Nhập tịch cầu thủ có phải là một hướng đi đúng?

VIỆT DŨNG
14:03 ngày 09-10-2013
Trong bóng đá hiện đại, cơ hội chơi bóng cho các cầu thủ theo diện nhập tịch ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều điều gây tranh cãi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở không ít các nước phát triển.
Nhập tịch cầu thủ có phải là một hướng đi đúng?
Có thể thấy rất nhiều cầu thủ Brazil đang chơi bóng tại Nga, hay những người Hy Lạp trên đất Anh, Hàn Quốc tại Pháp, Cameroon tại Hà Lan… Nhưng trong khi với các CLB, chuyện quốc tịch cầu thủ không thực sự quan trọng (chỉ trừ một số ít giải đấu có hạn chế những cầu thủ ngoại), thì với các đấu trường quốc gia vấn đề đó lại hoàn toàn khác.

Trong lịch sử, mọi chuyện vô cùng đơn giản. Bạn là một cầu thủ, và bạn sẽ chỉ chơi cho ĐTQG nơi mà bạn sinh ra, còn nếu không thì… ngồi nhà. Được cống hiến cho ĐTQG là một vinh dự, là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần màu cờ sắc áo.

ĐT Anh vô địch World Cup 1966 với toàn bộ là... người Anh

Nhưng ngày nay, thời thế đã thay đổi. Việc nhập tịch đã mang tới những ĐTQG “kiểu mới”. Tất nhiên mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về vấn đề nhập tịch, nhưng không ít nơi đã liên tục sử dụng các cầu thủ được “nhập khẩu” với mục đích đơn thuần là tăng cường sức mạnh đội tuyển của họ.

Ở đây phải nói một chút về sự khác biệt giữa những cầu thủ được “nhập khẩu” thuần túy với những cầu thủ mang dòng máu lai, tức vẫn có chút “chất” quê hương chảy trong huyết quản. Có thể kể ra một số cầu thủ “con lai” nổi tiếng đang rất thành công tại quê hương thứ hai như Mesut Oezil (Đức-Thổ), Lukas Podolski (Đức-Ba Lan) hay Mạc Hồng Quân (Việt-CH Séc)…

Trong khi đó, hãy nhìn Marcos Senna (người Brazil) từng chơi cho TBN, Mehmet Aurelio (Brazil) và Kazim Kazim (Anh) của Thổ Nhĩ Kỳ, Eduardo (Brazil) của Croatia, hay Cacau (Brazil) của ĐT Đức... Tất cả họ có điểm chung là không có “dây mơ rễ má” gì về dòng máu với đội tuyển họ góp mặt, nhưng vẫn được triệu tập vào ĐTQG bởi đã được nhập tịch. Và một điểm chung nữa: những đóng góp của họ (trừ Senna) cho các ĐTQG thường là ít ỏi so với những gì được kỳ vọng.

Nguyên nhân thì có rất nhiều. Là một người hoàn toàn xa lạ với văn hóa cũng như ngôn ngữ của một đất nước, họ rất khó hòa nhập với cuộc sống cũng như lối chơi của các đồng đội. Về phần các cầu thủ bản địa, họ cũng khó hòa đồng với cầu thủ “ngoại nhập” như những người đồng hương trong ĐTQG.

Khó khăn là thế, nhưng chẳng thiếu những Liên đoàn Bóng đá vẫn đang ra sức tuyển mộ “hàng ngoại nhập”. Với các đội bóng, có nhiều lựa chọn thì vẫn cứ tốt hơn, trong khi với cầu thủ, những tấm gương tày liếp của đàn anh cũng chẳng thể ngăn được họ nắm bắt cơ hội thi tài tại các đấu trường quốc tế.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

<

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x