Sự vận hành và những điều chưa biết về TTCN mùa Đông

Chiêu Văn
20:56 ngày 02-02-2015
Kỳ chuyển nhượng giữa mùa giải đã khép lại, các hợp đồng đã xong, tiền đã được chi ra và các cầu thủ đã đổi CLB. Cùng nhìn lại tháng Giêng đầy bận rộn của các đội bóng châu Âu kể từ lúc sơ khai.
Sự vận hành và những điều chưa biết về TTCN mùa Đông
Một chút lịch sử
Các thời hạn chuyển nhượng chính thức ở châu Âu được ấn định từ mùa giải 2002/03, một nhượng bộ của LĐBĐ châu Âu (UEFA) với Ủy ban châu Âu (EC) nhằm đảm bảo một nền kinh tế bóng đá bền vững và để các CLB cam kết hơn với quy trình đào tạo trẻ.

Trước đó, các cầu thủ được quyền chuyển CLB ở bất cứ thời điểm nào cho tới tận ngày 31/3, đồng nghĩa với việc ngay cả khi đang chiến đấu cho chức vô địch hay để trụ hạng, các đội bóng vẫn có thể mất những cầu thủ ngôi sao của họ. Giải pháp mới là một thỏa thuận giữa UEFA và EC, để các hợp đồng lao động không mang tính ràng buộc “nô lệ”, có nghĩa là người lao động được quyền chuyển chỗ làm bất cứ khi nào họ muốn (cầu thủ cũng là người lao động), nhưng đồng thời, các đội bóng không lâm vào cảnh bị động. Kỳ chuyển nhượng mùa hè chính thức là từ 1/7 tới 31/8 và mùa đông từ 1 tới 31/1, có chút điều chỉnh nhỏ tùy theo giải đấu.


Torres sang Chelsea vào năm 2011 vẫn là một trong những thương vụ lớn nhất vào mùa Đông

Các hợp đồng được thực hiện ra sao?
CLB muốn có cầu thủ, cầu thủ muốn ra đi. Các tay môi giới sẽ vào cuộc với vai trò trung gian. Các cầu thủ không tham gia nhiều vào quá trình thương lượng, mà để người đại diện của họ thu xếp. Không phải mọi vụ chuyển nhượng đều diễn ra vào phút chót, hầu hết các thương vụ đã được bàn thảo từ trước đó.

“Những thỏa thuận cuối cùng bạn đọc được trên báo chỉ là phần nổi của tảng băng”, người giữ chuyên mục Cầu thủ bí mật trên Fox Sports chia sẻ. “Phần lớn tảng băng, phần chìm, đã được xử lý trước đó. Bạn cần một người đại diện để thu xếp mọi việc, và cả các CLB cũng thế, khi họ muốn bán cầu thủ. 90% các thương vụ không thực hiện theo quy chuẩn: tức là thay vì xin phép CLB sở hữu cầu thủ trước, các HLV hay giám đốc bóng đá sẽ điện cho tay cò và hỏi liệu thân chủ của ông ta có muốn ra đi hay không”.


Chiêu mộ David Luiz vào mùa Đông 2011 cũng là một trong những điểm nhấn của Chelsea

Cơ chế cụ thể?
Sau đó là phần thủ tục giấy tờ, với một phương tiện liên lạc cho thấy sự khác biệt giữa bóng đá và mọi ngành kinh doanh khác: chiếc máy fax. Các CLB phải gửi mọi tài liệu cần thiết (hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng, giấy phép lao động, thỏa thuận với các ĐTQG…) tới Ban tổ chức Premier League chẳng hạn, cho tới khi thương vụ hoàn tất. Thời hạn chót là 11 giờ tối, nhưng có những vụ chuyển nhượng đặc biệt được cho phép quá thời hạn đó vì mọi thỏa thuận đã hoàn tất và giấy tờ chỉ còn là thủ tục. Hạn chót khi đó sẽ là 1 giờ sáng ngày hôm sau.

Một số vấn đề có thể làm phức tạp thêm những vụ chuyển nhượng xuyên quốc gia, bao gồm việc phải đăng ký với Hệ thống chuyển nhượng của FIFA, giấy phép lao động cho cầu thủ, hay sở hữu của bên thứ 3 (bị cấm ở Premier League, nhưng vẫn thịnh hành ở các giải Nam Âu). Tại sao lại dùng máy fax? Bởi vì trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, ngay cả quy trình scan và gửi e-mail cũng sẽ mất quá nhiều thời gian.


HLV Harry Redknapp có tiếng tiêu pha mạnh tay vào mùa Đông

Nên thay đổi?
Lịch chuyển nhượng hiện giờ đã nhận nhiều chỉ trích, đáng kể nhất là từ HLV Arsenal Arsene Wenger. Cựu HLV QPR Ian Holloway cũng là người chỉ trích hệ thống chuyển nhượng hiện giờ: “Khung thời gian hiện tại gây ra áp lực khiến nhiều vụ mua sắm chỉ là do hoảng loạn khi những đội bóng đang trong tình cảnh tuyệt vọng”. Các cầu thủ cũng muốn có một khung thời gian thoáng hơn cho việc tìm một chỗ làm mới. “Lịch chuyển nhượng hiện giờ hạn chế tự do của các cầu thủ”, cầu thủ bí mật nói. “Là một người lao động, tôi lẽ ra phải có quyền tự do tìm một chỗ làm khác miễn là tôi chấp nhận bồi thường hợp đồng, chứ không phải xin phép của FIFA”.

Năm 2014, Premier League là giải chi cho chuyển nhượng nhiều nhất (1,6 tỉ USD), tiếp theo là La Liga (823 triệu USD), Serie A (500 triệu USD), Bundesliga (485 triệu USD) và Ligue 1 (190 triệu USD). Manchester United là đội chi mạnh tay nhất, với 3764 triệu USD trong dự án tái thiết của tân HLV Louis van Gaal. Chi cho các tay môi giới trong các vụ chuyển nhượng xuyên quốc gia đã tăng lên mức 300 triệu USD trong năm 2014, trong đó các CLB Anh chi 160 triệu USD.


Mua Walcott vào mùa Đông 2006 là thương vụ lớn hiếm hoi vào tháng 1 của HLV Arsene Wenger

Những vụ mua sắm hoảng loạn
Tháng 1 là khi mua mùa sắm có thể xảy ra lắm chuyện điên rồ, như việc tiền đạo hiện đang chơi cho Peter Odemwingie đã tự ý lái xe từ CLB cũ của anh West Brom tới QPR vì ngỡ một thương vụ đã xong (hóa ra anh nhầm).

Thỏa thuận trị giá 68 triệu USD đưa Andy Carroll tới Liverpool tháng 1/2011 được coi là một trong những thất bại lớn nhất trên thị trường chuyển nhượng, nhưng vẫn không bằng việc Fernando Torres chuyển sang Chelsea trong cùng khoảng thời gian với giá 100 triệu USD. Nhưng cũng có những thành công. Daniel Sturridge gia nhập Liverpool với giá 23 triệu USD tháng 1/2013, trong khi Arsenal bỏ ra 15 triệu USD cho cầu thủ 16 tuổi Theo Walcott năm 2006.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x