Góc chiến thuật: Đây là kỷ nguyên “counter-pressing”?

Việt Cường
16:02 ngày 23-05-2014
Khi một phong cách mới xuất hiện và thống trị, sau đó thường là hai trào lưu mới. Một bộ phận cố gắng sao chép phong cách này. Một bộ phận khác quyết định đi theo hướng ngược lại, nghĩa là tìm cách khắc chế.
Góc chiến thuật: Đây là kỷ nguyên “counter-pressing”?
2008-2012 là giai đoạn đỉnh cao của tiqui-taca. Trong 4 năm này, Barca của Pep Guardiola giành 17 danh hiệu bằng lối chơi tôn thờ kiểm soát bóng tới cực đoan, vốn được Pep cải tiến từ totalfootball của những người thầy Hà Lan vĩ đại. Cũng trong giai đoạn này, ĐT Tây Ban Nha với nòng cốt là Barca, và tiqui-taca là phong cách chủ đạo, đã thống trị bóng đá thế giới với 3 danh hiệu lớn liên tiếp.

Thành công của Barca và TBN mở ra một trào lưu mới. Mô hình Barca được xem là thời thượng, là đề tài chính cho nhiều nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực thể thao. Tiqui-taca thì thành mốt; nhà nhà, người người mơ về tiqui-taca, từ Roma ở Italia, Man City ở Anh cho tới Swansea ở Xứ Wales. Tất cả những gì liên quan tới Barca đều trở thành những “hàng hot”.

Nhưng không phải ai cũng phát cuồng vì tiqui-taca. Trước sự thống trị của Barca, một bộ phận quyết định đi theo con đường ngược lại, với lá cờ đầu Jose Mourinho. Thực ra, Mou đã chọn phong cách đối lập với những gì Barca theo đuổi từ khi còn ở Porto. Nhưng phải tới khi Inter hạ Barca rồi Bayern để đăng quang Champions League 2009/10, phong cách Mourinho mới chính thức được xem là liệu pháp “anti-Barca”. Hai trận ấy, Inter đều cầm bóng không quá 30%!

“Phong cách Mourinho” không giúp bản thân ông thành công. Sau ngày rời Inter, HLV người Bồ liên tục bị chặn lại ở bán kết Champions League. Tuy nhiên, nó lại mang tới thành công cho những HLV khác. Năm 2012, Chelsea của Di Matteo loại Barca ở bán kết bằng chiến thuật xe bus trước khi đăng quang. Một năm sau, Bayern của Heynckes vùi dập ở Barca bằng những pha phản công như vũ bão ở bán kết và lên ngôi.

Năm 2014, Barca không còn hiện diện ở bán kết. Nhưng dấu ấn “anti-Barca” vẫn cực kỳ rõ ràng, dưới một tên gọi khác: counter-pressing. Counter-pressing, hiểu một cách đơn giản, là khi mất bóng ở sân đối phương, các cầu thủ thay vì chạy về, sẽ lập tức gây sức ép để đòi lại bóng. Đây là chiến thuật cực khó, vì nó yêu cầu tất cả phải di chuyển nhiều và đồng bộ. Nhưng lại vô cùng hiệu quả, nhất là khi đối phó với các đội chơi theo phong cách Barca. 

Mùa trước, Klopp dùng counter-pressing để đưa Dortmund tới chung kết. Heynckes hạ Barca cũng bằng counter-pressing, trước khi Bayern “phiên bản Barca” của Guardiola bị Ancelotti vùi dập bằng chính cách chơi này. Nhưng nếu phải chỉ ra người vận dụng counter-pressing ấn tượng nhất, đó chỉ có thể là Diego Simeone. Mùa này, Atletico không thua Barca cả 6 lượt đối đầu, từng hạ Real ở Bernabeu, hạ Chelsea của Mou ngay tại Stamford Bridge, tất cả đều bằng counter-pressing...

Năm ngoái là chung kết toàn Đức, với Bayern và Dortmund. Năm nay là chung kết toàn TBN, với Atletico và Real. Kết luận? Thứ thống trị không phải là quốc gia hay giải đấu, mà là phong cách...

Tiqui-taca vs Counter-Pressing: 2-15
Champions League 3 mùa gần đây chứng kiến sự thoái trào của tiqui-taca và sự vươn lên mạnh mẽ của counter-pressing. Năm 2012, Barca của chính Guardiola bị Chelsea của Di Matteo loại với tổng tỉ số 2-3 ở bán kết. Một năm sau, khi Tito Vilanova tiếp quản, Barca bị Bayern vùi dập với tổng tỉ số 7-0. Mùa này, đến lượt Bayern của Pep thua Real với tổng tỉ số 0-5 ở bán kết.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
32
+16
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-7
46
11
34
-11
45
12
33
-2
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
34
-18
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
<
  • Real Madrid và nỗi ám ảnh Decima Real Madrid và nỗi ám ảnh Decima

    Bàn ấn định chiến thắng ngoạn mục của Zinedine Zidane ở trận chung kết Champions League 2002 đã trở thành khoảnh khắc mang tính biểu tượng cho Real Madrid. Kể từ đó, các CĐV áo trắng trên toàn thế giới đã mòn mỏi ngóng trông ngày họ có thể đạt tới cột mốc 10 chức vô địch C1/Champions League (Decima), đến mức điều đó trở thành một nỗi ám ảnh.

  • "Ngọc thô" Gareth Bale được phát hiện như thế nào? "Ngọc thô" Gareth Bale được phát hiện như thế nào?

    Ngày 28/9/1998, Rod Ruddick, HLV đội trẻ của Southampton, đã gửi một bản fax tới CLB, yêu cầu ký hợp đồng ngay với Gareth Bale. Ruddick phát hiện ra khả năng của Bale từ khi mới 9 tuổi. Và giờ thì cậu bé của Ruddick ngày nào đã trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất thế giới…

  • Ronaldo và Bale: Những hiệp sĩ bảo vệ "ngai vàng" của Real Ronaldo và Bale: Những hiệp sĩ bảo vệ "ngai vàng" của Real

    Real Madrid chỉ cần 5 năm ngắn ngủi để có 5 chức vô địch C1 đầu tiên. Nhưng 5 chiếc cúp tiếp theo thì họ phải chờ đợi lâu hơn hẳn...

  • Chung kết Champions League 2013/14: Lisbon sẽ rực lửa Madrid! Chung kết Champions League 2013/14: Lisbon sẽ rực lửa Madrid!

    Trong lịch sử Champions League, các trận chung kết nội bộ chưa bao giờ khiến người ta phải thất vọng vì cả chất lượng chuyên môn lẫn sự máu lửa. Đó là điểm tựa để NHM tin vào viễn cảnh lửa derby Madrid sẽ thiêu đốt Lisbon rạng sáng 25/5 tới.

  • Bale và những cầu thủ Vương quốc Anh dự CK Champions League cùng với CLB nước ngoài Bale và những cầu thủ Vương quốc Anh dự CK Champions League cùng với CLB nước ngoài

    Chưa đầy một năm sau khi rời Tottenham để chuyển sang khoác áo Real Madrid với giá 86 triệu bảng, tiền vệ Gareth Bale đã có vinh dự được dự trận chung kết Champions League 2013/14. Kể từ trước tới nay, ngoài Bale ra mới chỉ có 7 cầu thủ Vương quốc Anh làm được điều tương tự như ngôi sao chạy cánh người xứ Wales.

  • Chung kết Champions League: Cuộc chơi của người giàu Chung kết Champions League: Cuộc chơi của người giàu

    11 năm qua, trận chung kết Champions League toàn là cuộc chơi của những đội bóng giàu có. Chỉ Monaco, Porto và bây giờ là Atletico Madrid nằm trong số những kẻ nghèo “dám” tiến vào trận đấu cuối cùng của giải đấu danh giá nhất châu Âu.

  • Atletico Madrid & Diego Simeone: Đam mê những trận đại chiến Atletico Madrid & Diego Simeone: Đam mê những trận đại chiến

    Có những HLV, những cầu thủ, những đội bóng, bình thường thể hiện rất tốt, nhưng cứ đến những trận đấu lớn là căng cứng, hoặc co dúm lại. Nhưng ngược lại, cũng có những HLV, những cầu thủ, những đội bóng, trận đấu càng quan trọng, họ lại càng hứng khởi và thể hiện được nhiều hơn.

  • 6 trận El derbi ở chung kết các cúp 6 trận El derbi ở chung kết các cúp

    Cuối tuần này, hai đội bóng thành Madrid là Atletico và Real sẽ đụng độ ở trận chung kết Champions League 2013/14. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Atletico gặp Real ở trận đấu cuối cùng ở các cúp.

  • Lăng kính: Thiên nga trắng, thiên nga đen! Lăng kính: Thiên nga trắng, thiên nga đen!

    Real Madrid từng được ví như Thiên nga trắng đạt đến ngưỡng hoàn hảo (Los Blancos, suy cho cùng là CLB số một thế kỷ 20 theo bình chọn của FIFA, đồng thời cũng là đội giữ kỷ lục 9 lần vô địch châu Âu), nhưng họ cũng không ít lần mỏng manh, dễ vỡ giống đòi hỏi của nhân vật sắm vai Thiên nga trắng trong phim... Thiên nga đen (Black Swan).

  • Tiếng nói lịch sử: Ký ức bán kết Cúp C1 1958/59 Tiếng nói lịch sử: Ký ức bán kết Cúp C1 1958/59

    Trong quá khứ, Real Madrid và Atletico Madrid mới gặp nhau một lần ở các cúp châu Âu. Nhưng rất trùng hợp khi nó diễn ra ngay ở mùa đầu tiên Atletico có mặt ở sân chơi châu lục. Danh giá hơn nữa, cuộc so tài này diễn ra ở bán kết Cúp C1 1958/59. Mùa đó, Atletico tham dự với tư cách á quân, còn Real là nhà vô địch La Liga 1957/58.

  • Đọ sức tay đôi Real Madrid-Atletico Madrid Đọ sức tay đôi Real Madrid-Atletico Madrid

    Trước trận chung kết Champions League giữa Real Madrid và Atletico Madrid, hãy cùng điểm lại chi tiết nhân sự mà 2 đội bóng đang sở hữu.

  • Nhiều “sao mai” lộ ra từ U23 Việt Nam sau giải châu Á Nhiều 'sao mai' U23 Việt Nam lộ diện sau U23 châu Á 2024

    U23 Việt Nam đã dừng bước tại tứ kết VCK U23 châu Á 2024, đồng thời lỡ cơ hội giành vé dự Olympic Paris 2024. Nhưng qua những trận đấu vừa qua, đã lộ diện nhiều cái tên đáng kỳ vọng.

  • Joao Cancelo chết vì ảo tưởng sức mạnh Joao Cancelo, 'chết' vì ảo tưởng sức mạnh

    Hậu vệ Joao Cancelo đi đến đâu cũng gây rắc rối từ Man City tới Bayern và giờ là Barcelona. Anh ta mắc bệnh ngôi sao, ảo tưởng sức mạnh, lúc nào cũng tưởng mình đá hay như một tiền đạo. Chính điều này đã khiến sự nghiệp của Cancelo xuống dốc.

  • Arsenal vs Tottenham: Thắng hoặc trắng tay, Pháo thủ chọn đi Arsenal vs Tottenham: Thắng hoặc trắng tay, Pháo thủ chọn đi

    Với việc Liverpool tự loại mình khỏi vòng chiến sau trận thua Everton 0-2, cuộc đua vô địch Premier League chỉ xoay quanh Arsenal và Man City. Tuy nhiên Pháo thủ cũng phải đá tại sân của Tottenham và họ có áp lực phải thắng bởi chỉ một kết quả hòa cũng mang lại lợi thế tâm lý rất lớn. Trận đấu này không chỉ đơn thuần là cuộc chiến giữa một đội tranh vô địch và một đội tranh vé Champions League. Tottenham chắc chắn sẽ quyết tâm đập tan hy vọng vô địch Premier League lần đầu tiên sau 20 năm của Ar

  • Lỗi của Andre Onana? Không, lỗi của MU Lỗi của Andre Onana? Không, lỗi của MU!

    MU lại tự hủy hoại khi lặp đi lặp lại sai lầm khiến HLV Erik ten Hag tiến gần thêm đến đoạn đầu đài khi để Burnley gỡ hoà 1-1. Thủ môn Onana phạm lỗi dẫn đến quả phạt đền, nhưng nhìn kỹ hơn, Andre Onana cũng chỉ là nạn nhân của lỗi hệ thống từ toàn bộ hàng thủ MU.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x