Alex Manninger, quá khứ và hiện tại của Wenger

Ngọc Trung Ngọc Trung
15:05 ngày 14-08-2016
Thời gian làm thay đổi tất cả, nhất là Arsene Wenger. Gần 20 năm trôi qua, từ một chiến lược gia nhiệt huyết và thính nhạy, ông đang trở thành một người thủ cựu và độc đoán.
Alex Manninger, quá khứ và hiện tại của Wenger

Emirates chiều chủ nhật, Arsene Wenger háo hức chờ đợi: “3 năm qua, chúng tôi đã nhảy từ thứ 4, lên thứ 3, rồi thứ 2. Bây giờ thì tôi muốn Arsenal di chuyển lên phía trên một bậc nữa và sẽ tập trung tối đa cho mục tiêu này”.

Nhưng trước khi bước vào mùa giải thứ 19 trong sự nghiệp cùng Arsenal, người đàn ông có gương mặt khắc khổ này có lẽ sẽ muốn ngược dòng thời gian đi về miền ký ức đẹp đẽ của những ngày đầu lập nghiệp tại xứ sở sương mù, mùa giải 1997/98. 

Nơi đó ông sẽ gặp lại gương mặt mới mà cũ, lạ mà quen của cậu học trò Alex Manninger. Bởi vì bây giờ hay ngót nghét 20 năm về trước, như một sự sắp đặt thú vị Manninger đều là một chàng tân binh. Có khác chăng bây giờ thủ thành người Áo đã 39 tuổi, là người mới của Liverpool, sắp đi hết sự nghiệp, còn 20 năm về trước anh là một thủ thành trẻ tuổi đầy tiềm năng của Pháo Thủ.

Manninger già cỗi hiện tại và Manninger phơi phới mùa hè 1997 cũng có thể xem là hiện thân cho chiến lược chuyển nhượng của Arsenal, của Wenger hai thời kỳ khác nhau. Mùa hè 1997 ấy, Wenger đưa về Highbury tổng cộng 7 tân binh, thi đấu ở 7 vị trí khác nhau, ngoài thủ thành người Áo còn có Matthew Upson, Gilles Grimandi, Luis Boa Morte, Alberto Mendez, Marc Overmars và Emmanuel Petit.

Đã từng một thời Wenger đầy nhiệt huyết trên TTCN
Đã từng một thời Wenger đầy nhiệt huyết trên TTCN

Trong số này, Overmars và Petit nhanh chóng tỏa sáng và trở thành trụ cột của Pháo thủ. Một số khác để lại đôi chút dấu ấn, điển hình chính là trường hợp của Manninger khi chơi khá chắc chắn trong khoảng thời gian David Seaman dưỡng thương. Phần còn lại gây thất vọng tràn trề, tiêu biểu là Alberto Mendez. Bằng chứng là đến giờ chẳng ai còn nhớ cầu thủ người Đức này từng khoác áo Arsenal.

Nhưng sau này, không ai dám đánh giá Wenger mua bán kém cỏi ở mùa hè năm đó. Bởi một lẽ đơn giản, mùa giải 1997/98, Arsenal giành cú đúp Ngoại hạng Anh và FA Cup. Cũng từ mùa giải ấy, Pháo thủ xác lập vị thế ông lớn, cùng Manchester United cạnh tranh chức vô địch Ngoại hạng Anh suốt nhiều năm liền.

Trở lại với hiện tại, Wenger không còn đủ nhiệt trên thị trường chuyển nhượng như xưa. Nhà cầm quân người Pháp lạnh lùng tuyên bố: “Muốn làm tất cả hài lòng chứ gì? Tôi sẽ chiêu mộ 20 tân binh và tất cả sẽ thấy tràn trề hy vọng đến cho đến hết trận mở màn. Sau đó, chúng ta trở lại với thực tại”.

Wenger diễn giải một cách khá cực đoan: “Những biến động không làm nên một nhà vô địch. Chiến thắng chỉ đến với một đội hình có chiều sâu và chất lượng. Chúng tôi phải tập trung vào điều đó. Tất nhiên, luôn xuất hiện nhu cầu chiêu mộ tân binh. Nhưng nên nhớ, chỉ sau 6 tháng, tân binh không còn là tân binh. Nếu mỗi khi thất bại, chúng ta lại thay đổi triệt để thì đó không phải là cách tốt nhất để chiến thắng”.

Manninger già cỗi có thể xem là hiện thân cho chiến lược chuyển nhượng của Wenger bây giờ
Manninger già cỗi có thể xem là hiện thân cho chiến lược chuyển nhượng của Wenger bây giờ

Và Wenger áp dụng quan điểm ấy vào chiến lược chuyển nhượng của Arsenal. Suốt kỳ chuyển nhượng mùa Hè, bất chấp đội hình Arsenal thủng lỗ chỗ, từ hàng thủ đến hàng công, Wenger chỉ đem về duy nhất một tân binh chất lượng. Đó là Granit Xhaka. 2 cài tên còn lại đều không thể đặt niềm tin, từ sự bổ sung cho hàng công Takuma Asano đến từ Nhật Bản và sự bổ cho hàng thủ là Rob Holding, một cầu thủ trẻ non nớt kinh nghiệm.

Đáng nói hơn nữa, khi được hỏi ai sẽ san sẻ áp lực ghi bàn cho Olivier Giroud, một chân sút vốn dĩ đã không được đánh giá cao, Wenger vẫn điềm nhiên đáp: “Chúng tôi có Alexis Sanchez, có Theo Walcott”. Alexis là cái tên chấp nhận được, nhưng Walcott? Suốt sự nghiệp, chỉ duy nhất một mùa giải cầu thủ này ghi trên 10 bàn tại Ngoại hạng Anh và cũng thuộc dạng thường xuyên đánh bạn với bệnh viện.

Chưa hết, Wenger còn nhấn mạnh rằng Arsenal là đội tạo ra nhiều cơ hội ăn bàn nhất mùa giải năm ngoái và Pháo thủ chỉ đánh rơi chức vô địch vì Leicester… được hưởng nhiều phạt đền hơn. Cụ thể, thầy trò Ranieri được hưởng 11 quả phạt đền còn Arsenal chỉ có 2, và đã bỏ lỡ 1. Cuối cùng, Wenger mạnh miệng: “Những cơ hội bị bỏ lỡ là một phần của cuộc sống. Nhưng chúng ta phải biết đương đầu với những thử thách tiếp theo, thử thách tiếp theo mới là điều quan trọng nhất”.

Đúng! Thử thách trước mắt mới là quan trọng nhất. Nhưng trước mắt Wenger bây giờ không còn là Leicester mà là Manchester United, là Manchester City là Chelsea… những đội bóng đã thay máu triệt để từ đội hình đến huấn luyện viên trong mùa Hè 2016.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x