mấy cái két đi”. Giọng kia hốt hoảng: “Cái gì?”.

Không êm rồi, hóa ra vẫn còn người trong nhà. Tôi chạy ra cửa: “Curtis, có chuyện, nhà vẫn còn người”. Nhưng Curtis là người cẩn thận, nó muốn khóa cửa lại cho người ta khỏi đuổi theo thay vì vọt ngay khỏi đó. Tôi chạy trước. Chủ nhà mở cửa và nện một cú rất mạnh vào đầu Curtis khiến nọ gục xuống tức thì. Tôi cứ nghĩ nó chết rồi. Dễ cả năm sau tôi mới gặp lại, nhưng mặt bấy hết vì cú nện quá mạnh. Chứ bạn nghĩ ăn cướp dễ vậy sao? Bạn có tiền, nhưng bạn phải đem sinh mạng ra mà đặt cược.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x