Tròn 10 năm các tỷ phú "chơi" bóng đá

QUANG MINH
16:05 ngày 27-11-2013
Một thập kỷ đã trôi qua, kể từ ngày Roman Abramovich mở ra một trào lưu mới cho giới tỷ phú: Mua các đội bóng. Trong 10 năm đó, thế giới bóng đá đã có khá nhiều những biến đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những ông chủ lắm tiền nhiều của.
Tròn 10 năm các tỷ phú "chơi" bóng đá
Ken Bates không phải là một cái tên quá nhiều người biết đến ngoài phạm vi nước Anh, nhưng cách đây 10 năm chính ông đã là người khởi đầu cho trào lưu chi tiền tỷ để mua sắm những đội bóng như một món đồ chơi xa xỉ của giới nhà giầu.

Cuối tháng 6, đầu tháng 7/2003, theo bản hợp đồng được ký kết giữa Roman Abramovich và tập đoàn Chelsea Village của ông chủ Ken Bates, tỷ phú người Nga đã bỏ ra khoảng 227 triệu USD để mua lại Chelsea. Đây là bản hợp đồng mua bán lớn nhất lịch sử bóng đá nước Anh. Trở thành người sở hữu mới của Chelsea, Abramovich cũng đồng thời phải gánh lấy khoản nợ ở thời điểm đó vào khoảng 134,4 triệu USD.

Ngoài việc trả những khoản nợ cho đội bóng thành London, Abramovich đã đổ không ít tiền của trong khối tài sản kếch xù của mình để tân trang, đánh bóng lại Chelsea, biến đội bóng này thành một thế lực mới của bóng đá Anh. Sự kiện Abramovich bỏ cả đống tiền để thỏa cái đam mê của mình đã bắt đầu dấy lên một trào lưu mới của giới nhà giàu đó là việc mua lại những đội bóng chỉ để "ngắm", để khẳng định vị thế của mình.

Abramovich - người đi đầu trào lưu các tỷ phú "chơi ngông" mua đội bóng

Người mới nhất gia nhập vào đội quân "nhà giàu chơi sang" là Erick Thohir, tỷ phú người Indonesia với khối tài sản ước tính vào khoảng 25 tỷ USD đang sở hữu 15% cổ phần của đội bóng rổ Philadenphia 76ers, chủ sở hữu của đội bóng DC United ở giải nhà nghề Mỹ (MLS). Mới nhất, Tohir đã mua 70% cổ phần của Inter Milan từ Chủ tịch Massimo Moratti, để hoàn tất thương vụ này, tỷ phú 43 tuổi phải bỏ ra khoảng 350 triệu USD.

Một thập kỷ đã trôi qua đã làm thay đổi rất nhiều diện mạo của bóng đá thế giới. Chelsea sau 3 năm được Abramovich đầu tư, mang về 25 ngôi sao với tổng số tiền lên tới 425 triệu USD, trong đó có thể kể đến Makelele, Essien, Veron, Crespo, Drogba, Cech, Kezman, Mutu... Cộng thêm khoảng tiền nợ và tiền mua lại đội bóng, vị chi tỷ phú người Nga đã đổ vào đội bóng thành London gần 1 tỷ USD và cũng thu được những quả ngọt như 2 chức vô địch Premier League, 1 cúp Liên đoàn, 1 Community Shield.

Không giống như Abramovich lấy Chelsea làm thú vui tiêu khiển, đánh bóng hình ảnh của mình, sự kiện nhà Malcolm Glazer nhảy vào mua CLB lớn nhất hành tinh, M.U hồi tháng 8/2005 lại là một thương vụ làm ăn đậm chất người Mỹ. Sau khi thâu tóm thành công M.U, nhà Glazer đã bắt đội chủ sân Old Trafford gánh khoản nợ hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên, với việc thành công trong việc khẳng định tên tuổi, có những danh hiệu cao quý cùng lượng người hâm mộ rất nhiều trải đều trên khắp thế giới, "cỗ máy in tiền" M.U đang hoạt động khá tốt và trả dần được những khoản nợ của nhà Glazer.

Malcolm Glazer mua M.U với mục đích làm kinh doanh rất rõ ràng

Một năm sau khi nhà Glazer thâu tóm M.U, người Mỹ bắt đầu đặt chân nhiều hơn tới Premier League, mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền, đánh bóng thương hiệu cũng như khẳng định tên tuổi của mình. Tháng 8/2006, Randy Lerner, một doanh nhân người Mỹ là chủ sở hữu của đội bóng Browns Cleveland ở Mỹ đã dùng 75 triệu USD để trả cho Doug Ellis và sở hữu hoàn toàn Aston Villa.

Hiện tại, trong số 20 đội bóng đang thi đấu tại Premier League, có tới 11 đội bóng đã nằm trong tay các tỷ phú nước ngoài như Katharina Liebherr, người thừa kế lại CLB Southampton từ cha mình năm 2009; Assem Hallam, người đã mua thành công Hull City năm 2010 hoặc Ellis Short, người đã mua lại Sunderland năm 2008 nhưng mới chỉ 3 lần được phát hiện là có mặt tại đội chủ sân The Light trả lời phỏng vấn.

Tỷ phú Vincent Tan quốc tịch Malaysia, người đã mua lại CLB Cardiff năm 2010 cũng khiến nhiều người hâm mộ đội bóng thủ đô xứ Wales bất ngờ khi muốn đổi màu áo xanh đã có từ năm 1908 sang màu đỏ. Theo biện hộ của ông, màu đỏ sẽ đem lại may mắn cho đội bóng trong mùa giải mới. Tuy nhiên, đối với những CĐV trung thành của Cardiff, màu áo xanh tồn tại hơn một thế kỷ nay, việc thay đổi màu áo thực sự là một cú sốc lớn.

Vincent Tan - tỷ phú Đông Nam Á sở hữu đội bóng ở Premier League

Cách đây không lâu, phía Tây London cũng có một doanh nhân người Mỹ gốc Israel, Shahid Khan đã quyết định chi 180 triệu USD để mua lại CLB Fulham. Trước đó, Khan cũng bỏ ra 572 triệu USD để mua lại đội bóng bầu dục Jacksonville Jaguars đang thi đấu tại NFL.

Hai ông lớn khác là Arsenal và Liverpool cũng đang nằm trong tầm kiểm soát của những tỷ phú người Mỹ. Stan Kroenke đang là người nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Pháo thủ thành London, ông cũng là chủ sở hữu của đội Saint Louis Rams tại NFL. Độ chịu chơi của Kroenke chỉ thực sự được nhắc đến ở mùa Hè năm nay với số tiền 42,5 triệu bảng để chiêu mộ Mesut Oezil, biến cầu thủ này trở thành hợp đồng cao nhất trong lịch sử Pháo thủ. Với John W. Henry, chủ sở hữu của Liverpool từ năm 2011 cũng đã rất chịu chơi trên TTCN, song có vẻ như thành công của The Kop vẫn chưa đúng mong đợi của tỷ phú người Mỹ.

Cái tên đình đám nhất, thu hút được sự chú ý nhiều nhất trên TTCN vài năm trở lại đây chính là Man City. Thiếu gia thành Manchester với sự hậu thuẫn cùng túi tiền không đáy của nhà Mansour bin Zayed Al Nahyan. Chính sự hào phóng của hoàng thân Mansour và tập đoàn Emirates Arab States, The Citizens đã trở thành một thế lực mới của bóng đá Anh vài năm trở lại đây.

Mansour bin Zayed Al Nahyan - ông chủ chịu chơi của Man City

Bóng đá Anh không phải là nơi duy nhất chịu sự chi phối của những tỷ phú. Tháng 11/2001, đội bóng thủ đô nước Pháp, PSG lần đầu tiên trong lịch sử có một vị Chủ tịch không phải là người Pháp. Nasser Ghanem Al-Khelaifi đã được quỹ đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority, chủ nhân mới của PSG đưa lên làm Chủ tịch của đội chủ sân Công viên các Hoàng tử. Từ khi nắm quyền sở hữu PSG, những tỷ phú Qatar đã bơm vào đây 364 triệu euro để mang về 21 bản hợp đồng, cùng với đó là những danh hiệu được mang về phòng truyền thống của CLB.

Ngoài PSG, Monaco dưới sự hậu thuẫn của tỷ phú người Nga, Dmitri Rybolovlev cũng đang biến đội bóng Công quốc thành một thế lực mới của bóng đá Pháp với những bản hợp đồng bom tấn mùa Hè vừa qua. Nữ tỷ phú người Nga Margarita Bogdanova nay chuyển sang làm bà Louis-Dreyfus (sau khi kết hôn với vị cổ đông lớn nhất của CLB Robert Louis-Dreyfus) cũng đã làm chủ sở hữu Marseille từ năm 2009, đội bóng đang trải qua một mùa Champions League thất bại hoàn toàn với 5 trận thua liên tiếp. Doanh nhân người Pháp gốc Ba Lan, Waldemar Kita cũng đang là người sở hữu đội bóng Nantes thi đấu khá thành công tại Ligue 1 sau khi mua lại đội bóng này ba năm về trước.

Dmitri Rybolovlev - tỷ phú người Nga của Monaco

Ở Tây Ban Nha, đã có những sự mơ tưởng nhiều hơn thực tế khi thất bại hoàn toàn. Dmitry Piterman cũng mua lại 24% cổ phần của Racing Santander năm 2003 nhưng thất bại và chuyển sang mua lại Deportivo Alves, song đội bóng xứ Basque cũng không mang lại thành công cho doanh sân sinh năm 1963 người Mỹ gốc Ukraine. Abdullah Al Thani là cái tên nổi nhất khi mua lại Malaga, giúp đội bóng này trở thành một hiện tượng tại La Liga. Song, rốt cuộc cũng không đi đến đâu khi đội bóng bán đi hàng loạt ngôi sao nhưng không tái thiết lại đội bóng khiến Malaga dần dần trở thành một đội bóng tầm trung. Keisuke Sakamoto, một doanh nhân Nhật Bản cũng đã thất bại trong việc đội bóng Sabadell. Và cuối cùng, ông trùm ngành viễn thông, Carlos Slim, người đàn ông giàu nhất thế giới đã chi tiền để cứu đội bóng Oviedo khỏi viễn cảnh giải thể, song cũng không có những động thái giúp đội bóng này vươn mình thành một thế lực bằng các khoản đầu tư kếch xù như đã hứa hẹn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x