Giải mã kỳ tích của Ánh Viên

HUY QUANG
06:05 ngày 05-02-2014
Kình ngư 17 tuổi này thực sự là báu vật của môn bơi Việt Nam bởi đến kỳ tích lịch sử giành 3 tấm HCV, phá 2 kỷ lục SEA Games cũng chưa khiến thầy trò Ánh Viên hài lòng. Ngoài tố chất đặc biệt, điều giúp cho tài năng có sải tay dài 1m 99 này cất cánh chính là 2 năm tại Mỹ với chế độ ăn và tập quá khủng khiếp cho VĐV Việt Nam.
Giải mã kỳ tích của Ánh Viên
VỤ ĐẦU TƯ “4 TỶ ĐỒNG” 
Như Tổng thư ký Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam Đinh Việt Hùng chia sẻ, việc làm đáng nhớ trong đời làm bơi của ông cùng các cộng sự chính là quyết định được hình thành từ cuối 2011: đưa Ánh Viên sang Mỹ ăn tập dài hạn. 

Dù khi ấy Ánh Viên mới 15 tuổi đã đoạt 2 HCB ngay kỳ SEA Games đầu tiên nhưng để đi Mỹ tập luyện là cực khó, nhất là khoản kinh phí không dưới 100.000 USD/năm. Số tiền tương ứng 2 tỷ đồng này thậm chí còn lớn hơn cả tổng kinh phí môn bơi được cấp mỗi năm. 

Tưởng như bó tay, rất may khi vừa đề xuất lên đã được lãnh đạo đồng ý ngay với phương án đôi bên cùng hợp sức. Ngành thể thao chi 60.000 USD còn đơn vị chủ quản Quân đội chi 40.000 USD. Giải quyết được bài toán “đầu tiên” rồi, ông Việt Hùng và HLV Đặng Anh Tuấn phải trực tiếp bay sang Mỹ để khảo sát, liên hệ địa điểm, chuyên gia, điều kiện ăn ở sinh hoạt. 

Thậm chí, ông Tuấn còn nhờ vả người thân bên đó để mượn xe ô tô đưa học trò đi tập, cũng như có chỗ để tìm sự giúp đỡ khi khó khăn. Qua 2 năm, tổng chi cho việc “du học” của Ánh Viên lên tới 4 tỷ đồng, song giờ đây, vụ đầu tư này đã chứng tỏ đáng giá đến… từng đồng. 

Đầu năm 2012, hành trình sang Mỹ luyện tập của “viên ngọc thô” trước đó chỉ mấy năm hãy còn ngụp lặn ở bể bơi gần nhà đã khởi đầu với một chuyến bay nửa vòng Trái đất khiến Ánh Viên thực sự kiệt sức. 

Thời gian đầu quả là đầy thử thách với cả thầy và trò khi còn quá lạ lẫm với mọi thứ. Chưa kể đến những rắc rối do những quy định đặc thù của CLB St Augustine, đặc biệt chuyện không cho HLV vào bể trực tiếp chỉ dẫn. 

Áp lực càng tăng cao hơn khi người đi cùng đợt với Viên là Quý Phước phải quay về nước. Từ đó đã dấy lên luồng dư luận ở ngay trong giới chuyên môn về một chuyến xuất ngoại ném tiền qua cửa sổ của bơi Việt Nam. Đến mức ngành thể thao phải cử đại diện sang tìm hiểu thực tình. 


LY KỲ CHUYỆN ĂN TẬP
Tuy nhiên, mọi khó khăn cũng qua nhanh, ngoài vai trò quan trọng của thầy Tuấn, còn nhờ vào một đặc điểm hơn người của tay bơi hãy còn rất trẻ này: chỉ tập luyện, chẳng nói nhiều và không kêu ca. Ánh Viên bước vào một quy trình ăn và tập được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn Mỹ với mô hình của những Michael Phelps mà mới nhìn vào cả hai thầy trò đều sốc, đơn giản vì nó quá lạ và quá khủng. 

Đầu tiên là chuyện HLV. Cùng với thầy Tuấn , Ánh Viên còn được kèm cặp bởi 2 chuyên gia nước ngoài hàng đầu: một phụ trách chuyên môn, một chuyên về thể lực. Cứ đúng giờ, họ có mặt tại bể bơi, thực hiện giáo án đúng đến từng chi tiết nhỏ để làm sao cô học trò đến từ Việt Nam luôn phải nỗ lực tới cùng. 

Sau mỗi ngày, họ lại kiểm tra thành tích, khả năng chịu đựng của Viên bằng máy móc nhằm có điều chỉnh thích hợp, với điểm mấu chốt là phải đẩy khối lượng vận động lên cao một cách vững chắc. 

Để có sức đột phá, Viên đã phải tập thể lực không khác gì một VĐV nhiều môn phối hợp, hết nâng tạ lại chạy đua trên máy. Khắc nghiệt nhất chính là bài tập bơi ngược dòng: trên một đường bơi chuyên dụng được máy đẩy nước chảy với tốc độ cực mạnh, Ánh Viên phải cố gắng bơi ngược cho bằng được. Hồi đầu, cô từng bị dòng nước mạnh hất đập đầu đau đến chảy nước mắt. 

Cùng đó là phải ăn như một nhiệm vụ và cách tập luyện. Bữa chính trong ngày của Ánh Viên gồm 1 cân thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mì to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi và chừng ấy cũng chỉ là một phần trong thực đơn khổng lồ và phức tạp. Có đến nửa năm, Ánh Viên vừa ăn vừa chảy nước mắt lưng tròng vì cực quá, hay đang ăn lại  phải nghỉ, nghỉ lại ăn mất gần 2 tiếng đồng hồ. 

Ngoài ra, còn có 3 bữa khác, trong đó có bữa được nhà bếp phục vụ trong khi Ánh Viên đang tập. Khi nhà bếp gọi, Ánh Viên phải lên bờ, dùng bữa ăn đặc biệt là một nhúm thức ăn cùng thực phẩm thuốc chuyên biệt đắng đến mức chỉ ăn bằng cách… nuốt thẳng. 

Riêng việc luyện kỹ thuật bơi với Ánh Viên cũng vô cùng kỳ công, với những bài tập tưởng như đơn giản mà siêu khó. Với một chiếc cốc đầy nước đặt trên trán, Viên phải bơi ngửa làm sao để nó không đổ. Cũng phải qua tới nửa năm, kình ngư có chiều cao 1m73 này mới có thể làm chủ để chiếc cốc chẳng hề rung rinh trên suốt đường bơi, có nghĩa là cơ thể, kỹ thuật bơi ngửa đã đạt tới độ chuẩn cực cao.

Vượt lên tất cả, chỉ sau 2 năm ăn tập trên đất Mỹ, Viên đã chạm tới lượng vận động tiêu thụ từ 7.000 - 8.000 calo mỗi ngày, gắn với sự phát triển cơ bắp, thể lực và kỹ thuật hoàn chỉnh để có thể làm nên điều thần kỳ cho bơi Việt Nam tại SEA Games 27 theo cách chưa từng thấy: đoạt 3 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ, phá 2 kỷ lục mà vẫn buồn đến phát khóc và bị thầy quở trách. 

Một năm giành 26 HCV quốc tế 
Đây chắc chắn là một kỷ lục của thể thao Việt Nam về số HCV quốc tế mà một tuyển thủ giành được trong 1 năm. Trong đó, ngoài 3 tấm HCV SEA Games, Ánh Viên còn giành những chiến tích Vàng như 1 HCV Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á, 3 HCV Á vận hội. Tính từ năm 2007 đến nay, Ánh Viên đã giành được 148 huy chương tại tất cả các giải đấu trong và ngoài nước, trong đó có 81 HCV.

Không “dế”, không Facebook 
Nhằm tạo sự tập trung tuyệt đối cho đường bơi, Ánh Viên hoàn toàn nói không với công nghệ. Viên không dùng điện thoại, không dùng facebook, không có địa chỉ thư điện tử. Mọi liên lạc của Viên đều thông qua HLV trưởng Đặng Anh Tuấn.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

  • Tiền vệ Nguyễn Minh Châu: “Lo cho Hải Phòng trước, cưới vợ sau” Tiền vệ Nguyễn Minh Châu: “Lo cho Hải Phòng trước, cưới vợ sau”

    Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã chính thức rút lui khỏi vai trò nhà tài trợ của bóng đá Hải Phòng. BĐ&CS đã có cuộc trao đổi cùng tiền vệ Nguyễn Minh Châu, người được xem như biểu tượng của đội bóng đất Cảng, xung quanh chủ đề này và cả những tâm sự riêng tư chưa từng được thổ lộ của anh.

  • Chủ công bóng chuyền Đỗ Thị Minh: Hành trình khó tin của “Ngôi sao chân ngắn” Chủ công bóng chuyền Đỗ Thị Minh: Hành trình khó tin của “Ngôi sao chân ngắn”

    Trong số 3 tuyển thủ nữ đầu tiên của bóng chuyền Việt Nam xuất ngoại du đấu, Đỗ Thị Minh là chủ công duy nhất được đội đương kim vô địch Thái Lan chọn đích danh với mức lương cứng lên tới 100 triệu đồng/tháng.

  • Chuyện Tết nhất với dân thể thao Chuyện Tết nhất với dân thể thao

    Cái Tết đối với dân thể thao luôn gắn với huy chương, với tiền thưởng là thành quả kết đọng cho cả năm tập luyện thi đấu hết mình. Năm nay, nhờ thành công của SEA Games 27 nên hầu hết các tuyển thủ quốc gia sẽ có một cái Tết rất vui và rất tươm. Nhưng phía sau đó còn có những nỗi chạnh lòng đến xót xa.

  • Bí mật sau những cái tên lạ Bí mật sau những cái tên lạ

    Người hâm mộ đã ngỡ ngàng khi những cái tên cực "dị" được xướng lên tại VCK giải U17 Quốc gia báo Bóng Đá - Cúp Thái Sơn Nam 2013.

  • Chủ tịch LĐBĐ TP HCM Trần Anh Tú: Đặt trọn niềm tin vào tương lai Futsal Chủ tịch LĐBĐ TP HCM Trần Anh Tú: Đặt trọn niềm tin vào tương lai Futsal

    Mặc dù không thể đánh bại Thái Lan trong cả 2 trận chung kết nam và nữ tại SEA Games 27, nhưng futsal Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong thời gian qua. Góp công lớn trong sự vươn mình ấy là ông Trần Anh Tú, chủ tịch HĐQT công ty TNHH TM Thái Sơn Nam, chủ tịch LĐBĐ thành phố Hồ Chí Minh.

  • Quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Bóng đá Việt Nam sẽ có sức sống mới!” Quyền chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: “Bóng đá Việt Nam sẽ có sức sống mới!”

    “Bóng đá Việt Nam đang ở những khúc cua khó khăn nhưng tôi tin rằng, nền bóng đá chúng ta sẽ có sức sống như một mùa Xuân. Thậm chí, tôi có niềm tin, bóng đá Việt Nam sẽ là một chú ngựa phi nước đại trong năm Giáp Ngọ”

  • Nuôi dưỡng ngọn lửa bóng đá trẻ Nuôi dưỡng ngọn lửa bóng đá trẻ

    Khi tờ báo này đến tay các bạn, cũng là thời khắc khép lại năm Quý Tỵ 2013, đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014. Mười hai tháng sôi động của đất nước, của bóng đá Việt Nam đã trôi qua...

  • Thư gửi cầu thủ bóng đá Thư gửi cầu thủ bóng đá

    Năm 2014 là năm của loài Ngựa, được Thượng đế giao phó trách nhiệm cai quản trần thế thay nhiệm kỳ của loài Rắn. Vốn dòng ưa hoạt động, thích chơi thể thao, nên khi vừa nhậm chức, Ngựa Giáp Ngọ liền thảo thư gửi cánh cầu thủ bóng đá như một lời nhắn nhủ chí tình!

  • ĐT bóng đá nữ Việt Nam: Động lực từ Mandalay ĐT bóng đá nữ Việt Nam: Động lực từ Mandalay

    Ở Mandalay có một truyền thuyết rằng, khi Đức Phật cùng thị giả Ananda tới vùng Mandalay đã nói với chúng sinh rằng: “Mỗi giọt nước mắt đến từ tận cùng của khổ đau, của mất mát rớt xuống sẽ hóa thành những bông hoa mang điềm lành. Và những điềm lành ấy sẽ ban phước về sau cho tất cả”.

  • Cầu thủ xứ Nghệ máu mê kinh doanh: Khi đam mê không chỉ là bóng đá Cầu thủ xứ Nghệ máu mê kinh doanh: Khi đam mê không chỉ là bóng đá

    Bóng đá là một nghề đem lại thu nhập cao, giúp nhiều cầu thủ có cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn háo hức với chuyện kinh doanh làm giàu để chứng tỏ mình vừa đá bóng giỏi, vừa thạo kiếm tiền.

  • Muốn đổi đời phải đến Việt Nam Muốn đổi đời phải đến Việt Nam

    Mùa Hè tới, tâm điểm bóng đá thế giới sẽ ở đâu? Brazil với VCK World Cup 2014 ư? Sai! Bởi trong khi các tấm vé tới Brazil đã có chủ nhưng các CLB lớn nhất thế giới vẫn chưa biết chắc mình có được phép tới Việt Nam để du đấu vào mùa Hè này hay không? Việt Nam mới chính là điểm nóng của bóng đá thế giới hiện nay.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x