HLV Mai Đức Chung: Phận lận đận của chuyên gia đóng thế

Trung Yên
10:18 ngày 06-10-2014
Gần 11 năm sắp qua, 9 năm sau ngày rời đội tuyển bóng đá nữ, HLV Mai Đức Chung vẫn lận đận trong nghiệp cầm quân.
HLV Mai Đức Chung: Phận lận đận của chuyên gia đóng thế
Lần đầu tiên đưa đội tuyển bóng đá nữ quốc gia giành tấm HCV tại SEA Games 2003, giờ ông Chung “gái” lại lần đầu tiên đưa bóng đá nữ Việt Nam vào tới trận tranh HCĐ của một kỳ Asian Games. Thế nhưng rất có thể sau giải đấu ông sẽ phải trao lại ấn kiếm cho 1 HLV người Nhật Bản.

MỐI DUYÊN VỚI BÓNG ĐÁ NỮ
“Cảm giác của 2 lần đầu tiên đó khác nhau hoàn toàn. SEA Games là một giải đấu của khu vực. Còn ở đây là một sự kiện thể thao quan trọng số 1 của châu lục” - ông Chung không giấu niềm tự hào. Còn ông Trần Quốc Tuấn, PCT LĐBĐ Việt Nam, khẳng định: “Ngay khi tính được khả năng không thể có HLV Nhật Bản vào thời điểm trước Asiad 17, VFF đã nghĩ ngay tới ông Chung”. 

Đó là thời điểm, NHM thể thao nói tới bóng đá nữ với thái độ tò mò, hơn là trân trọng những giọt mồ hôi của các nữ tuyển thủ đổ ra trên sân tập và sân đấu. 

Trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 2003 ngày ấy được tổ chức tại sân Lạch Tray (vì nhiều lý do), ông Mai Đức Chung lạc giọng vì gào thét, chỉ đạo các học trò trên sân, đến nỗi khi trả lời phỏng vấn Đài TNVN sau trận đấu, nhà Đài phải “phiên dịch” trực tiếp cho thính giả ngay trên sóng, bởi sợ mọi người không hiểu ông HLV bóng đá “gái” đang nói gì. 

Giờ đây, 11 năm trôi qua, ngôi sao may mắn vẫn như ngọn hải đăng dẫn lối cho ông Chung trên con đường huấn luyện bóng đá nữ. Giờ đây, người ta không còn gọi ông là Chung “xe ca” như thuở nào, thay vào đó là biệt danh Chung “gái”. 

Chẳng ngoa khi nói Mai Đức Chung có duyên với đội tuyển nữ. Cái thời “hồng hoang” của bóng đá nữ, ít người hào hứng với danh vị HLV trưởng đội tuyển bóng đá… nữ quốc gia. Ông Mai Đức Chung gật đầu với lời mời. Và thành công. 

Asian Games 2014 đến. Tuyển nữ lâm vào thế “rắn mất đầu” khi HLV Trần Vân Phát hết hợp đồng và không gia hạn. Thực tế, cái duyên của ông thầy Trung Quốc với bóng đá nữ Việt Nam dường như cũng đã cạn. Những hạn chế của đội tuyển nữ tại giải vô địch châu Á, tổ chức tại TPHCM vừa qua, đều hiện rõ. Và trong khi VFF lên đường “Đông du” vời thầy không thành công (do J.League nữ vẫn còn chưa kết thúc), cái tên Chung “gái” lại vang lên như sự lựa chọn của số phận. 

NGẨNG CAO ĐẦU DÙ THẤT BẠI
“Thực tế là chúng tôi chỉ có gần 1 tháng để chuẩn bị. Bởi thế, hàng phòng ngự chơi vẫn còn lỏng lẻo”, ông Chung phân bua, sau thất bại 0-3... đáng khen ngợi trước các nhà ĐKVĐ thế giới, châu Á và Asian Games. 

HLV Mai Đức Chung cảm ơn người hâm mộ tại Asiad 2014

“Trận đấu với Nhật Bản cho thấy rõ những điểm yếu của chúng ta. Tuyến giữa còn chuyền sai nhiều quá. Nhưng các anh cũng thấy, thể lực và độ bền của các cầu thủ đã được đảm bảo. Mình có thể thua họ về những tình huống tranh chấp tay đôi, đòi hỏi sức mạnh, hay thua rõ rệt ở những pha không chiến vì thể hình của mình chỉ có vậy, nhưng mình không thua ở những pha bứt tốc cự ly ngắn, hay chỉ còn đi bộ ở những phút cuối trận như trước”. 

Suốt từ sau Merdeka Cup 2007, với U22 vào tới trận chung kết và thắng chủ nhà Malaysia ở loạt penalty, lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ, một đội tuyển Việt Nam mới vô địch Merdeka Cup, ông Chung vẫn đau đáu với hệ thống 4-5-1 “phù hợp với thể chất và cách chơi bóng của người Việt”. 

Nhưng ở trận đấu để đời trước nhà vô địch tuyệt đối, tuyển nữ Việt Nam chơi với 4-4-2 và rời sân với một thất bại mà vẫn được CĐV Việt Nam chào đón như những người thắng trận

Tuyển nữ Việt Nam có “đỗ xe bus 2 tầng” trước tuyển nữ Nhật Bản? Có lẽ. Nhưng đó không phải là ý đồ của ông Chung “gái”. Nếu là như vậy, tuyển nữ Việt Nam đã không chơi 4-4-2, với Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Muôn trên hàng công, Minh Nguyệt đã không liên tiếp đẩy bóng tốc độ xuống sát ngang cấm địa Nhật Bản, cầm bóng, chờ đồng đội cùng dâng lên phối hợp, Tuyết Dung đã không có cú dứt điểm chân trái cắt ngang khung thành các nhà ĐKVĐ thế giới, để rồi sau đó giúp ông thầy của họ tự hào khẳng định “chúng tôi cũng đã có cơ hội để ghi bàn rõ rệt, nhưng nếu có những kỹ năng tốt, con người tốt hơn, bàn thắng đã có thể đến”. 

Không một ai phàn nàn về thái độ, cũng như nụ cười tươi rói của ông Chung “gái” khi bước vào phòng họp báo. Không hề “mèo tự khen mèo dài đuôi”, nhưng việc tuyển nữ Việt Nam chỉ thua có 3 trái là ngoài dự đoán của rất nhiều người. Thế nên, các nữ tuyển thủ dù có chút buồn thua trận, vẫn có thể ngẩng cao đầu, mỉm cười e thẹn khi nghe các chàng trai CĐV Việt Nam, đang lao động tại Hàn Quốc, gào to: “Nguyệt ơi, anh yêu em!”. 

Đành rằng chúng ta đã thua, nhưng Sasaki Norio, HLV trưởng tuyển Nhật Bản, phải thán phục: “Hàng phòng ngự của họ quá chặt chẽ. Thủ môn của họ tiến bộ rất nhiều so với lần gặp chúng tôi trước đó. Cách tấn công của họ cũng đa dạng, không đơn giản như tại giải vô địch (châu Á) vừa qua”.

NỖI LÒNG “CASCADEUR”

VIDEO: Nữ Việt Nam 2-1 Nữ Thái Lan



Những quãng thời gian ngọt - đắng ở Bình Dương, Thanh Hóa, những ngày hào hứng “xách ba lô lên…” của HLV Mai Đức Chung tới các đội bóng V.League, rồi sau đó lại lặng lẽ “mà đi” khiến người ta càng có cảm tưởng: “Chỉ với bóng đá nữ, Mai Đức Chung mới đem tới thành công, thành công rực rỡ cho đội bóng và chính cá nhân ông”. 

Quãng thời gian Thanh Hóa đá đâu thắng đó, đá trận nào ghi bàn trận ấy khiến người xứ Thanh “phát sốt, phát rét” vì đội, đi tới đâu người ta cũng chỉ nghe “dân 36” bàn về khả năng giành chức vô địch V.League, thế nên khi Bình Dương của đồng đội cũ Hải “lơ” đăng quang, những người quan tâm tới HLV Mai Đức Chung càng cảm thấy tiêng tiếc, dù biết rằng việc ông ra đi từ trước khi hết giải không hẳn chỉ thuần túy liên quan tới chuyên môn. 

Người đàn ông có lối nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn, “thủ thỉ như bố với con” theo lời không ít nữ tuyển thủ trước và nay thuật lại, dường như thiếu một chút tinh quái của Hải “lơ”, một chút may mắn như Phan Thanh Hùng những ngày đầu tới Hà Nội.T&T, một chút uy như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng, Hoàng Anh Tuấn ở những đội bóng của họ… 

Ông Chung thoáng chút ngần ngừ khi được hỏi về lý do đằng sau quyết định rời Thanh Hóa, trước khi mùa giải kết thúc. Ông cũng để ngỏ khả năng quay trở lại với V.League, bởi “vẫn muốn chứng tỏ mình” như lời ông chia sẻ. Có lẽ, V.League mùa sau sẽ lại chứng kiến cuộc tái xuất của ông Chung “gái”, bởi VFF vẫn chưa từ bỏ ý định mời thầy Nhật về dẫn dắt tuyển nữ trong thời gian tới, khi quá trình chuyển giao thế hệ vẫn đang tiếp diễn. 

ĐT nữ VN đã chia tay Asiad bằng trận thua 0-3 trước Hàn Quốc. Dẫu vậy, với việc đứng thứ 4 chung cuộc, đây vẫn là thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá nữ Việt Nam tại sân chơi Asiad. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x